Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Tín chỉ dưới góc nhìn của sinh viên
Hiện nay ở nước ta số trường áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ chỉ “đếm được trên đầu ngón tay”. Theo những gì người viết bài được biết, tại Hà Nội mới chỉ một số ít các trường như Đại học Xây dựng, Đại học Dân lập Thăng Long đang áp dụng hình thức đào tạo này. Bắt đầu từ năm học này Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN cũng bắt đầu triển khai học chế tín chỉ vào chương trình giảng dạy cho các khoá mới từ K51.

Nhiều sinh viên không rõ học tín chỉ là như thế nào. Người thì cho rằng: “Học tín chỉ không bao giờ đúp và không phải học lại, được đăng ký môn học tự do, được chọn giảng viên”. Một số khác lại có ý kiến: “Học tín chỉ thời gian học không giới hạn, được đăng ký môn mình thích, những môn dễ học trước. Có thể học cả hè để ra trường sớm”. Theo bạn, đào tạo tín chỉ có ưu điểm gì so với đào tạo theo niên chế khiến chúng ta phải thay đổi phương thức đào tạo đại học hiện nay?

Căn cứ vào chương trình chung được xây dựng với quy định số tín chỉ tối thiểu cần đạt được, sinh viên có thể ghi danh đăng ký một lịch học phù hợp với mình. Sinh viên không phải thi cuối năm, thi tốt nghiệp hay làm luận văn tốt nghiệp, chỉ cần hoàn thành số tín chỉ cần thiết của chương trình trong một thời gian thuận lợi nhất cho mình. Sự lựa chọn mở này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy năng lực cá nhân, phù hợp với nhu cầu và sở nguyện.

Bên cạnh đó đào tạo tín chỉ giúp người học chuyển đổi ngành học, chuyển đổi hình thức đào tạo khi có nhu cầu hoặc có thể kết hợp học để lấy văn bằng hai, ba chuyên ngành khác nhau một cách thuận lợi. Hiệu quả tiết kiệm có thể thấy rõ nhất: tuỳ theo năng lực nhu cầu và hoàn cảnh, sinh viên có thể rút ngắn thời gian đào tạo một năm hoặc kéo dài tối đa là hai năm (đối với hệ đại học 4,5 năm) và ba năm (đối với hệ đại học 6 năm).

Đào tạo tín chỉ có một nguyên tắc quan trọng là đào tạo theo trình độ thực tế của người học. Cụ thể là căn cứ trình độ để xếp lớp nên có ưu điểm là người học đã đạt đến trình độ nào thì được công nhận đến trình độ ấy, không phải học lại từ đầu, tránh được tình trạng cào bằng gây mất thời gian và công sức.

Ngoài ra, phải kể đến là phương thức đánh giá của đào tạo tín chỉ rất chặt chẽ. Đó là đánh giá trong cả quá trình học chứ không phải bằng một kỳ thi kết thúc học kỳ (hay học phần) nên đảm bảo chính xác hơn. Những điểm không đạt sẽ bị loại ra khỏi điểm trung bình chung. Người học cứ phải đạt đủ số tín chỉ mới được công nhận tốt nghiệp. Chuyển sang đào tạo tín chỉ phương thức đánh giá sẽ thay đổi từ điểm số như hiện nay sang đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D, F. Trong đó F là mức chưa đạt yêu cầu phải học và thi lại tín chỉ đó.

Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt, hạn chế của phương thức đào tạo tín chỉ là những khó khăn trong quản lý và cơ sở hạ tầng.

Riêng việc đăng ký tổ chức các lớp học đầu mỗi học kỳ phải nạp và xử lý rất nhiều dữ liệu, chưa kể những phát sinh khác. Các trường còn phải cố vấn học tập tại khoa giúp sinh viên lựa chọn đăng ký các học phần theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện và khả năng. Ngoài ra còn phải đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên..., nên đa phần các trường đại học, cao đẳng ở nước ta chưa áp dụng được.

Đào tạo tín chỉ cũng còn phải tính đến việc quản lý các lớp học và tổ chức các hoạt động tập thể. Nếu áp dụng đại trà ngay trong thời gian này cũng có những hạn chế chưa thể khắc phục như tổ chức Đoàn thể, tổ chức lớp học có thể bị phá vỡ khi sinh viên hoàn toàn chủ động trong cách học cũng như thời gian học. Cùng đó việc đăng ký lựa chọn các tín chỉ phù hợp với sinh viên không phải dễ dàng gì. Sinh viên phải có khả năng tự chủ cao trong việc sắp xếp lộ trình học tập.

Tuy nhiên nếu khắc phục được những hạn chế trên và phát huy những mặt tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ đưa nền giáo dục Việt Nam đi theo xu hướng phát triển chung và tiến gần hơn với nền giáo dục thế giới.

Chắc chắn nếu áp dụng thành công phương thức đào tạo này sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói riêng sẽ năng động, chủ động và tích cực hơn trong học tập. Nhưng làm thế nào để thực hiện được, điều đó phụ thuộc trước hết vào bản thân mỗi sinh viên chúng ta.

 Nguyễn Thị Huyền Trang, K 50B Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN
Theo Nội san 334 - số 28 - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   |