Tin tức chung
Home   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Khoa học xã hội và nghiên cứu chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sáng 19/3/2016, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị với chủ đề "Khoa học xã hội và nghiên cứu chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước giai đọan 2005-2015 và định hướng giai đoạn tiếp theo”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và chỉ đạo hội nghị. 

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định phát triển khoa học công nghệ và giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước đã dành 2% tổng chi ngân sách cho khoa học công nghệ.

Trong khuôn khổ chương trình chính thức của hội nghị, Phó Giám đốc thường trực ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã trình bày báo cáo của ĐHQGHN về những hoạt động khoa học công nghệ trong 5 năm gần đây (ảnh trên).

Theo đó, triển khai Luật Giáo dục đại học năm 2012, ĐHQGHN đã từng bước chuyển đổi mô hình đầu tư hướng tới hình thành các đại học nghiên cứu, qua đó hình thành các tổ chức khoa học công nghệ mạnh của Việt Nam, góp phần làm nền tảng cho công cuộc CNH-HDH. Tổ chức hoạt động KHCN ở ĐHQGHN gắn chặt với giải quyết nhu cầu ứng dụng thực tiễn và chuyển giao KHCN của địa phương, doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động khoa học công nghệ đào tạo sinh viên và học viên sau đại học, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tổ chức chuyển đổi mô hình của các Viện và trung tâm nghiên cứu theo hình thức tự chủ của Nghị định số 115/2005 của Chính phủ và theo hướng KHCN gắn với nhu cầu thực tiễn cụ thể của đất nước.

Hiện tại, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp ĐHQGHN đã được định hướng và quy hoạch theo 4 nhóm lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; khoa học công nghệ và kỹ thuật; khoa học tự nhiên và sự sống và khoa học liên ngành.

Đối với nghiên cứu KHXH&NV, ĐHQGHN tập trung nghiên cứu tư vấn chính sách về mô hình phát triển cho các vùng miền. Trong những năm qua các nghiên cứu tư vấn phát triển bền vững vùng Tây Bắc với các chính sách liên kết vùng, hay các mô hình phát triển dựa vào sinh kế du lịch đã đóng góp vào sự phát triển chung như các công trình: Quy hoạch phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Hà Giang, hội thảo về tổng kết 30 năm đổi mới; xây dựng các chính sách quản trị tinh gọn tronng hệ thống doanh nghiệp, hay mô hình tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp,…

Các nghiên cứu của ĐHQGHN đồng thời hướng tới tạo nên các công nghệ lõi cho ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ của đất nước. Nhiều sản phẩm công nghệ cao của ĐHQGHN được xã hội đánh giá cao như CHIPS về truyển dữ liệu lớn.

Đội ngũ cán bộ khoa học ở ĐHQGHN đã nghiên cứu tạo ra các dòng sản phẩm cho nền công nghiệp sinh học và công nghiệp trong nông nghiệp của Việt Nam. Điển hình là các sản phẩm: phân vi sinh, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi sinh học; dầu sinh học (Biodiesel-5), các bộ kít chuẩn đoán sớm bệnh ung thư,…

Bên cạnh đó, hướng tới tạo ra năng lượng sạch và tái tạo không phát thải CO2 như năng lượng địa nhiệt cho phát điện, sửa ấm, sấy khô nông sản dự kiến triển khai tại Điện Biên. Hay các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các khu vực đễ bị tổn thương như các đập thủy điện và các vùng hay bị tai biến lũ quét và trượt lở đất đá.

Kể từ năm 2013, khi Thủ tướng Chính phủ giao cho ĐHQGHN làm cơ quan chủ trì chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về phát triển bền vững vùng Tây Bắc, ĐHQGHN đã tổ chức trên 30 nhiệm vụ KHCN gắn với việc tập hợp trên 300 nhà khoa học có uy tín và tâm huyết triển khai các nhiệm vụ. Mục tiêu của chương trình là xây dựng được triết lý phát triển cho vùng Tây Bắc với các mô hình sinh kế cụ thể, hình thành bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành phục vụ điều chỉnh và xây dựng các quy hoạch phát triển trong bối cảnh yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển nông thôn mới. Chuyển giao các công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực vùng Tây Bắc để khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm có giá trị kinh tế cao theo hướng bền vững.

>>> Các tin bài liên quan

- ĐHQGHN tham gia Hội nghị giám sát việc thực hiện phát triển khoa học công nghệ vùng Tây Bắc của Quốc hội

 Ngọc Diệp - VNU Media
  Print     Send
Others