KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Home   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Giải thưởng Khoa học - Công nghệ  >   Các giải thưởng khác
Các giải thưởng khác

 

TT

Danh hiệu

Chủ nhiệm đề tài, dự án, hợp đồng, thời gian thực hiện

Hiệu quả kinh tế - xã hội

1

Màng lọc dịch tiêm truyền composite

- Cúp Vàng Techmart 2007

 

Dự án mã số SXT.06.03: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất màng lọc dịch tiêm truyền composite”. Chủ trì: PGS.TS. Lê Viết Kim Ba, PGS. TS. Bùi Duy Cam – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. Thời gian: 4/2006-4/2008.

Màng lọc dịch tiêm truyền composite có độ bền cơ học cao, độ lưu giữ tốt, năng suất lọc cao và đạt các tiêu chuẩn về chất lượng đối với màng lọc dịch tiêm truyền do Bộ y tế quy định, được sử dụng rất tốt cho các máy lọc công suất lớn đáp ứng nhu cầu cao trong sử dụng thuốc tiêm dịch truyền và vắcxin trong nước, giúp ngành dược trong nước có thể hoạt động ổn định, không bị phụ thuộc vào các công ty màng lọc của nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ và giảm chi phí sản xuất thuốc. Sản phẩm màng lọc mang nhãn hiệu Diamond đã được thưởng cúp vàng tại hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam 2007

Màng lọc đã được sử dụng tại một số cơ sở Y tế trong nước như:

+ Công ty Dược vật tư Y tế Thanh Hóa

+ Xí nghiệp Dược phẩm trung ương V ở Đà Nẵng

+ Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định

2

Mô hình dự báo khí tượng, sóng và nước biển dâng

- Cúp Vàng Techmart 2006

Đề tài “Dự báo trường khí tượng thủy văn biển đông” của GS.TS. Trần Tân Tiến, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, thời gian: 2003-200.

Mô hình là cơ sở tin cậy để đưa ra các dự báo khí tượng, thủy văn phục vụ công tác dự báo bão, lũ và các hiện tượng thiên tai khác trong đất liền và ngoài biển đông. Mô hình dự báo được ứng dụng nhằm có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. 

Mô hình được ứng dụng tại các Trung tâm, đài, trạm khí tượng thủy văn trên toàn quốc

3

Công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum Silicate

- Cúp Vàng Techmart 2007

Chủ trì: KS. Nguyễn Đức Tâm – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tự nghiên cứu phát triển, thời gian 2003-2005.

Cung cấp sản phẩm gạch chịu lửa cách nhiệt sản xuất từ công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum cho ngành công nghiệp lò nung thay thế hàng nhập khẩu với chất lượng tương đương, giá thành thấp hơn hàng ngoại nhập.

Sản phẩm đã được lưu thông trên thị trường và đã khẳng định được uy tín chất lượng, được nhiều cơ sở công nghiệp sử dụng

4

Công nghệ sản xuất và chế biến nấm dược liệu

- Cúp Vàng Techmart 2007

- 2 sản phẩm được giải Giải Tinh hoa Việt Nam (Triển lãm Diễn đàn APEC hội nhập)

PGS.TS. Nguyễn Thị Chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. Đề tài theo nghị định thư Việt Nam – Hàn Quốc, phát triển công nghệ sản xuất nấm dược liệu phục vụ tăng cường sức khỏe, thời gian: 2003-2005.0

Nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với nấm ăn. Giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y như viêm gan B, tiểu đường, ung thư, HIV (đã qua thử nghiệm). Đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

Một số bệnh viện ở Hà Nội (Bệnh viện GTVT, Bệnh viện K, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Hà Tây). Sản phẩm từ nấm dược liệu được sản xuất theo công nghệ của ĐHQGHN đang lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước.

5

Phần mềm tổ chức quản lý và chấm thi trắc nghiệm (MRTEST)

- Giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2006

- Cúp Bạc Techmart 2007

ThS. Đào Kiến Quốc, Trung tâm Công nghệ Phần mềm, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. Năm 2006, phần mềm do TT tự nghiên cứu và phát triển

Phần mềm đã hỗ trợ cho công tác quản lý và chấm thi trắc nghiệm, đáp ứng nhu cầu trong nước về dịch vụ này.

Phần mềm đã được cung cấp cho nhiều cơ sở đào tạo đại học cao đẳng sử dụng trên toàn quốc. Doanh số hợp đồng 2007 là 3 tỷ đồng

6

Hệ thống dẫn đường quán tính

- Giải Ba Nhân tài đất Việt 2008

Đề tài trọng điểm ĐHQGHN: “Nghiên cứu tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính trên cơ sở cảm biến vi cơ điện tử phục vụ điều khiển dẫn đường phương tiện chuyển động” mã số QGTĐ.05.09. Chủ trì GS.TSKH. Nguyễn Phú Thùy, Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. 2005-2007.

 

Hệ thống dẫn đường quán tính phục vụ tốt cho việc dẫn đường các vật thể chuyển động trên mặt đất và đặc biệt thích hợp cho các vật thể bay với tốc độ không quá cao (cỡ vài trăm km/h). Hiện nay đã có hệ thống dẫn đường vệ tinh được xây dựng như GPS của Mỹ, GALILEO của Châu âu…, ở nước ta các thiết bị dẫn đường, dịch vụ vệ tinh và thiết bị dẫn đường khác dùng cho phương tiện chuyển động đều là các thiết bị nhập ngoại hoàn toàn. Tuy nhiên khi sử dụng các hệ thống này thì việc lệ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa có nhiều sản phẩm quan trọng mà các nước không thể chuyển giao hoặc giá thành chuyển giao công nghệ là rất lớn. Chính vì vậy nước ta cần có nghiên cứu độc lập, làm chủ công nghệ quan trọng này, tiết kiệm ngân sách của quốc gia.

Hệ thống đã được thử nghiệm dưới tác động môi trường khai thác sử dụng đặt ra trong phòng thí nghiệm và trên đối tượng chuyển động và đang trong quá trình thử nghiệm thực địa.

7

Sách: “Địa chí cổ loa”

- Giải Bạc sách hay toàn quốc 2008 của Hội Xuất bản Việt Nam

- Giải đồng sách đẹp toàn quốc của Hội Xuất bản Việt Nam

NXB Hà Nội - 2007

Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS. Vũ Văn Quân, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển – ĐHQGHN, 2006-2007.

Đây là nghiên cứu toàn diện về vùng Cổ Loa và phụ cận, là cuốn sách có giá trị phục vụ cho đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

8

“Khẩu trang y tế”

Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 782 theo Quyết định số15372/QĐ-SHTT ngày 20/7/2009

PGS.TS. Phạm Văn Nho

Trường Đại học KHTN

Sản phẩm khẩu trang dùng trong y tế có tác dụng diệt khuẩn, cụ thể là diệt được vi khuẩn và virut gây bệnh qua đường hô hấp bằng cách sử dụng công nghệ nano

9

“Công nghệ nhân nuôi côn trùng phục vụ bảo tồn sinh học” 

Cúp vàng Techmart Việt Nam ASEAN+3 năm 2009

GS.TS. Bùi Công Hiển

Trường Đại học KHTN

- Sử dụng nhân nuôi làm thức ăn cho chim yến, tắc kè, tê tê và một số động vật quý hiếm hay có giá trị kinh tế khác

- Sử dụng nhân nuôi để bảo tồn các loài côn trùng quý hiếm, phục vụ làm thực phẩm bổ dưỡng (Dibabyplex - Công ty TNHH Tự nhiên), nguyên liệu cho thuốc Đông y và các sản phẩm văn hóa khác

- Sử dụng các bộ sưu tâp để phục vụ giảng dạy (VD: Vườn bướm)

10

“Vi mạch mã hóa tín hiệu video VENGME H.264/AVC”

Giải Nhì Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2015

PGS.TS Trần Xuân Tú và nhóm nghiên cứu

Trường Đại học Công nghệ

Sản phẩm được thiết kế nhắm tới các ứng dụng như camera an ninh, camera giao thông, camera giám sát hiện trường hay đơn giản là các camera giám sát toà nhà, trường học, các địa điểm công cộng… và các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy quay video. Ngoài ra, việc làm chủ được công nghệ thiết kế mạch tích hợp và có khả năng giải quyết các vấn đề công nghệ hiện đại, cho phép triển khai thiết kế các vi mạch quan trọng phục vụ cho lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia bằng nội lực.

11

Cụm công trình “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson - Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod”

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2014

GS. TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Công trình đặc trưng được tất cả các đồng cấu của đại số Dickson-Mui (mang tên nhà toán học Huỳnh Mùi của Việt Nam), chứa đựng những ý tưởng độc đáo và đem lại những nhận thức mới về những cấu trúc được nghiên cứu.

Công trình được công bố trên Tạp chí Mathematische Annalen 353 (2012), 827- 866.

12

Công trình “Xấp xỉ và khôi phục tín hiệu có số chiều rất lớn trên lưới thưa”

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015

GS.TSKH Đinh Dũng

Viện Công nghệ thông tin

Công trình là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với bài toán tổng quát về xấp xỉ nhiều chiều, kết nối giữa lý thuyết xấp xỉ hàm nhiều biến kinh điển và các vấn đề hiện đại của toán học tính toán. Lý thuyết xấp xỉ hàm số nhiều biến - cơ sở của toán học tính toán và khoa học máy tính, có nhiều ứng dụng trong giải số phương trình đạo hàm riêng, xử lý ảnh, khôi phục tín hiệu.

Công trình đã được đăng trên tạp chí Foundations of Computational Mathematics, 13(6), 965-1003, là tạp chí đứng thứ năm trong lĩnh vực toán học tính toán do SCImago xếp hạng.

13

Công trình “Nghiên cứu sự giải phóng Kali đi kèm với quá trình hòa tan Phytolith trong rơm rạ”

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Nghiên cứu này cung cấp thêm những thông tin chuyên sâu về thành phần và đặc tính của rơm rạ, là cơ sở khoa học cho các biện pháp quản lý và tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ nguồn “tài nguyên” rơm rạ vô cùng dồi dào ở nước ta, mặt khác cảnh tỉnh việc xuất khẩu rơm rạ (chứa lượng rất lớn kali và các chất dinh dưỡng khác) có thể gây tổn thất kinh tế cho người dân khi họ phải tái đầu tư một lượng phân bón nhiều hơn cho cây trồng.

Nghiên cứu cũng gợi ý về khả năng tách chiết kali từ rơm rạ để sản xuất phân bón. Phân kali là loại phân bón chúng ta đang phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài vì vậy việc tách chiết và tái sử dụng sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho người dân.

14

“DoIT - Hệ thống hỗ trợ nâng cao chất lượng văn bản”

Giải Nhì Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2017

Nhóm tác giả của PGS.TS Phạm Bảo Sơn

Trường Đại học Công nghệ

DoIT gồm hai tính năng cơ bản là kiểm lỗi chính tả và phát hiện trùng lặp cho tài liệu tiếng Việt. Hệ thống có thể xử lý các tài liệu ở nhiều định dạng phổ biến hiện nay: doc, docx, pdf, ppt,...Với chức năng kiểm lỗi chính tả, DoIT ngoài việc chỉ ra các từ bị lỗi còn đề xuất từ đúng thay thế. Chức năng phát hiện trùng lặp sẽ chỉ ra câu/đoạn trong văn bản được kiểm tra trùng lặp với câu/đoạn của tài liệu có trong cơ sở dữ liệu (CSDL) của hệ thống. Có ba mức trùng lặp gồm cao, thấp, và trung bình và được thể hiện bằng ba màu. Người dùng có thể chia sẽ, gửi tài liệu qua hệ thống.

15

Huy chương Pushkin năm 2017

PGS.TSKH. Nguyễn Thị Tuyết Mai

Khoa Quốc tế

Thúc đẩy sự hiểu biết và tình hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga

16

“Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến nhiều chiều có khối lượng” (Higher dimensional nonlinear massive gravity)

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018

TS. Đỗ Quốc Tuấn

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

 

17

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018

Tập thể nữ cán bộ Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Hướng nghiên cứu về công nghệ xử lý, tận dụng chất thải, các nữ nhà khoa học Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai áp dụng thử nghiệm, thực tế một số mô hình xử lý nước thải sản xuất công nghiệp và cải thiện môi trường nước mặt, như các đề tài: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm; Nghiên cứu chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao; xử lý nước thải với nồng độ chất hữu cơ cao; chế tạo vật liệu xử lý ô nhiễm từ các chất thải,… Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu nổi bật trong hướng nghiên cứu về phân tích đánh giá môi trường gồm: Nghiên cứu về asen và các hợp chất nitơ trong nước ngầm; Bộ kít thử và phương pháp xác định nhanh amoni trong các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống,…. Các nghiên cứu đều thể hiện tính tiên tiến và định hướng ứng dụng cao.

18

Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2018

TS. Đào Sỹ Đức

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

 Lĩnh vực Công nghệ Môi trường

19

Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2019

TS. Hoàng Văn Xiêm

Trường ĐH Công nghệ

 

20

Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2021

ThS. Lê Hoàng Quỳnh

Trường ĐH Công nghệ

Lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông

21

Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2022

TS. Chu Đức Hà

Trường ĐH Công nghệ

Lĩnh vực Công nghệ Sinh học

 

 

 VNU Media - Ban KHCN
  Print     Send to friends