Chương trình KHCN cấp ĐHQGHN
Home   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Chương trình, dự án, đề tài  >   Chương trình KHCN cấp ĐHQGHN
Mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của khung chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN mã số QGCT.14.03 “Tích hợp và phát triển bền vững các nguồn năng lượng tái tạo”

1. Mục tiêu
1.1. Tiếp thu, làm chủ và áp dụng một số công nghệ khả thi để triển khai các ứng dụng cụ thể sử dụng các nguồn năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và năng lượng gió phục vụ cuộc sống.
1.2. Nghiên cứu phát triển các công nghệ mới sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo tương lai ở Việt Nam.
1.3. Chuyển giao một số dự án sản xuất năng lượng tái tạo cho địa phương, doanh nghiệp.
1.4. Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh về năng lượng tái tạo, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2. Nội dung chương trình
2.1. Nghiên cứu và áp dụng một số công nghệ khả thi để triển khai sử dụng các nguồn năng lượng nguồn năng lượng tái tạo
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu mỡ phế thải và thực vật có dầu.
- Nghiên cứu chế tạo các tấm pin mặt trời bằng công nghệ plasma ở áp suất khí quyển.
2.2. Nghiên cứu các công nghệ mới phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất xúc tác chế biến dầu mỏ và nhiêu liệu sinh học bằng vật liệu mao quản trung bình.
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất pin mặt trời bằng vật liệu mao quản trung bình thay thế silic.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ và sơ đồ kỹ thuật cho khai thác phát điện ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot sử dụng năng lượng địa nhiệt.
- Nghiên cứu quy trình công nghệ tách hydro từ nước biển.
- Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm các hệ thống lưu trữ và chuyển đổi năng lượng sử dụng vật liệu có cấu trúc nanô.
- Nghiên cứu máy phát điện sức gió xách tay sử dụng cho canô, tàu thuỷ.
2.3. Nghiên cứu chuyển giao một số dự án sản xuất năng lượng tái tạo
- Chuyển giao dự án sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu mỡ phế thải cho địa phương.
- Chuyển giao dự án trồng các loài cây có dầu trên các vùng đất hoang hóa và đất ô nhiễm và công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất pin mặt trời và pin nhiên liệu quy mô pilot.
- Triển khai xây dựng pilot khai thác sản xuất năng lượng địa nhiệt quy mô thí nghiệm với công suất 2,55 kW.
2.4. Đào tạo nhân lực và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh
- Xây dựng 3 nhóm nghiên cứu mạnh có trình độ và năng lực nghiên cứu cấp khu vực, đảm bảo cho việc triển khai nghiên cứu thành công, bền vững và hiệu quả các hướng nghiên cứu trọng tâm của chương trình ở giai đoạn tiếp theo, tiến tới xây dựng PTN trọng điểm hoặc Trung tâm xuất sắc năng lượng.
- Tổ chức đào tạo ngắn hạn cán bộ quản lý và triển khai các dự án phát triển năng lượng theo nhu cầu địa phương và doanh nghiệp.
- Phát triển và tổ chức đào tạo chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành về năng lượng ở tất cả các bậc học.
3. Sản phẩm chủ yếu của Chương trình
3.1. Quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học
- Quy trình công nghệ sạch, đồng dung môi, 1 giai đoạn và 2 giai đoạn, hiệu quả và tính cạnh tranh cao, ít chất thải, ít độc tố để sản xuất diesel sinh học quy mô công nghiệp ~ 10 tấn/ngày, đạt TCVN 78672008 và tiêu chuẩn Mỹ ASTM D6751.
- Quy trình công nghệ chế tạo phụ gia hạ nhiệt độ đông đặc của Biodoesel xuống dưới 0oC với hàm lượng khoảng 300 ppm, quy mô 50kg/mẻ.
- Quy trình kỹ thuật pha chế, bảo quản và bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng nhiên liệu Biodiesel B5, B10, B20, B100.
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời
- Công nghệ sản xuất pin mặt trời trong môi trường plasma ở áp suất khí quyển.
- Vật liệu mới mao quản trung bình thay thế silic để sản xuất pin mặt trời.
3.3. Quy trình công nghệ sản xuất năng lượng địa nhiệt
- Mô hình, sơ đồ công nghệ và sơ đồ kỹ thuật các trạm năng lượng địa nhiệt quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot.
- Pilot khai thác sản xuất năng lượng địa nhiệt quy mô thí nghiệm 2,55 kW và quy mô trên 5 KW.
- Bản đồ cấu trúc bồn nhiệt tỷ lệ 1/500 khu vực Quang Hanh (Quảng Ninh), Uva (Điện Biên), Bang (Quảng Bình).
3.4. Đào tạo và xây dựng nhóm nghiên cứu
- Quy trình triển khai đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực nhân lực của Chương trình.
- 03 nhóm nghiên cứu mạnh.
- 03 chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

 Phương Thanh - (Theo Quyết định số 848 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN)
  Print     Send