Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
GS.TS Vũ Trung Tạng, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

Họ và tên: Vũ Trung Tạng

Sinh ngày: 29/9/1939

Đảng viên: 05/01/1964

Quê quán: Xã Đại An, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Chỗ ở hiện nay: Tập thể ĐHTH, 51 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: Nhà riêng: 04 8211425, Di động: 0912 50 21 24, Cơ quan: 04 8582331

Email: vutrungtang@yahoo.com

Được nhận học vị Tiến sĩ 1972 tại Đại học tổng hợp Quốc gia Odessa, mang tên Mechnhikov (Liên xô cũ).

Được phong học hàm Giáo sư, Giảng viên cao cấp.

Nơi công tác: Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN (đã nghỉ hưu).

Chuyên ngành: Ngư loại - Thuỷ sinh vật học và Sinh thái học - Môi trường.

I. Quá trình công tác:

1. Công tác chính quyền:

· 1964-1967: Cán bộ phòng Giáo vụ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

· 1969-1970: Chi uỷ viên và Đơn vị trưởng lưu học sinh trường ĐHTHQG Odessa.

· 1977-1978: Giáo vụ, khoa Sinh học, ĐHTHHN.

· 1978-1987: Phó Chủ nhiệm khoa Sinh học, ĐHTHHN.

· 1988-1992: Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHTHHN.

· 1992-4/2005: Giảng viên chính và giảng viên cao cấp, khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

· 01/4/2005: Nghỉ hưu

2. Công tác Đảng:

- 1977: Chi uỷ viên, chi bộ Khoa Sinh học.

- 1978-1988: Bí thư Chi bộ khoa Sinh học, ĐHTHHN.

- Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Trường ĐHTHHN khoá XVI, XVII.

- Uỷ viên Ban Thường vụ, Đảng bộ Trường ĐHTHHN khoá XVIII.

3. Công tác công đoàn:

- Thư ký công đoàn phòng Giáo vụ (1965-1966)

- Uỷ viên Ban chấp hành công đoàn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1965-1966.

4. Các công tác xã hội khác :

- Uỷ viên Hội đồng Khoa học Trường ĐHTHHN nhiều năm.

- Uỷ viên Hội đồng khoa học Khoa Sinh học liên tục nhiều năm.

- Hội viên các hội Khoa học: Hội Sinh học, Hội Sinh thái học, Hội những người giảng dạy Sinh học, Hội Môi trường TP Hà nội, Hội Biển,...

II. Hoạt động khoa học:

· Các công trình khoa học đã công bố:

  1. Một số dẫn liệu về đặc điểm phân loại, sinh học của cá mòi và ý nghĩa kinh tế của nó. Trích trong "Điều tra thuỷ sản nước ngọt", Nxb KHKT, tập I, tr. 84-98. 1971.
  2. chthyoplankton vùng Burnaskii và ảnh hưởng của sự ngọt hoá lên nó (Tiếng Nga). Báo cáo KH tại hội nghị khoa học nghề cá toàn Liên Bang Xô viết, "Triển vọng phát triển ngề cá biển Đen", Odessa. Tóm tắt báo cáo, tr. 121 (Tiếng Nga). 1971.
  3. Đặc điểm thuỷ sinh vật và đặc tính sinh học của một số loài cá nổi vùng Burnaskii, Tây bắc biển Đen (Tiếng Nga). Báo cáo KH tại hội nghị khoa học nghề cá toàn Liên Bang Xô viết, "Triển vọng phát triển ngề cá biển Đen" , tr. 76. 1971.
  4. Nguồn lợi thuỷ sản các đầm phá phía nam sông Hương và những vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi đó (đồng tác giả). T. tập NCB, tập I, phần I, tr.301-315. 1978.
  5. Issues on the Protection of the Marine Environment and Related Ecosystems in Vietnam. Country Report in the Region Meeting of ESCAP, Bangkok, Thailand, VIII/1980 .
  6. The Aquatic Resources of the Mekong river Estuarine Ecosystems. Abstract of the Congress, Section E5, the Pacific Science Congress, New Zealand. 1982.
  7. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam. Trích trong Nội san "Khí tượng thuỷ văn", n. 4 +5 (256-257), tr. 20- 26, Hà nội và trong "Các vấn đề về môi trường”, UBKHKT NN, HN, Tr. 228-236. 1982
  8. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của các hệ sinh thái cửa sông ven biển Việt Nam là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong chương trình quốc gia về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt nam, giai đoạn 1981-1985. Báo cáo khoa học tại hội nghị Quốc gia "Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường", Hà Nội, tr. 75-84. 1983.
  9. Cấu trúc sinh thái của khu hệ cá cửa sông ven biển và nghề cá cửa sông ven biển Việt Nam (đồng tác giả). Báo cáo khoa học tại hội nghị Quốc gia "Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường", Hà Nội, tr. 112-127. 1983.
  10. Những dẫn liệu bước đầu về thành phần các loài cá trong rừng ngập mặn Minh Hải. Báo cáo tại hội thảo khoa học Quốc gia về "Hệ sinh thái rừng ngập mặn", Trường ĐHSP I, HN. 1984.
  11. Cấu trúc của khu hệ cá vùng cửa sông ven biển Thái Bình (đồng tác giả). Thông báo KH của các trường ĐH. Nxb ĐHTHCN, HN, tr. 100-114. 1986.
  12. Đặc tính sinh học của cá lẹp vàng Setipinna taty (Cuvier & Valenciennes) ở vùng cửa sông ven biển Thái Bình. Tuyển tập các công trình NCKH, khoa Sinh học, ĐHTH HN, tr. 62-69. 1986.
  13. Một số vấn đề về điều tra nghiên cứu sinh thái học và bảo vệ môi trường vùng cửa sông (Phương pháp luận nghiên cứu). Hội thảo về "Điều tra tổng hợp vùng", UBKHKT NN, Hà Nội, tr. 76-87. 1986.
  14. Bảo vệ vùng cửa sông và các hệ sinh thái liên đới là nhiệm vụ cấp bách trong chiến lược bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển. Tạp chí Thuỷ sản, n.3, tr. 6-14. 1987.
  15. Một vài vấn đề nghiên cứu vùng cửa sông ven biển ở nước ta. Tạp chí KH, ĐHTH HN, n. 3, tr. 58-62. 1987.
  16. Nguồn gen cá nước ngọt thuộc khu vực Hà Nội. Tạp chí Thuỷ sản, N.1, HN, tr. 5-11. 1987.
  17. Những đặc trưng sinh thái học cơ bản của các đầm nuôi thuỷ sản nước lợ vùng cửa sông ven biển Thái Bình. Tạp chí KH, ĐHTH HN, N.2, HN, tr. 48- 53. 1988.
  18. Đặc điểm về mối quan hệ dinh dưỡng của các đối tượng nuôi trong đầm nước lợ và vấn đề nâng cao năng suất vực nước (đồng tác giả). Tạp chí Thuỷ sản, n. 4, HN, tr. 14-18. 1988.
  19. Cấu trúc sinh thái học của khu hệ cá cửa sông Việt Nam (tiếng Nga). Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Xô viết, “Sinh học các vùng nước ven bờ Việt nam, Viễn Đông, 131-135. 1988.
  20. Điều tra tổng hợp vùng cửa sông phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tạp chí Kế hoạch hoá, HN, N. 4, tr. 19-22. 1989.
  21. Động vật nổi (Zooplankton) ở vùng cửa sông ven biển Thái Bình (đồng tác giả). Tuyển tập báo cáo, Hội nghị KH Biển toàn quốc lần III, Hà Nội, tập 1, tr. 271-279. 1991.
  22. Sinh khối tảo Silic vùng cửa sông Thái Bình (đồng tác giả). Tuyển tập báo cáo, Hội nghị KH Biển toàn quốc lần III, Hà Nội, tập 1, tr. 260-279. 1991.
  23. Đặc điểm sinh thái vùng cửa sông Cửu Long và hướng sử dụng hợp lý nguồn lợi vùng nước. Tạp chí Thuỷ sản, n. 2, Hà nội, tr. 2-7. 1991.
  24. Mối quan hệ giữa một số yếu tố sinh thái và thuốc trừ sâu đối với đời sống của các loài cá diệt bọ gậy của muỗi truyền bệnh: cá đuôi cờ (Macropodus opercularis L.) ( đồng tác giả). Tạp chí Khoa học, ĐHTH HN, số 3, tr. 34-38. 1991.
  25. Những điều kiện thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh vật tại các ao nuôi cá Thịnh Liệt (đồng tác giả). Tạp chí KH, ĐHTH HN, n.1, tr. 55-59. 1994.
  26. Nhu cầu thức ăn của cá Lẹp cam (Thrissocles kammalensis) và cá Lành canh đỏ (Coilia mystus) ở vùng cửa sông ven biển Nam Hà (đồng tác giả).Tạp chí KH, ĐHTH Hà Nội, n. 4, tr. 58-61. 1994.
  27. Impact of Ecological Factors in Coastal Estuaries on Aquaculture Development in Vietnam. National Workshop on Environment and Aquaculture Development, NACA, Ministry of Fisheries of SRV and ECIP. Hai Phong, p. 415-419. 1994.
  28. Actual Status of Natural Resources and Environmental Quality of Vietnam"s Coastal Zone. Report in International Workshop on "Off-shore Oil and Gas Development in Continental Southeast Asia: Environmental Policy and Regulation", Songkhla, Thailand, June. p. 10-12. . 1995.
  29. Management of the Biodiversity and Biological Resources of the Estuarine Area of the Red river System. In: "The Relationship between Mangrove Reforestation and Coastal Aquaculture in Vietnam". Proceeding of the National workshop, CRES-ACTMANG, Hue, p. 155-161. 1996.
  30. Nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông và hậu quả sinh thái gây ra do hoạt động của con người. Tuyển tập báo cáo KH, Hội nghị Sinh học biển toàn quốc lần I, Viện Hải dương học Nha Trang, tr. 79-85. 1997.
  31. Hệ sinh thái. Sinh học ngày nay, Hội các ngành Sinh học Việt Nam, T.2 N.1 (3), tr. 1-4. 1997.
  32. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Krông Ana (Đắc Lắc) (đồng tác giả). Tạp chí Sinh học, Tập 19, số 1,Hà Nội, tr. 25-39. 1997.
  33. Rạn san hô - Những lâu đài của chốn thuỷ cung. Sinh học ngày nay, Hội các ngành Sinh học Việt Nam, T.3, N 1 (7), tr. 3-4. 1997.
  34. Đánh giá khả năng tự khôi phục số lượng của quần thể cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa L.) và đề ra các biện pháp nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi. Tạp chí Sinh học, Tập 19, số 2, Hà Nội, tr. 5-10. 1997.
  35. Bach Dang Estuarine ecosystem and human impacts on its existing and development (et al.). In: Management and conservation of coastal biodiversity in Viet Nam. World Environment Resources Program The John D. and Catherine T. MacArthur Foundation, Ha noi, p. 73-76. 1997.
  36. Coastal and Marine Environmental Management in Vietnam. Country Report in the Seminar on "Coastal and Marine Environmental Management in Asia and the Pacific ", EDI-WB-TCD-MFA, Singapore (et al.). 1997.
  37. Trái đất nóng lên - Một hiểm hoạ lớn đối với nhân loại. Sinh học ngày nay, Hội các ngành Sinh học, T.3, N. 4, tr. 59-60. 1997.
  38. Sự suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản đầm Trà Ổ liên quan đến quá trình diễn thế của đầm. Tuyển tập báo cáo khoa học của Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, 12- 13 / 11/ 1998, Hà Nội, tập II, tr. 1124-1131. 1998.
  39. The role of mangroves to biodiversity and marine resources (et al.,). Proceeding of the National Workshop “Sustainable and economycally efficient utilization of natural resources in mangrove ecosystem“. CRES, VNU-ACTMANG, JAPAN, Nha Trang City, 1-3 Nov, 1998. Hanoi, p. 9-15. 1999.
  40. Assessment of the changes of mangroves in Yen Hung District (Quang Ninh Province) in 1965-1993 period by GIS (et al.). Proceeding of the National Workshop “Sustainable and economycally effectient utilization of natural resources in mangrove ecosystem“.CRES, VNU - ACTMANG, JAPAN, Nha Trang City, 1-3 Nov.1998, Hanoi, p.16- 22. 1999.
  41. Assessment of the changes of mangrove area in Cua Luc Bay, Quang Ninh Province in 1965 - 1993 period by aerophotographs (et al. ). Proceeding of the National Workshop “Sustainable and economycally efficient of natural resources in mangrove ecosystem”. CRES,VNU- ACTMANG, JAPAN, Nha Trang, 1-3 November, 1998, Hanoi, p. 23- 28. 1999.
  42. Thành phần các loài cá đầm Trà Ổ và sự biến đổi của nó liên quan với quá trình diễn thế cuản đầm. Tạp chí Sinh học, tập 21, số 4, tháng 12, HN, 41- 48. 1999.
  43. Khảo sát và đánh giá sự biến đổi cảnh quan của các huyện ven biển tỉnh Quảng Ninh bằng phương pháp viễn thám và GIS (đồng tác giả). Trong Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học. Tuyển tập các công trình Hội thảo Quốc gia về Sinh học, Hà Nội, 586-591. 2000.
  44. Thiết lập hệ thống thông số và quan trắc biến động đa dạng sinh học cho vùng cửa sông Bạch Đằng và Bà Lạt (đồng tác giả). Trong Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học. Tuyển tập các công trình Hội thảo Quốc gia về Sinh học, Hà Nội, 566-571. 2000.
  45. Các hệ sinh thái cửa sông và những định hướng cho sử dụng bền vững. Hội nghị khoa học, Khoa Sinh học, 24/11/2000, Hà Nội. 2000.
  46. Dynamics of the Landscape and Pollution of Environment of Coastal Wetland of Hai Phong-Quang Ninh caused by human activities. In Proceeding of CAFEO 2000, 18th Conference of ASEAN Federation of Engineering Organizations. ASEAN Engineering Cooperation for the Development of the New Millennium, Hanoi, November 22-24, 2000, VUSTA & AFEO, T.2, p. 848-856. 2000.
  47. Thuỷ triều đỏ - Một hiểm hoạ đối với cư dân các vùng biển. Sinh học Ngày nay, T.6 N. 3 (21). Hội sinh học thuộc Liên hiệp các hội KH VN, HN, 40-41. 2000.
  48. Nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông ven biển - Tiềm năng quan trọng cho sự phát triển một nghề cá bền vững. Tuyển tập cáo cáo khoa học, Hội thảo quốc gia về nuôi trồng thủy sản. Bắc Ninh, 21-28. 2000.
  49. Duy trì đa dạng sinh học cho sự phát triển một nghề cá bền vững. Tạp chí Thủy sản, số 4, Hà Nội, tr. 22-24+29. 2002.
  50. Quản lý đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật trong các đầm phá miền Trung cho sự phát triển bền vững. Tạp chí Thủy sản, s.6, HN, tr. 19 - 22. 2002.
  51. Đất ngập nước Vân Long và vai trò của nó trong việc bảo tồn Đa dạng sinh học. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học Sinh học. Nxb KHKT, Hà Nội, 225-229. 2003.
  52. Quản lý đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật của vùng cửa sông thuộc châu thổ Bắc bộ cho sự phát triển bền vững (lấy cửa Bà Lạt làm ví dụ). Tạp chí Sinh học, N 25(2a), Hà Nội, 12-20. 2003.
  53. Đánh giá tác động của hồ chứa Định Bình lên môi trường thuộc lưu vực sông Côn, tỉnh Bình Định (60 tr). Lưu trữ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi, Bộ NN&PTNT, Hà Nội. 2003.
  54. Những quan điểm và sự phân loại đất ngập nước Việt nam. Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, Tập XX, số 2AP., Hà Nội, tr. 58-65. 2004.
  55. Thành phần các loài cá và nghề cá huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (đồng tác giả). Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”. Nxb KHKT, Hà Nội, tr. 365- 399. 2004.
  56. Đánh giá và dự báo sự phục hồi của thảm thực vật ngập mặn cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển: Một công cụ quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững (đồng tác giả). Tạp chí Khoa hoc, ĐHQGHN, Tập. XX, Số 2AP., Hà Nội, tr. 6-10. 2004.
  57. Đa dạng sinh học của khu hệ cá và nghề cá cửa sông, những giải pháp quản lý cho phát triển bền vững. Trích trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản”, Nxb NN, HN, tr, 268 –277. 2005.
  58. Đầm Vạc: Đa dạng sinh học và những định hướng cho phát triển bền vững. Trong "Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 280-283. 2005.
  59. Coastal wetland of the Red river delta: Potentials, challenges and the solutions for sustainable development. In "The role of the mangrove and coral reef ecosystems in lightening ocean impacts to environment". SEP-Vietnam IUCN, Hanoi, p. 161-167. 2005.
  60. Tuổi và tốc độ tăng trưởng của cá mối vạch (Saurida tumbil, Bloch, 1785) trong vịnh Bắc bộ, Việt Nam (đồng tác giả). Tạp chí Khoa học, T XXI, No 4AP.,Đại học Quốc gia Hà nội, tr. 25-30. 2005.
  61. Những vấn đề quy hoạch kinh tế - xã hội cho phát triển bền vững của các huyện ven biển. Báo cáo khoa học tại Hội thảo Sinh thái học toàn quốc. Hội Sinh thái học, 8 tr. 2005.

Đã có trên 20 bài đã được đăng trên các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Hà Nội mới, Khoa học và Đời sống, Thiếu niên tiền phong và các tập san chuyên ngành khác.

Các sách đã xuất bản:

  1. Ngư loại học. Viết chung. Nxb ĐHTHCN, Hà Nội, 392tr. 1979.
  2. Nguồn lợi sinh vật Biển Đông. Nxb KHKT, HN, 162. tr. 1979.
  3. Từ điển tên sinh vật Nga - Việt. Viết chung. Nxb KHKT, HN và Tiếng Nga, Matxcơva. 1985.
  4. Đời sống sinh vật biển. Nxb KHKT, HN, 134 tr. 1986.
  5. Việt Nam: Những vấn đề về tài nguyên và môi trường. Viết chung. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 86 tr. 1986.
  6. Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam. Nxb KHKT, HN, 273 tr. 1994.
  7. Quản lí các hệ sinh thái ở nước. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường ấn hành, Hà Nội, 183 tr. 1995.
  8. Biển Đông: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nxb KHKT, HN, 284 tr. 1997.
  9. The Eastern Sea: Resources and Environment. Publishing House “Science & Techeics” & “Thế Giới”, Hanoi, 198 pp. Hanoi, 2001.
  10. La Mer de l‘ Est: Ressources et Environement. Editions “Thế giới”, Hanoi, 199 pp. 2002.
  11. Sinh học các loài cá kinh tế nước ngọt. Trích trong "Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam" do Nguyễn Tấn Trịnh chủ biên. Nxb NN, Hà Nội, tr. 202-248. 1997.
  12. Nguồn lợi cá vùng cửa sông. Trích trong "Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam" do Nguyễn Tấn Trịnh chủ biên. Nxb Nông nghiệp, HN, tr. 384 - 396. 1997.
  13. Môi trường và con người. Viết chung. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 126 tr. 1997.
  14. Sinh thái học các hệ sinh thái ở nước. ĐHKĐHKHT, 370 tr. 1998.
  15. Rừng ngập mặn Việt Nam. Viết chung. Nxb NN, Hà Nội, 205 tr. 1999.
  16. Cơ sở sinh thái học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 264 tr. 2000.
  17. Nghiên cứu vùng đất ngập nước đầm Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững vùng ven đầm. Viết chung. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 308 tr. 2000.
  18. Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững Anh - Việt (đồng tác giả). Nxb Khoa học-Kỹ thuật Hà Nội. 2001.
  19. Đại dương và những cuộc sống kì diệu. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 253 tr. 2002.
  20. Bài tập sinh thái học. Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 247 tr. 2003.
  21. Sinh học và sinh thái học biển. Nxb ĐHQG, Hà Nội, 336 tr. 2003.
  22. Đất ngập nước Vân Long: Khai thác và quản lý đa dạng sinh học cho phát triển bền vũng. Chủ biên. Nxb NN, Hà Nội, 352 tr. 2004.
  23. Ngư loại học. Chủ biên. Nxb NN, Hà Nội, 221 tr. 2005.
  24. Sách Giáo khoa Sinh học lớp 12, Ban A . Viết chung. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
  25. Sách Giáo khoa Sinh học lớp 12, Ban C. Viết chung. Nxb Giáo dục, Hà Nội , 2005.
  26. Sách Giáo viên Sinh học lớp 12, Ban A. Viết chung. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
  27. Sách Giáo viên Sinh học lớp 12, Ban C. Viết chung. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
  28. Khai thác và sử dụng vền vững Đa dạng sinh học và Nguồn lợi thủy sản Việt Nam .Viết chung. Nxb Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh, 2006, 141 tr. 2006.

Hướng nghiên cứu khoa học: Ngư loại học và nghề cá biển; Sinh thái học các vùng nước tiếp xúc, điển hình là các hệ cửa sông Việt nam; Sinh thái học đất ngập nước nội địa và ven biển; Bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch sử dụng bền vững các hệ sinh thái ở nước; Khoa học Môi trường.

Sau năm 1972, mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới: sinh thái học các vùng nước tiếp xúc (ecoton)”. Cần nhấn mạnh rằng, cho đến cuối những năm 1970, ở nước ta hầu như chưa có các nghiên cứu theo hướng sinh thái học hệ thống, nhất là ở vùng cửa sông ven biển, mà chỉ đi sâu vào điều tra đánh giá khu hệ và nguồn lợi sinh vật theo các vùng lãnh thổ, cả trên cạn và dưới nước. Bởi vậy, đề tài “Nghiên cứu cấu trúc sinh học vùng nước cửa sông Hồng” (Vũ Trung Tạng, 1974-1976) là bước khởi đầu cho hướng nghiên cứu sinh thái học hệ tiếp xúc sông - biển hay hệ sinh thái cửa sông (estuary) Việt nam. Kết quả của nó lần đầu đã được trình bày trong Hội nghị khoa học của các trường Đại học, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 1977. Tiếp theo, các đề tài nghiên cứu về“Nguồn lợi thủy sản của hệ đầm phá nam sông Hương” (1966-1967, chủ nhiệm Vũ Trung Tạng), “Điều tra tổng hợp vùng cửa sông Cửu Long” (1978-1980, chủ trì phần sinh học), “Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven biển châu thổ Bắc bộ” (1981-1985, chủ nhiệm Vũ Trung Tạng) đều dựa trên quan điểm nhất quán về sinh thái học hệ thống. Kết quả của các nghiên cứu trên cùng với sự chọn lọc, kế thừa các thành tựu điều tra cơ bản khác được tổng kết trong ấn phẩm Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam (Vũ Trung Tạng, 1994) do nhà xuất bản KHKT phát hành. Đến nay, đây là chuyên khảo đầu tiên và duy nhất về sinh thái học của một hệ chuyển tiếp sông-biển. Nội dung của nó không chỉ phản ảnh các kết quả nghiên cứu mà còn chỉ ra phương pháp luậnphương pháp nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động chức năng của các đơn vị tự nhiên, tạo ra cơ sở khoa học cho các quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lí tài nguyên một cách bền vững. Hiện nay, hướng nghiên cứu sinh thái học hệ thống và lĩnh vực nghiên cứu vùng nước tiếp xúc sông - biển ở nước ta được các cấp quản lí, các nhà khoa học rất quan tâm và có thể tìm thấy trong hàng loạt các chương trình và đề tài khoa học thuộc các Trường, các Viện nghiên cứu.

· Các chương trình và đề tài nghiên cứu cụ thể:

  1. Nghiên cứu cấu trúc sinh học vùng cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng, giai đoạn 1974-1976. Chủ nhiệm đề tài, Trường ĐHTHHN.
  2. Điều tra nguồn lợi thuỷ sản của các đầm phá phía nam sông Hương, 1976-1977. Chủ nhiệm. Đề tài phối hợp giữa trường ĐHTHHN và tỉnh Thừa Thiên.
  3. Điều tra tổng hợp vùng nước cửa sông Cửu Long. Chương trình quốc gia, 1978- 1980, đề tài số 18 (Chủ trì phần sinh học) thuộc chương trình Thuận Hải-Minh Hải.
  4. Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven biển tỉnh trước châu thổ Bắc bộ. Đề tài Nhà nước hợp tác với tỉnh Thái Bình, mã số 52 02. 01, giai đoạn 1981-1985 trong chương trình "Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, 52.02" (Chủ nhiệm đề tài).
  5. Nghiên cứu đặc tính sinh học của một số loài cá có khả năng diệt bọ gậy, ấu trùng của các loài muỗi gây bệnh sốt rét, nhằm sử dụng chúng trong phòng chống bệnh ở các vùng có vectơ truyền bệnh. Chủ nhiệm đề tài hợp tác với Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng, Hà nội, 1988-1989.
  6. Nghiên cứu, điều tra khảo sát nhằm sử dụng vùng đất ngập nước đầm Trà Ổ, khôi phục và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, phát triển kinh tế xã hội khu vực đầm Trà Ổ. Đề tài cấp tỉnh, Sở KHCNMT chủ trì, 1996-1997. Thành viên.
  7. Nghiên cứu biến động môi trường do khai thác kinh tế và quá trình đô thị hoá gây ra; các biện pháp kiểm soát và làm sạch bảo đảm phát triển bền vững vùng Hạ Long-Quảng Ninh- Hải Phòng, mã số KHCN 07 06, thuộc chương trình Quốc gia" Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", mã số KHCN 07, giai đoạn 1996-2000. Chủ nhiệm đề tài nhánh.
  8. Đánh giá hậu quả sinh thái đến đa dạng sinh học ở vùng cửa sông ven biển, giai đoạn 1996-2000. Đề tài khoa học cơ bản, Chủ nhiệm đề tài.
  9. Chiến lược quản lý và bảo vệ đất ngập nước vùng cửa sông ven biển giai đoạn 1996-2020. Trong “Chiến lược quản lý và bảo vệ các loại đất ngập nước, giai đoạn 1996-2020Đề tài của Bộ KH CN-MT, Hà Nội 1996, 66 tr. Thành viên.
  10. Khảo sát và đánh giá đa dạng sinh học của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cho quy hoạch quản lí tổng hợp. Đề tài khoa học cơ bản, giai đoạn 2001-2003, Chủ nhiệm đề tài.
  11. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động đa dạng sinh học từ năm 1995 đến năm 2002 và đề xuất các hoạt động có liên quan cho giai đoạn 2003-2010. Đề tài cấp Nhà nước. 2003. Thành viên tham gia.
  12. Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Bắc bộ phục vụ cho phát triển bền vững. Chương trình cấp Nhà nước. 2003.Chủ nhiệm Chương trình.
  13. Khảo sát và nghiên cứu đa dạng sinh học Đầm Vạc, tỉnh Vĩnh Phú, góp phần quy hoạch và quản lý hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước thuộc châu thổ Bắc Bộ, 2004-2005. Đề tài khoa học cơ bản. Chủ nhiệm.
  14. Tác động của chất độc hoá học (dioxin) đối với qua trình biến đổi các hệ sinh thái ở nước và đề xuất các giải pháp tổng thể đề phục hồi. Trong đề tài cấp Nhà nước “Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hoá học đối với đa dạng sinh học và quá trình biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương) và hồ Biên Hùng (thành phố Biên Hoà), 2003-2005. Chủ nhiệm đề tài nhánh.
  15. Hợp phần Đất ngập nước ven biển Việt nam thuộc dự án “Chống suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái lan. Dự án UNEP SCS GEF, 2003-2004.Thành viên.
  16. Hợp phần rừng ngập mặn Việt Nam thuộc dự án “Chống suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái lan”. Dự án UNEP SCS GEF, 2003-2004. Thành viên.

Tham gia đào tạo sau ĐH ở ĐHQGHN từ năm 1978 với các công việc cụ thể như Hướng dẫn ôn tập, ra đề thi, chấm thi cho các học viên và NCS được cử đi học nước ngoài; Hướng dẫn và đọc giáo trình các môn học thuộc lĩnh vực chuyên môn.

Hướng dẫn 8 luận văn thạc sĩ, 8 luận án tiến sĩ và trên 100 khoá luận tốt nghiệp theo các hướng sau đây: Ngư loại - Thuỷ sinh vật; Sinh thái học; Đa dạng sinh học, Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra còn tham gia các hội đồng chấm luận án phó tiễn sĩ và tiến sĩ cấp Nhà nước.

III. Khen thưởng :

- Đạt danh hiệu: Lao động tiên tiến liên tục trong các năm công tác; Giáo viên dạy giỏi nhiều năm (1993, 1994, 1995, 1996, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005)

- 4 lần được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ ĐHTHCN (Bằng khen của Bộ trưởng Bộ ĐHTHCN do Bộ trưởng Tạ Quang Bửu ký ngày 3/5/1976; Bằng khen Bộ trưởng Bộ ĐHTHCN, số 814/VP CĐ do Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ ký ngày 18/4/1977; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ ĐHTHCN, số 1379/VPTĐ do Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ ký ngày 20/10/1978; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ ĐHTHCN, số 1515/QLKH do Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ ký ngày 01/12/1980).

- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, số 62 KT/UB do Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Mạnh Rinh ký ngày 21/2/1986.

- 3 lần được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, (Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, QĐ số 5274/GD-ĐT, 29/12/1998 do Bộ Trưởng Nguyễn Minh Hiển ký; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, QĐ số 3000/GD-ĐT, 14/81999 do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển ký; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, QĐ số 3563/GD-ĐT, ngày 25/8/2000 do Bộ trưởng Bộ GD ĐT Nguyễn Minh Hiển ký; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, QĐ số 239 TTg, ngày 31/8/ 1998, TTg Phan Văn Khải ký).

- Huy chương Chống Mỹ Cứu nước hạng nhất.

- Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục (1995).

- Huy chương Vì Sự nghiệp phát triển nghề cá Việt Nam (1997).

- Huy chương Vì Sự nghiệp Khoa học và Công nghệ (1999).

- Huân chương Lao động hạng ba (2003).

- Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (2002).

- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (3/2/2004).

 admin - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   |