Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Đã xác định được Cấm Thành Thăng Long
Kết quả nhiều năm nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long kết hợp với 2 năm nghiên cứu khảo cổ vừa rồi đã hội đủ những căn cứ khoa học cho phép khẳng định khu di tích 18 Hoàng Diệu nằm trong Cấm Thành

Ngay từ khi mới phát lộ năm 2003, các nhà sử học, khảo cổ học đã xác định khu di tích nằm trong Hoàng Thành, nay tiến lên một bước xác định khu di tích nằm trong Cấm Thành tức trung tâm của Hoàng Thành. Chúng ta có một số vật chuẩn quan trọng để định vị Cấm Thành.

Thứ nhất, trung tâm của Cấm Thành là Điện Kính Thiên thời Lê sơ, xưa là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, thời Trần. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Nền điện Kính Thiên bây giờ còn đó với bậc thềm và lan can đá chạm rồng mang đặc trưng nghệ thuật trang trí thế kỷ XV. Kiến trúc này xây dựng trên núi Nùng tức Long Đỗ (Rốn Rồng) nơi tụ hội khí thiêng của non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền.

Thứ hai là Đoan Môn là cửa Nam của Cấm Thành. Tài liệu sử sách cho biết vị trí của Đoan Môn cũng không thay đổi qua các triều đại. Vừa rồi khảo cổ đã đào thám sát và xác định chắc chắn Đoan Môn còn lại hiện nay được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn có sửa sang. Dưới chân Đoan Môn đã phát hiện dấu tích kiến trúc của thời Lý, thời Trần. Đoan Môn phải hiểu là cửa Nam phía trong trong cùng của Cấm Thành, bởi theo Phan Huy Chú và Nguyễn Văn Siêu thì phía nam Cấm Thành có ba lần cửa, nhìn trên bản đồ Hồng Đức cũng thấy điều đó. Theo một số tài liệu đời Nguyễn thì Cột Cờ được xây dựng trên nền cửa Tam Môn là cửa Nam ngoài cùng của Cấm Thành. Như vậy là Kính Thiên – Đoan Môn – Cột Cờ/Tam Môn là trục trung tâm của Cấm Thành.

Thứ ba là chùa Một Cột. Theo văn bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi, Duy Tiên, Hà Nam) do Nguyễn Công Bật soạn năm 1121 thời Lý thì chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột dựng ở phía tây Cấm Thành. Vậy tường thành phía tây của Cấm Thành không thể quá vị trí Chùa Một Cột. Theo bản đồ Hồng Đức và nhiều tài liệu địa lý học lịch sử, ở phía tây bắc của Cấm Thành có cửa Tây (Tây Môn) và phía ngoài có núi Khán Sơn và chùa Khán Sơn là nơi vua Lê Thánh Tông lên duyệt binh. Đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn xây dựng lại thành Thăng Long, từ năm 1831 đổi tên là thành Hà Nội, thì Khán Sơn nằm bên trong, ở về phía tây bắc của thành Hà Nội, nghĩa là nằm ở khoảng cuối Hùng Vương gần Phan Đình Phùng, trước mặt Phủ Chủ tịch và Thủ tướng phủ hiện nay. Từ đó, tôi phỏng đoán tường thành phía tây Cấm Thành ở vào khoảng đường Độc Lập đến giữa Quảng trường Ba Đình.

Vậy là ta đã xác định được vị trí trung tâm, trục trung tâm cùng giới hạn phía nam và phía tây của Cấm Thành. Theo bản đồ Hồng Đức, Cấm Thành có hình chữ nhật, nhưng Đông cung và Thái miếu ở phía đông - theo Nguyễn Văn Siêu - dù nằm trong tường thành bảo vệ nhưng không coi là trong Cấm Thành, và như thế Cấm Thành gần như hình vuông. Điều này cũng rất phù hợp với việc nhà Nguyễn xây dựng thành Hà Nội trên cơ sở mở rộng Cấm Thành, vì trong chỉ dụ của vua Gia Long có nói thành Thăng Long (Cấm Thành) chật hẹp, cho nên phải mở rộng thêm. Thành Hà Nội của nhà Nguyễn vì thế rộng hơn Cấm Thành, nhưng nhỏ hơn Hoàng Thành.

Những dấu vết kiến trúc mới phát lộ tại khu di tích 18 Hoàng Diệu được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá là cực quý hiếm - Theo kết quả xác định trên thì khu khai quật chắc chắn nằm trong Cấm Thành và chỉ cách điện Kính Thiên chưa đầy 100m, tức gần vùng trung tâm của Cấm Thành. Các kết quả khai quật khảo cổ thời gian qua càng khẳng định điều đó. Ở đây đã tìm thấy dấu vết của cung Trường Lạc, là cung của hoàng hậu vua Lê Thánh Tông và là Hoàng thái hậu của vua Lê Hiển Tông. Rồi còn có Hoàng Môn Thự thời Trần, gần đây lại có dấu tích của Kim Quang điện thời Lê Thánh Tông. Đây là những cung điện nằm trong phạm vi Cấm Thành. Khảo cổ học còn tìm thấy những "đồ ngự dụng" chỉ dành cho nhà vua như bát có hình rồng 5 móng.

Trong các di tích đã phát lộ còn có giếng Đại La, nhưng trên đó lại có lớp gạch xây thêm thời Lý. Điều đó cho thấy khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây, đúng như nhà vua nói trong "Chiếu dời đô" là dời đô về "thành Đại La" của Cao Vương. Buổi đầu, nhà vua sử dụng thành Đại La cùng một số cung điện, kiến trúc có sẵn rồi cải tạo và mở mang thêm. Đồng thời, Lý Thái Tổ cho kiến thiết rất nhiều, ngay từ năm đầu tiên đã xây dựng thêm 8 điện 3 cung, xây một lớp thành bảo vệ bên ngoài.

Trong thời Lý, thành Thăng Long với cấu trúc ba lớp thành đã được kiến tạo. Từ đời Lý sang đời Trần, qua các biến cố cuối thời Lý, một số kiến trúc cung đình bị phá huỷ và nhà Trần lại tiếp tục công việc dinh tạo, mở mang và xây dựng thêm. Trong thời Trần, ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên, kinh thành lại bị tàn phá và sau đó lại xây dựng.

Còn từ thời Trần sang thời Lê, qua 20 năm Minh thuộc, kinh thành có nhiều thay đổi. Thời Lê Thánh Tông, Hoàng Thành được mở rộng về phía tây nam và Cấm Thành cũng có nhiều kiến trúc mới. Tại khu di tích Hoàng Thành phát lộ ở 18 Hoàng Diệu, dấu vết của các đời Lý – Trần – Lê Sơ rõ nét nhất và đó cũng là những thời kỳ hoàng kim nhất của Thăng Long, thời kỳ của kỷ nguyên Văn minh Đại Việt.

Trong lịch sử thành Thăng Long, La thành (hay Đại La thành), Hoàng Thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng Thành, đặc biệt là vị trí, qui mô của Cấm Thành (còn gọi là Cung thành) thì gần như không thay đổi, chỉ có kiến trúc bên trong thì dĩ nhiên qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu di tích 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.

 GS Sử học Phan Huy Lê
Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   | 645   | 646   | 647   | 648   | 649   | 650   | 651   | 652   | 653   | 654   | 655   | 656   | 657   | 658   | 659   | 660   | 661   | 662   | 663   | 664   | 665   | 666   | 667   | 668   | 669   | 670   | 671   | 672   | 673   | 674   | 675   | 676   | 677   | 678   | 679   | 680   | 681   | 682   | 683   | 684   | 685   | 686   | 687   | 688   | 689   | 690   | 691   | 692   | 693   | 694   | 695   | 696   | 697   | 698   | 699   | 700   | 701   |