Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Tôi thi đại học
Khi cái nắng nóng oi bức của những ngày hè, sự vất vả lo toan học thi của sĩ tử đang đến gần cũng là lúc tôi nhớ lại những những ngày này cách đây bảy năm - Tôi thi đại học - Mùa thi năm 2000. Đó là năm đáng nhớ và ghi dấu trong cuộc đời tôi. Năm đầu tiên tôi tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học.

Cũng như bao bạn học sinh khác, ngày sắp tốt nghiệp cấp III, tôi háo hức chuẩn bị cho mình hành trang cho một kỳ thi đại học (mà theo tôi hiểu thì nó là) - “bước ngoặt” quan trọng trong cuộc đời mỗi học sinh như tôi. Nhưng đứng trước danh sách biết bao trường đại học, cao đẳng - trường nào cũng hấp dẫn, không biết chọn trường nào? Tôi bắt đầu hoang mang khi đăng ký chọn trường, chọn ngành. Chọn một trường, một khoa nào đấy thật "mốt", thật "hot" may ra sau này ra trường còn có công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao. Nhưng khổ nỗi trường đấy, khoa đấy sao mà lấy điểm đầu vào cao thế, sao nhiều người lại lao vào đến vậy?! Hay cứ đăng ký một trường bất kỳ chỉ cần thi đỗ, sau này vào học, ra trường khắc sẽ xin được việc, mà biết đâu có khi ăn may lại có người đến xin ngay đấy chứ! Cũng chẳng biết thế nào?... Những suy nghĩ ấy cứ đeo đẳng khiến tôi băn khoăn giữa quá nhiều lựa chọn suốt mấy tháng trời trước khi đặt bút làm hồ sơ. Loay hoay đi hỏi các anh chị đi trước (người đã là sinh viên và cả những người chưa được là sinh viên), tôi biết được một vài thông tin rất sơ sài về các trường tôi đang định thi. Hỏi các bạn thì bạn nào cũng ở trong tình trạng …"tớ cũng vậy"; đếm trên đầu ngón tay có mấy đứa là đã biết chắc chắn về trường và ngành nghề mình thi. Hỏi ra mới biết được đấy là do bố mẹ hay những người thân của các bạn làm trong ngành và định hướng cho các bạn phải thi ngành đấy. Tôi càng lo lắng hơn. Chọn trường nào và ngành gì bây giờ?

Sau khi đã tham khảo và dùng phương pháp loại trừ các trường theo khối thi (tôi thi khối C), cuối cùng tôi cũng tìm ra được một số khoa và trường mình ưng ý. Tôi ưu tiên đăng ký lần đầu với tâm lý nếu chẳng may không đỗ thì cũng coi như là một lần tập dượt. Nhưng nhất định là phải thi Báo chí! Nghĩ và quyết tâm thi, tôi đăng ký thi cả hai trường có khoa đó: Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHNHN) và Phân viện Báo chí tuyên truyền. Học thi vất vả, tâm lý mệt mỏi, hồi hộp, lo lắng khiến tôi sút cân trông thấy. Bố mẹ nhìn tôi và…: “giá mẹ học hộ được cho con đỡ vất vả”, “con học thế này phải cố đỗ cho bõ công học hành”, “con mà thi được thích gì mẹ cũng thưởng”... Một sự kỳ vọng lớn của bố mẹ về tôi không khỏi làm tôi thấy lo lắng và càng phải quyết tâm hơn để đạt được điều mong ước mà mẹ đã trông đợi nơi tôi. Và kỳ thi cũng đã đến. Trước hôm thi, tôi nghĩ ghê lắm. Mặc dù đã được mẹ dặn là ngủ sớm để sáng mai có một tâm trạng khoẻ mạnh sảng khoái làm bài cho tốt (và chính tôi cũng đã dặn mình như vậy), tôi hít một hơi thật sâu và định chìm vào giấc ngủ nhưng vẫn không thể ngủ được. Tôi bật dậy, ngồi vào bàn học, giở sách, cố gắng ôn lại các mốc thời gian, các giai đoạn lịch sử quan trọng. Đến 2 giờ sáng, mệt quá tôi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, vội vội vàng vàng, tôi cầm mấy cái bút, và một số dụng cụ, giấy tờ cần thiết đến địa điểm thi. Nhập phòng, ngồi vào bàn, mệt quá, đọc đề thi mà tôi thấy mắt hoa vì buồn ngủ. Tôi đâm ra hoảng. “Thế này thì "chết" là chắc rồi” - tôi nghĩ quẩn và lẩm bẩm không thành tiếng. Quả thật, trong buổi thi đầu tiên đó tôi không làm được cái gì ra hồn cả. Về đến nhà, tôi xem lại thì có cả một bài văn tôi đã phân tích lạc hẳn đề. Thất vọng và buồn chán vô cùng! Tâm trạng chán nản, tiếc nuối kéo dài trong tôi cho đến hết hai môn thi sau đó. Kết quả tôi đã trượt kỳ thi năm ấy.

Phải rồi, tại tôi không chuẩn bị được một tâm lý tốt trước khi đi thi nên tôi đã bị rơi vào một tâm lý lo lắng, căng thẳng và một loạt các hậu quả kéo theo: không ngủ được, ngủ muộn, thiếu tỉnh táo để làm bài, chán chường, thất vọng và làm bài không tốt. Hơn nữa, lúc nào tôi cũng bị sức ép và ám ảnh bởi sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đối với tôi. Đến bây giờ nghĩ được ra điều này thì đã ngày thi đã quá, bài thi đã xong rồi rồi.

Những kỷ niệm ngày xưa mỗi khi nghĩ lại khiến tôi tự hỏi rằng tâm lý học mà đặc biệt là tâm lý học trong hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thực sự cần biết thiết mà có những ai quan tâm đến nó? Tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh không những giải tỏa về mặt tâm lý thi cử mà còn giúp xác định được một cách chính xác năng lực và khả năng mà học sinh có thể học theo từng ngành, trường phù hợp năng lực của mình từ đó giúp học sinh dễ dàng có được những quyết định đúng đắn khi đăng ký. Tạo dựng tương lai và hứng thú cho mình khi ra làm việc sau này với chính nghề mình yêu thích và phù hợp với năng lực đó là điều rất quan trọng.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám mùa thi đại học

… Quyết chí phục thù, năm sau tôi đã đỗ đại học. Và đến bây giờ khi tham gia làm công tác tư vấn và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, tôi thấy xúc động xen một chút ghen tỵ khi các em có được sự đầy đủ hơn về thông tin, những hiểu biết cơ bản và đa dạng trước khi thi đại học. Các em được tư vấn hướng nghiệp về các ngành nghề mình yêu thích và ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Tôi cũng thấy ấm áp hơn khi được giúp đỡ các em phần nào về việc chuẩn bị tâm lý khi chọn ngành chọn nghề cho mình và chuẩn bị được một tâm thế tốt khi đi thi đại học. Bởi vì, chẳng có một ai thấy bình tĩnh, tự tin khi chọn một trường mà mình không biết chắc mình có hợp hay không, hay mình chỉ thi để… chống trượt, ngành đó - trường đó có giúp gì mình sau này không hoặc khi học ngành đó mình có theo được các đòi hỏi mà công việc đề ra hay không.

Tâm sự của tôi cũng để nói lên một điều rằng: công tác hướng nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng nói chung mà đặc biệt là các trường phổ thông trung học nói riêng là có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Giá như bẩy năm về tôi được tư vấn, được hướng nghiệp như các em bây giờ thì tôi đã không có một câu chuyện này. Nhưng "muộn còn hơn không" đó là một câu nói, một phương châm mà tôi luôn suy nghĩ và cố gắng để đạt được các mục tiêu theo đuổi của mình.

Qua những dòng tâm sự của bản thân, tôi muốn chia sẻ và mong các bạn sinh viên và học sinh hãy xác định cho mình một mục tiêu phấn đấu rõ ràng, chọn cho mình ngành nghề phù hợp để tạo hứng thú và đam mê trong học tập, công việc. Đó cũng là một cách giúp bạn chiếm lĩnh được hạnh phúc cuộc đời!

 Đặng Thanh <Ảnh: BT> - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   |