Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
5 năm xây dựng và phát triển Khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành, Trường ĐHNN - ĐHQGHN (2002 - 2007)
(Toàn văn báo cáo của ThS. Kim Văn Tất tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa)

I/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ:

1.1. Chức năng:

Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành cho các Khoa đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các đơn vị khác trong việc giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, tiến hành nghiên cứu khoa học về các vấn đề có liên quan đến ngoại ngữ chuyên ngành.

1.2. Các nhiệm vụ cụ thể:

- Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành cho các Khoa trực thuộc ĐHQGHN (Khoa Luật, Khoa Kinh tế, Khoa Công nghệ)

- Xây dựng chương trình (chương trình khung và chương trình chi tiết, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành cho các ngành học, bậc học của các Khoa trực thuộc ĐHQGHN.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành.

- Biên soạn giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành cho các Khoa trực thuộc ĐHQGHN và phối hợp với trường Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Xã hội - Nhân văn để biên soạn giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành cho 2 trường này.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học về ngoại ngữ cho cán bộ, sinh viên nhẵm phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nâng cao trình độ.

- Thực hiện cong tác chuyên môn khác theo yêu cầu của cấp trên và của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.

II/ NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:

2.1. Công tác tổ chức:

Đã thành lập được Hội đồng khoa học - đào tạo của Khoa gồm 05 người. Xây dựng được 03 tổ bộ môn: Tiếng Anh Công nghệ ( gồm 25 người), Tiếng Anh Kinh tế ( 15 người) và Tiếng Anh Luật (11 người). Tổ chức được hoạt động Công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đã phát triển được 05 đảng viên mới, như vậy tổ đảng Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đã có 09 đảng viên.

2.2. Công tác giảng dạy:

* Ngay từ khi tiếp nhận việc chuyển giao giảng dạy môn học ngoại ngữ chuyên ngành từ 2 trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa đã họp và thống nhất rằng: “ Cần có sự thay đổi về cách quản lý giảng dạy của giáo viên, học tập của sinh viên; cần thay đổi phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá; cần biên soạn lại giáo trình và sách bổ trợ để cho cập nhật và phù hợp với trình độ chuyên môn của sinh viên”. Dựa trên những kết luận của Hội đồng khoa học - Đào tạo của Khoa, Ban chủ nhiệm đã tiến hành những công việc sau:

a) Yêu cầu giáo viên điểm danh và theo dõi chuyên cần của sinh viên trên lớp một cách chặt chẽ và thông báo trước lớp khi học ký kết thúc. Kết quả là số sinh viên không đủ điều kiện thi hết học phần đã giảm đi rõ rệt qua từng năm, việc học tập của sinh viên đã dần dần đi vào nề nếp.

b) Để việc giảng dạy phù hợp với trình độ tiếng của sinh viên Khoa đã phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức thi phân loại trình độ tiếng cho sinh viên và xếp họ vào những lớp cùng trình độ. Việc này giúp giáo viên sử dụng những thủ thuật giảng dạy và tài liệu hỗ trợ phù hợp với sinh viên, làm cho sinh viên hứng thú trong học tập.

c) Tổ chức thi giữa kỳ và cuối kỳ vào cùng một ngày và cùng một đề thi cho từng khối sinh viên. Điều này đảm bảo cho các kỳ thi nghiêm túc và sự bình đẳng trong thi cử đối với sinh viên. Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, giữa kỳ chúng tôi tổ chức thi nói/ trình bày, cuối kỳ thi viết.

d) Tiến hành đánh giá thường xuyên, liên tục, vì vậy chúng tôi đã nâng dần tỷ trọng của điểm thi giữa kỳ. Thí dụ như ở Đại học Công nghệ, điểm giữa kỳ gồm 3 bài tập lớn cộng lại chia trung bình và điểm này đã chiếm 50% điểm của học phần .

e) Chú trọng tới cải tiến phương pháp giảng dạy , Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đã ký 02 hợp đồng đổi mới phương pháp giảng dạy với trường Đại học Ngoại ngữ. Đó là áp dụng thiết bị Công nghệ thông tin trong giảng dạy và hoạt động nhóm của sinh viên trong học tập.

f) Để giúp sinh viên cuối khoá có thể đọc hiểu được sách chuyên môn bằng ngoại ngữ, Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đã tiến hành cấu trúc lại khung chương trình cũ là 20 ĐVHT ngoại ngữ cơ bản và 8 ĐVHT ngoại ngữ chuyên ngành thành 14 ĐVHT ngoại ngữ cơ bản (HP1, 2) và 14 ĐVHT ngoại ngữ chuyên ngành (HP3, 4, 5); tiến hành viết lại giáo trình và sách bổ trợ để tài liệu cập nhật và phù hợp với trình độ sinh viên.

g) Đối với các lớp chất lượng cao của Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và Khoa Luật, Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đã tiến hành biên soạn giáo trình riêng cho các lớp này. Giáo viên dạy các lớp chất lượng cao cũng thường xuyên gặp gỡ trao đổi để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và tìm kiếm giáo trình bổ trợ. Vì vậy sinh viên các lớp chất lượng cao rất phấn khởi. Đặc biệt các lớp CLC của Đại học Công nghệ còn tiến hành học thêm 5 ĐVHT để thi lấy bằng TOEFL.

* Trong 5 năm qua, số giờ dạy ngoại ngữ do Khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành đảm nhận cũng tăng dần theo từng năm do các Khoa chuyên môn mở thêm mã ngành mới: Năm học 2002 – 2003 dạy 10.785 tiết, đến năm học 2005 – 2006 số giờ đã tăng lên 14.319 tiết. Vì vậy giáo viên của Khoa đều phải dạy vượt giờ. Thí dụ năm học 2005 – 2006 tổng số giờ dạy vượt chuẩn của giáo viên trong Khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành là 2.361 tiết.

2.3. Công tác biên soạn giáo trình, bồi dưỡng chuyên môn và NCKH (xem bảng 3)

a) Công tác bồi dưỡng chuyên môn: Vì Khoa mới thành lập, giáo viên hầu hết là trẻ và tốt nghiệp Khoa tiếng Anh, vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành đối với họ là rất cần thiết. Ngoài việc động viên giáo viên tự bồi dưỡng bằng cách nghiên cứu tài liệu chuyên ngành qua các giáo trình chuyên môn, tạp chí, Internet Khoa còn tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, cách làm việc tập thể và chia sẻ kinh nghiệm. Trong 5 năm qua 13 đợt bồi dưỡng như vậy đã được tổ chức.

b) Đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ về mặt chuyên môn tới năm 2010. Vì vậy trong vòng 5 năm qua, đội ngũ giáo viên của Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành gồm 51 giáo viên đã có 2 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ, 22 người đang theo học thạc sĩ và 13 người có trình độ đại học.

c) Công tác biên soạn giáo trình và sách tham khảo đã chiếm rất nhiều thời gian và sức lực của cán bộ, giáo viên trong Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành. Chúng tôi vừa giảng dạy, vừa biên soạn cái mới sao cho tài liệu hấp dẫn việc học tập của sinh viên bởi tính cập nhật và nội dung phù hợp với sinh viên. Tới năm học 2006 – 2007 này chúng tôi đã biên soạn được 12 bộ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế và Luật cho HP3, 4, 5. Cho môn tiếng Anh cơ sở (HP1,2) chúng tôi biên soạn được 10 quyển sách bổ trợ về ngữ pháp và bổ sung các bài đọc, bài tập cung cấp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành để sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với giáo trình tiếng anh chuyên ngành HP3.

d) Khoa Ngoại ngư chuyên ngành bao gồm đa số là giáo viên trẻ, vì vậy công tác nghiên cứu khoa học cũng được quan tâm rất nhiều. Trong 5 năm qua, Khoa đã tổ chức được 4 hội nghị khoa học cấp khoa, in 4 kỷ yếu khoa học gồm 88 báo cáo, tiến hành 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG và được nghiệm thu đạt loại tốt.

III/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, TỒN TẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:

3.1. Bài học kinh nghiệm:

a) Ban chủ nhiệm Khoa làm việc tận tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kế hoạch khoa học, kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra đôn đốc, yêu cầu mọi việc phải thực hiện đúng hạn và báo cáo kịp thời.

b) Tin tưởng và giao việc cho cán bộ trẻ, động viên khuyến khích họ tham gia vào mọi hoạt động của Khoa, của Trường và sẵn sàng giúp đỡ khi họ có khó khăn.

c) Biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban giám hiệu và các Phòng chức năng như: Tổ chức cán bộ, Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Tài chính kế toán và Quản trị bảo vệ của Trường Đại học Ngoại ngữ; Ban Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà nội; Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và Phòng Đào tạo của Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và Khoa Luật

d) Biết dựa vào sự vận động quần chúng rất hiệu quả của 2 tổ chức trong Khoa đó là Công đoàn và Chi đoàn Thanh niên.

3.2. Tồn tại và cách khắc phục:

a) Vì năng lực chuyên môn của giáo viên Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành còn nhiều hạn chế, nên Khoa chưa phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Xã hội & Nhân văn trong việc biên soạn giáo trình ngoại ngữ chyên ngành. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành cần mở rộng giao lưu với bộ môn ngoại ngữ của 2 trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Xã hội nhân văn qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, dự giờ giảng của giáo viên, trao đổi kinh nghiệm trong viẹc biên soạn giáo trình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng daỵ môn ngoại ngữ chuyên ngành trong toàn Đại học Quốc gia Hà nội.

b) Nhiều giáo viên trong Khoa đặc biệt là tổ Tiếng Anh Kinh tế và Tiếng Anh Luật còn dạy chay, chưa sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, vì vậy hiệu quả giảng dạy trên lớp còn hạn chế.

c) Theo kế hoạch chuyên môn, đến năm 2010 Khoa phấn đấu có 12 Tiến sĩ, nhưng đến tháng 5/2007, mới có 2 giáo viên tham gia thi Nghiên cứu sinh học bậc Tiến sĩ. Do vậy, Khoa cần có kế hoạch cụ thể cho từng năm trong việc giao nhiệm vụ cho từng giáo viên đi học tiến sĩ trong mỗi năm. Có như vậy mới có thể thực hiện được kế hoạch đã đề ra.

IV/ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TRONG NHỮNG NĂM TỚI:

4.1. Tập trung sức lực và thời gian của toàn giáo viên trong việc biên soạn đề cương môn học ngoại ngữ chuyên ngành cho tất cả 5 học phần cho sinh viên Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và Khoa Luật.

4.2. Khoa cũng cần khẩn trương xây dựng phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ song song với việc biên soạn đề cương môn học.

4.3. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và Khoa Luật trong việc quản lý giảng dạy của giáo viên, học tập của sinh viên sao cho thật nề nếp. Làm việc với các đơn vị trong việc cung cấp, sử dụng các thiết bị cần thiết hỗ trợ cho việc dạy môn ngoại ngữ chuyên ngành như: phòng học đủ rộng, đài có chất lượng tốt, máy tính xách tay, máy chiếu, màn hình có sẵn tại lớp học. Tất cả những điều trên đều rất cần thiết trong quá trình chuyển đổi mô hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chú trọng tới việc tự học của sinh viên.

4.4. Thường xuyên báo cáo với Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại ngữ và Ban Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà nội về những việc Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đã làm và dự định làm để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đồng thời tăng cường giao lưu với Bộ môn ngoại ngữ của 2 trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Xã hội và Nhân văn để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá, biên soạn chương trình – giáo trình và công tác nghiên cứu khoa học để dần dần tạo được sự thống nhất trong đào tạo môn ngoại ngữ chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Hà nội.

 Theo Kỷ yếu 5 năm thành lập Khoa NNCN, Trường ĐHNN - ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   |