Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Đào tạo phóng viên chuyên nghiệp cho trang văn nghệ trên báo in
Trong cuộc hội thảo nghiệp vụ về chủ đề "chuyên đề văn nghệ trên báo in" tại Học viện báo chí và tuyên truyền, theo tài liệu thống kê điều tra xã hội học của NCS Trần Bá Dung, số người đọc trang văn nghệ trên báo in thấp nhất so với các chuyên trang khác.

Vấn đề được đặt ra trong hội thảo là không phải công chúng báo chí không thích văn nghệ, và cũng không phải trang văn nghệ trên báo in không còn chỗ đứng nữa. Điều này có liên quan đến nghiệp vụ phóng viên và đào tạo phóng viên cho chuyên trang văn nghệ. Dưới đây là tham luận của Trần Quang tại Hội thảo nói trên.

Trước hết, theo tôi, chúng ta cần xác định thế nào là trang văn nghệ trên báo in. Có thể có một số cách hiểu khác nhau: Trang Văn nghệ là trang báo đăng tải các tác phẩm văn nghệ do nhà văn hoặc nhà báo sáng tác; hoặc là trang báo chủ yếu dùng để đăng tải các bài nghiên cứu, phê bình hoặc giới thiệu các tác phẩm b¸o chÝ mà đối tượng của nó là văn nghệ. Tạm dừng ở hai cách hiểu này để chúng ta đi sâu hơn một chút: Những tác phẩm văn nghệ như truyện ngắn, thơ, nhạc, tranh, ảnh nghệ thuật... dĩ nhiên là tác phẩm văn nghệ. Còn những tác phẩm khác, thường thì tư liệu mang tính lịch sử (tức là cái có thật trong đời sống xã hội) nhưng được tác giả thể hiện bằng bút pháp văn học như bút ký, chân dung văn nghệ sĩ, tiểu phẩm châm biếm, tiểu phẩm đả kích, biếm hoạ... thuộc loại hình văn nghệ hay thông tấn? (Vì hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng có loại ký báo chí và ký văn học, vậy thì có hay không tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học, truyện ngắn báo chí và truyện ngắn văn học v.v..?). Xác định điều này là để trong hoạt động thực tiễn, chúng ta thấy được rằng trang văn nghệ trên báo in cần và nên đăng tải những gì. Thực ra thì để xác định nên và không nên đăng tải cái gì trên trang văn nghệ, tốt hơn cả là tổ chức điều tra xã hội học báo chí. Vì chúng ta làm báo là để phục vụ công chúng và công chúng sẽ trả tiền cho chúng ta để báo chí có thể phát triển được cho nên ý kiến của công chúng báo chí, suy cho cùng là ý kiến quyết định.

Tác giả Trần Quang

Vì không có điều kiện tiến hành điều tra xã hội học, cho nên tôi chỉ có thể phát biểu với tư cách là suy nghĩ của cá nhân.

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, một hiện tượng khá thú vị đã diễn ra trong lĩnh vực báo chí là: Cùng với sự phát triển rồm rộ của báo chí, lực lượng nhà báo chuyên nghiệp tăng rất nhanh. Trong khi đó thì hiện tượng nhà văn viết báo giảm trông thấy. Điều đó cho thấy là yêu cầu báo ra báo, văn ra văn đang là nhu cầu thật sự của sự phát triển. Một thời gian dài trước đây chúng ta dễ nhận thấy rằng báo chí dường như là công việc làm thêm của nhà văn. Công việc chính của họ là sáng tác văn học, khi nào vì một lý do nào đó mà phải dừng lại để nghỉ ngơi thì họ sẽ ngồi viết báo. Vì thế, trong một tác phẩm báo chí mà cái “nhân” của nó đáng lẽ phải là thông tin thì người đọc lại thấy phảng phât cái dư vị của hình tượng nghệ thuật. Bây giờ thì, về cơ bản không còn hiện tượng đó nữa. Nhưng khi tính chất văn nghệ trong các tác phẩm tin tức mất đi (điều này là cần thiết) thì dường như “mân cỗ” báo chí cũng khô khan hơn, ít hương vị hơn. Trong khi đó thì công chúng vẫn cần. Các thực khách của báo chí chỉ không muốn cho lẫn đường vào trong các món ăn mặn thôi chứ họ không muốn chúng ta cắt luôn cả phần bánh ngọt tráng miệng. Và vì thế, trang văn nghệ trên báo (ở đây là báo in) vẫn cần cho công chúng. Tôi tin rằng công chúng vẫn mong có nó, nhưng phải hay và bổ ích.

Tôi rất ủng hộ ý tưởng của Ban tổ chức Hội thảo khi đặt vấn đề là “Trang văn nghệ” trên báo in chứ không phải là đề tài văn nghệ trên báo chí nói chung. Với cách đặt vấn đề này, chúng ta có thể hiểu rõ ràng rằng văn nghệ là một chuyên trang hay chuyên mục chứ không phải là cách dùng lẫn lộn hay trộn lẫn văn nghệ vào báo chí.

Các trang báo Văn nghệ luôn đầy ắp các minh họa của họa sĩ Thành Chương (Một minh họa của Thành Chương trên báo ; Ảnh nguồn: Vietnamnet)

Nếu chúng ta có thể đồng ý với nhau rằng chủ đề văn nghệ trên báo in, cho đến nay, công chúng vẫn muốn đọc, thì vấn đề tiếp theo sẽ là: Họ muốn đọc cái gì? Những tác phẩm báo chí thấm đẫm tính chất văn nghệ như Ký, Tiểu phẩm...hiện đang được thừa nhận là những thể loại của báo chí và đang được các báo sử dụng khá phổ biến có lẽ là điều chúng ta không cần thiết phải bàn ở đây. Cái cần bàn là những sáng tác nghệ thuật như truyện ngắn, thơ, tranh ảnh nghệ thuật... có nên đưa vào trang văn nghệ hay không. Về điều này, tôi cho rằng phải tuỳ thuộc vào từng loại báo. Nói chính xác là tuỳ thuộc vào độc giả của từng tờ báo. Có lẽ đối với học sinh, sinh viên thì họ vẫn thích thú khi được đọc một truyện ngắn hay hoặc bài thơ hay trên báo, nhưng với các cụ già thì điều đó chưa chắc đã đúng. Nhìn chung, công chúng của báo in hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ đông nhất (có lẽ chỉ đứng sau công chúng truyền hình). Độ tuổi từ 15 đến trên dưới 50 là lực lượng độc giả chính của báo in. Với độ tuổi này thì những tác phẩm mang tính văn nghệ hoặc có đề tài là văn nghệ vẫn còn chiếm vị trí quan trọng trong nhu cầu đọc báo của họ. Chính vì thế, những tác phẩm về đề tài văn nghệ như tin tức văn nghệ, chân dung văn nghệ sĩ... vẫn có chỗ đứng xứng đáng trên trang báo.

Tôi cũng tin rằng đại đa số công chúng báo chí Việt Nam không dễ gì cảm nhận được cái hay, cái đẹp và cả cái xấu, cái dở của một tác phẩm nghệ thuật. Nhiều người vẫn ca ngợi những tuyệt tác hội hoạ của Leonardo da Vinci và những bản giao hưởng tuyệt vời của Mozart nhưng có lẽ vì các tác giả đó quá nổi tiếng chứ không phải họ thực sự cảm nhận được tác phẩm. Nhiều tác phẩm nghệ thuật khác của Việt Nam và thế giới cũng được công chúng cảm nhận và đánh giá theo cái cách a dua như thế. Hiện tượng này liên qua đến tình trạng giảng dạy nghệ thuật trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, khi nhà trường còn để lỗ hổng như vậy thì, với khả năng của mình, báo chí có thể góp phẩn giúp cho nhân dân hiểu biế về chúng thông qua các tác phẩm phê bình, nghiên cứu nghệ thuật. Nghĩa là trên báo chí nói chung và báo in nói riêng, nên thường xuyên có loại tác phẩm này.

Từ nhiều năm nay, tôi thấy trên các phương tiện truyền thông nói chung, rất ít xuất hiện các tác phẩm nghiên cứu, phê bình và giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật. Tôi nghĩ rằng báo in, trong quá trình phát triển của mình, rất nên qua tâm đến mảng đề tài này. Muốn phát triển được đề tài này trên báo, một mặt chúng ta cần sự cộng tác đắc lực của các nhà nghiên cứu nghệ thuật (để có các tác phẩm mang tính nghiên cứu), mặt khác cần đào tạo được một đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp (để viết bài phê bình và giới thiệu tác phẩm).

Những gì tôi đã trình bày trên đây cho phép chúng ta đặt vấn đề về công tác đào tạo.

 Trần Quang - Giảng viên Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   |