Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Nghĩ về người đề xuất "khoán 10" trong đại học Việt Nam
Thời gian gần đây, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội. Các phiên họp Quốc hội cũng nóng hơn với các vấn đề giáo dục. Còn các phương tiện thông tin đại chúng cũng không ngừng nói đến những cải cách trong quản lý giáo dục đại học.

Những khái niệm “tự chủ”, “trách nhiệm xã hội” không còn quá xa lạ trong quản trị đại học và xu hướng giao quyền cho các trường đại học là tất yếu để có những cải cách tích cực, cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Những cụm từ mạnh như “cởi trói” hay “xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản” cũng được sử dụng để nhấn mạnh sự chuyển giao quyền quyết định vốn từ lâu thuộc về cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các trường đại học. Dường như có thể hiểu rằng những cải cách giáo dục đại học gắn liền với công cuộc đổi mới nền kinh tế. Trên thực tế, đất nước đã bước vào một thời kỳ phát triển mới với những cải cách sâu rộng từ hai mươi năm qua trong khi giáo dục đại học không có được một sự bứt phá đáng kể nào để thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Để có được những tiến bộ trong quá trình chuyển giao quyền quyết định này, không thể không nói đến những tiếng nói mạnh mẽ của các bậc trí thức Việt Nam giàu tâm huyết cả trong và ngoài nước, đặc biệt là GS.VS Nguyễn Văn Đạo, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Với tư cách một nhà khoa học, một nhà quản lý và trên tất cả là một người nặng lòng với sự nghiệp “trồng người”, ông đã dành trọn tâm sức của mình trong nhiều năm để thúc đẩy tự chủ đại học, một khái niệm cơ bản đối với các đại học trên thế giới kể từ khi có những đại học đầu tiên ở Châu Âu vào thế kỷ XI, nhưng lại quá xa lạ đối với các đại học Việt Nam.

Nếu kể từ Đại học Đông Dương do người Pháp thành lập năm 1906 theo mô hình hiện đại phương Tây, đại học Việt Nam mới có 100 năm phát triển mà một phần ba thời gian phải trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc. Trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các đại học được tổ chức và vận hành dưới sự điều hành của một bộ chủ quản (hoặc giáo dục - đào tạo, hoặc chuyên ngành). Vì vậy, khái niệm “tự chủ đại học” là quá mới mẻ và không dễ được chấp nhận ở cả cấp quản lý và cấp thực thi mặc dù nền kinh tế thị trường đa thành phần đã dần được khẳng định ở Việt Nam. GS.VS Nguyễn Văn Đạo là một trong những người đi tiên phong thúc đẩy cải cách hệ thống giáo dục đại học Việt Nam với những đề xuất về giao quyền tự chủ cho đại học như một bước đột phá đề cải thiện chất lượng đào tạo. Ông vẫn thường hay ví cải cách này với “khoán 10” để có những hình dung rõ nét hơn về sự cấp thiết giao quyền quyết định cho các đại học. Có thể thế hệ trẻ ngày nay không biết nhiều về “khoán 10” cũng như ảnh hưởng của nó đối với cả một giai đoạn phát triển của đất nước, nhưng chắc chắn họ muốn và cần được tiếp thu tri thức trong một hệ thống giáo dục đại học hiện đại, chất lượng và hội nhập được với thế giới. Những mong muốn đó không dễ trở thành hiện thực nếu không có những cải cách triệt để, những cam kết mạnh mẽ ở nhiều cấp quản lý và cả tâm huyết của nhiều cá nhân đủ cả “đức” lẫn “tài”. Những khẩu hiệu to tát hay những phong trào mang tính hình thức không giúp chuyển biến cả một hệ thống đại học đang tụt hậu rất xa so với thế giới.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức. Nhân loại đang tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử trong việc tạo ra tri thức mới và cuộc đua về khoa học - công nghệ đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Trong cuộc đua này không có chỗ cho những người đến muộn và hệ quả của sự tụt hậu về tri thức không thể đo đếm được. ý thức được điều đó và mong muốn cải thiện tình hình, GS.VS Nguyễn Văn Đạo đã chấp nhận đảm đương một công việc khó khăn và đầy thử thách là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội từ những ngày đầu thành lập. Hai Đại học Quốc gia với quyền tự chủ cao chính là mô hình thí điểm cho việc xây dựng những trung tâm đại học mạnh làm đầu tàu cho cả hệ thống. Những ngày đầu gian khó với biết bao vướng mắc từ cơ chế, từ hệ thống văn bản pháp lý thiếu đồng bộ. Nhưng những cản trở thực sự lại đến từ một bộ phận không nhỏ những con người nhiều hoài nghi vào một mô hình mới hoặc không muốn chấp nhận những cải cách thực sự. Thời gian 7 năm làm Giám đốc ĐHQGHN (1994 - 2001) đối với GS.VS Nguyễn Văn Đạo là cả một chuỗi dài những thử thách, đấu tranh để giữ vững được một mô hình đại học tự chủ trong điều kiện Việt Nam. Ông có được sự ủng hộ từ những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ, ông có sự chia xẻ, đồng tình của những nhà trí thức giàu tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, và quan trọng là ông biết động viên, khuyến khích đồng nghiệp và cấp dưới cùng ông đi một con đường mới không bằng phẳng. Nhiệt huyết của ông đã truyền sang cho những người xung quanh, đặc biệt là cán bộ trẻ. Có thể họ cũng chưa hiểu hết về mô hình đại học mới, về những khái niệm quản trị đại học hiện đại nhưng họ biết là đang góp sức cùng ông xây dựng những giá trị mới tốt đẹp hơn. Họ có niềm tin và sự kính trọng đối với một con người tâm huyết và sẵn sàng đi đầu trong mọi khó khăn, dám làm và dám chịu trách nhiệm như ông.

Các đại học Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm để có thể hội nhập được với cộng đồng đại học thế giới. Không biết có một lúc nào đó nhìn lại chặng đường đã qua, người ta sẽ đánh giá đúng mức vai trò của GS.VS Nguyễn Văn Đạo với tư cách là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho tự chủ đại học ở Việt Nam?

____________

Ảnh trên là hội thảo với chủ đề: "Giáo dục Việt Nam: Hiện trạng, Thách thức và Giải pháp" do ĐHQGHN tổ chức năm 1999. Nội dung của hội thảo là đề tài thời sự vẫn còn nóng hổi đến ngày hôm nay (năm 2007 - BBT).

 Nguyễn Anh Thu - Fribourg, ngày 4/7/2007 - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   |