Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Hợp tác quốc tế về đào tạo ở Khoa Luật - ĐHQGHN: thực trạng và triển vọng
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm hiện đại hoá chương trình và chất lượng của sản phẩm đào tạo, đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước là một chủ trương lớn của Đại học Quốc gia Hà Nội đã từ nhiều năm nay.

Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội đã và đang thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong giảng dạy, nghiên cứu pháp luật và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, suy nghĩ. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khoa Quốc tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội, chúng tôi xin gửi tới cuộc Hội thảo khoa học bản tham luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị đào tạo trong và ngoài ĐHQG về hợp tác quốc tế.

I. NHỮNG HÌNH THỨC HỢP TÁC QUỐC TẾ CƠ BẢN ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI KHOA LUẬT.

Hoạt động hợp tác quốc tế của Khoa Luật đã có bề dày gần 16 năm nay, trong đó có những lĩnh vực hợp tác chủ yếu như sau.

- Hợp tác với Cộng hoà Pháp

- Hợp tác với Nhật Bản;

- Hợp tác với các đối tác khác: Mỹ, Đan Mạch, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, ...

1. Chương trình hợp tác với CH Pháp:

Trong số các cơ sở đào tạo luật trong cả nước, Khoa Luật-ĐHQG Hà Nội là cơ sở đào tạo có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ nhất với Cộng hoà Pháp, các chương trình hợp tác bao gồm:

- Đào tạo hệ Đại học Fillière với mục đích, yêu cầu: Trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản của thế giới và châu Âu thông qua ngôn ngữ tiếng Pháp được thực hiện bởi các Giáo sư đến từ Pháp, Canada, Bỉ, ... và các Quốc gia khác trong cộng đồng Pháp ngữ.

- Chương trình đào tạo Thạc sỹ trong khuôn khổ của AUF:

+ Người học: Đối tượng đa dạng đến từ nhiều quốc gia: Việt Nam, Pháp, Campuchia, Lào, Ca-mơ-run, ... và các nước khác trong khu vực.

+ Đội ngũ giáo viên: Các giảng viên của Cộng hoà Pháp và mét phÇn nhá cña c¸c gi¶ng viªn Việt Nam.

+ Chương trình giảng dạy: mang tính hiện đại, đạt chuẩn của châu Âu và quốc tế về nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý việc dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Các kỳ thì học kỳ và tốt nghiệp được tổ chức nghiêm túc, công khai, minh bạch. Những sinh viên không qua được các kỳ thì đều phải học lại hoặc phải thi lại theo lịch được thông báo.

Khoa Luật cũng đã xây dựng được một thư viện với hàng nghìn đầu sách được cung cấp bởi các trường đối tác và một phòng máy tính dành riêng cho các học viên để tra cứu tài liệu. Đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu tốt giúp các học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Chương trình học được xây dựng dựa trên nội dung của thoả thuận hợp tác. Theo đó các phía đối tác sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thoả thuận. Cụ thể chương trình đào tạo cao học này được xây dựng theo nguyên tắc sau:

Phía các Trường ĐH Pháp: Xây dựng chương trình tổng thể phù hợp với kiến thức cần phải tích luỹ đối với một Thạc sỹ luật học (1 khoá/2 năm). Chương trình này được sự thống nhất bởi cả ba Trường ĐH của Pháp (Toulouse 1, Bordeaux 4, Lyon 3) là những trường sẽ có giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy cho chương trình và sẽ luân phiên cấp bằng cho học viên

Tổ chức quản lý và tổ chức lớp học:

+ Ba Trường ĐH trên sẽ luân phiên quản lý hồ sơ và cấp bằng cho mỗi khoá đào tạo.

+ Hàng năm, các Trường này cũng luân phiên cử cán bộ sang làm việc liên tục trong thời gian một năm để cùng điều phối chương trình và hướng dẫn học viên phương pháp luận để nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp.

Phía Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

+ Trên cơ sở kế hoạch giảng dạy đã được thống nhất giữa các Trường và các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, phía Khoa Luật (do một điều phối viên chịu trách nhiệm) sẽ chuẩn bị các thủ tục để đón tiếp giáo viên nước ngoài (visa nhập cảnh, đưa đón giáo viên, tổ chức gặp mặt với Ban CNK và tổ chức các buổi toạ đàm, chuyện đề với giáo viên của Khoa ….)

+ Các môn học thường có thời lượng từ 20 đến 30 giờ.

+ Ngoài các giảng viên của Pháp còn có giáo viên Việt Nam cũng được mời giảng dạy cho chương trình này, chủ yếu vẫn do các giáo viên của Cộng đồng Pháp ngữ đảm nhận.

+ Cuối năm học, hai môn học sẽ được lựa chọn bởi Giám đốc chương trình để làm môn thi cho học viên, môn thi chỉ được th«ng báo cho học viên trước khi thi một tháng.

+ Hết khoá học (cuối năm thứ hai), ngoài hai môn thi viết học viên phải tham gia vào một kỳ thi nói và phải bảo vệ LVTN.

+ Công tác quản lý:

- Là đối tác quản lý hành chính về các thủ tục đón tiếp giáo viên nước ngoài, quản lý lưu học sinh nước ngoài, cơ sở vật chất, tổ chức lớp học…Qua thực tiễn, chúng tôi có những đề nghị sau.

+ Đón tiếp giáo viên đến giảng dạy : Ngoài việc giáo viên đến giảng dạy theo thoả thuận thì cần phải coi họ là đối tác của hoạt động quan hệ quốc tế và cần phải duy trì mối quan hệ này không chỉ cho dự án mà cho sự phát triển học hỏi kinh nghiệm của giảng viên và cán bộ trong Khoa. Nên thiết lập các buổi sinh hoạt khoa học, trao đổi công nghệ và phương pháp giảng dạy, tạo sự hợp tác giữa các đối tác.

+ Đón tiếp và quản lý lưu học sinh: Do Khoa không có ký túc xá dành cho lưu học sinh nên việc tìm chỗ ở cho học viên còn gặp nhiều khó khăn và khó quản lý được học viên. Tuy nhiên do dự án đã hoạt động tương đối lâu nên chuyên viên bộ phận pháp ngữ cũng đã có được một số địa chỉ cho thuê nhà gần trường để hàng năm đặt chỗ cho học viên mới đến học. Việc này phải được tiến hành từ rất sớm để đảm bảo khi học viên nước ngoài đến Việt Nam là có chỗ ở ngay.

+ Thủ tục nhập cảnh và cư trú cho học viên : Phía Khoa phải chịu trách nhiệm lo các thủ tục nhập cảnh và cư trú cho học viên nên việc liên lạc với học viên phải liên tục và chủ yếu bằng thư điện tử nên trang thiết bị đầy đủ là rất cần thiết.

Phải nắm vững những văn bản và quy định về thủ tục đề nghị xin cấp visa hoặc gia hạn tạm trú cho học viên.

+ Về cơ sở vật chất: Để đáp ứng yêu cầu phù hợp với chất lượng đào tạo quốc tế, Khoa Luật đã thường xuyên đầu tư, nâng cấp hệ thống giảng đường, trang thiết bị, phòng làm việc, nhằm tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý của chường tình này…

+ Trao đổi giáo viên: Trong khuôn khổ của chương trình này, việc thực hiện trao đổi giáo viên 2 chiều được tiến hành hàng năm: Các giảng viên của các trường đối tác sang Việt Nam giảng dạy và ngược lại, các giảng viên của Khoa Luật cũng sang Pháp tham gia đào tạo ngắn hạn (các khoá học nâng cao nghiệp vụ, hội thảo, ...) và dài hạn (đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ).

- Chương trình đào tạo Tiến sỹ:

Chương trình đào tạo Tiến sỹ Luật trong khuôn khổ của dự án Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (PUF) được khởi động từ năm 2006 đến nay đã thực hiện được một số hoạt động cơ bản sau:

- Công tác quảng bá chương trình đào tạo Tiến sỹ Luật: Cùng với các giáo sư của Cộng hoà Pháp, Khoa Luật đã tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của 2 phía Pháp và Việt Nam, và của các ứng viên trong cả nước;

- Ngoài việc giới thiệu các mục đích, yêu cầu và chương trình giảng dạy, Khoa Luật còn tổ chức một khoá đào tạo trong vòng 7 ngày do các Giáo sư Pháp thực hiện nhằm giới thiệu, tư vấn phương pháp lựa chọn đề tài, lựa chọn giáo viên hướng dẫn giúp cho các ứng viên có được lựa chọn chính xác hơn. Hoạt động này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ sở đào tạo khác như Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ,... Đây là một cách làm tốt để cung cấp những thông tin chính xác cho các ứng viên trước mỗi khoá học và có thể được coi là một kinh nghiệm tốt có thể vận dụng để quảng bá chương trình đào tạo Tiến sỹ trong nước.

Tính đến nay, chương trình này đã thu hút được 15 NCS đến từ các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Pháp, Camơrun….

Giáo viên của chương trình: Ngoài các giảng viên theo từng đề tài nghiên cứu của NCS, các trường Đại học Pháp còn cử một điều phối viên quản lý chung và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho các NCS.

- Các hội thảo trong khuôn khổ AUF và PUF:

Đã tổ chức một số cuộc hội thảo về pháp luật trong quá trình toàn cầu hóa, kinh nghiệm của EU và Việt Nam.

2. Chương trình hợp tác với Nhật Bản:

Hiện nay, Nhật Bản cũng là một quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ và có nhiều chương trình hợp tác, giúp đỡ Việt Nam về pháp luật. Tại Khoa Luật, chương trình này đã và đang triển khai để đào tạo cử nhân pháp luật Việt-Nhật.

- Đối tượng của chương trình này chủ yếu là các cử nhân chuyên ngành tiếng Nhật.

- Chương trình đào tạo: luật pháp của Nhật Bản và Việt Nam

- Bằng cấp: Văn bằng II chính quy. Với bằng cấp này, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tại các doanh nghiệp, công ty của Nhật Bản hoặc liên doanh Việt-Nhật.

Ngoài ra, trong chương trình đào tạo này còn có các buổi nói chuyện chuyên đề thường niên với giảng viên, sinh viên của Khoa.

3. Hợp tác với các đối tác khác: Các hình thức hợp tác:

- Mời các chuyên gia nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc, ...) sang giảng chuyên đề cho giảng viên, sinh viên và học viên sau Đại học của Khoa;

- Tổ chức các hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài;

- Thực hiện các dự án có sự tham gia của các đối tác nước ngoài: Luật biển và hàng hải quốc tế; Hỗ trợ pháp lý; Quyền con người; ...;

- Tổ chức các chuyến đi khảo sát, các buổi trao đổi nghiệp vụ giữa giảng viên của Khoa với các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Bỉ, Hàn Quốc, Nga, ...;

- Cử các cán bộ giảng dạy, sinh viên đi nghiên cứu ngắn hạn/dài hạn ở nước ngoài;

Trong chương trình hợp tác với nước ngoài, chúng tôi đã từng bước tiếp thu việc chuyển giao công nghệ giảng dạy nghiên cứu, xây dựng thư viện gồm các tài liệu nước ngoài, có phòng máy để khai thác tư liệu. Đặc biệt trong chương trình hợp tác với Pháp, ngoài chương trình giảng dạy, quản lý của trường còn có một giáo viên quản lý sinh viên để nắm bắt được phương pháp giảng dạy, tổ chức hội thảo, hỗ trợ sinh viên làm visa, thuê nhà cho sinh viên, tổ chức các hoạt động văn hoá nhân dịp lễ tết, tổ chức dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài.

Trên đây là một số nội dung chủ yếu trong hoạt động hợp tác quốc tế mà Khoa Luật đang thực hiện và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, góp phần vào việc cung cấp nguồn cán bộ pháp lý có trình độ cao cho đất nước đồng thời đào tạo nguồn nhân lực pháp lý cho một số nước: Lào, Campuchia, Thái Lan,... và cả Pháp. Thành công trong những năm qua của Khoa Luật đã được dư luận xã hội đánh giá cao. Khoa Luật đã trở thành một địa chỉ tin cậy về hợp tác đào tạo nhất là trong tổ chức CỘng đồng Pháp ngữ không chỉ đối với các bạn trẻ Việt Nam mà còn của các nước láng giềng. Có được thành tích như vậy là do sự nỗ lực của lãnh đạo và tập thể giáo viên, cán bộ của Khoa Luật từ khi còn ở trong trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn cho đến khi trở thành Khoa trực thuộc ĐHQGHN và hiện nay. Đồng thời cũng là nhờ sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của lãnh đạo ĐHQGHN, các đơn vị khác trong ĐHQGHN.

II. TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỪ THỰC TIỄN HỢP TÁC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực của đất nước, trong đó có hội nhập về không gian pháp luật, chắc chắn hoạt động hợp tác quốc tế của Khoa Luật sẽ còn tiếp tục được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Hiện tại, ngoài các chương trình hợp tác nêu trên, Khoa Luật còn nhận được nhiều đề nghị hợp tác từ nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới như Canada, Bỉ, Nga, Trung quốc, Đan Mạch vv…Đây là những điều kiện và cơ hội tốt cho chúng tôi mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần hiện đại hóa chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của mình, phục vụ tích cực cho công cuộc hội nhâp của đất nước. Do vậy, những kinh nghiệm về hợp tác quốc của bản thân, của Khoa Quốc tế và các đơn vị khác trong ĐHQG Hà Nội sẽ rất có ý nghĩa cho chúng tôi tham khảo, học tập.

Qua thực tiễn mười mấy năm thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, chúng tôi cũng đã nhận ra nhiều điều cần rút kinh nghiệm, đổi mới và xin được chia sẻ với các đơn vị trong và ngoài ĐHQG Hà Nội một số vấn đề sau:

- Về cơ chế: Phải nói rằng, được ở trong ĐHQG Hà Nội - một trung tâm đào tạo lớn và có uy tín trong cả nước, một địa chỉ giáo dục – đào tạo hàng đầu trong con mắt của bạn bè quốc tế, là một thuận lợi lớn cho các cơ sở đào tạo nói chung và của Khoa Luật nói riêng. Khoa Luật và các đơn vị trực thuộc ĐHQG cần tích cực khai thác và sử dụng có hiệu quả thế mạnh này để hợp tác quốc tế ngày càng phát triển;

- Cần đẩy mạnh công tác quảng báo chương trình hợp tác quốc tế một cách đồng bộ, vừa với tư cách của các cơ sở đào tạo, vừa mới với tư cách ĐHQG, như vậy việc hợp tác sẽ hiệu quả hơn;

- Cần đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo liên thông. Cần tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa các đơn vị đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm.

- Hỗ trợ trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên đạt trình độ khu vực và quốc tế, đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ và tư duy, phong cách giáo dục hiện đại.

Về chủ trương, thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để từng bước bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn:

+ Khi các giáo sư nước ngoài sang phải có những buổi hội thảo, phải có kế hoạch cho các buổi hội thảo để các giáo sư có thể trao đổi với giảng viên trong Khoa hiệu quả hơn;

+ Ngoài ra cần có một cơ chế về tài chính tốt hơn, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ cho giáo viên để sau 1-2 năm có đội ngũ giáo viên đáp ứng được công nghệ đào tạo của các nước;

+ Cần phải có một kế hoạch đào tạo cho các giảng viên chứ thể thực hiện một cách đơn lẻ như hiện nay;

Cần mở rộng đầu vào trong công tác tuyển sinh, theo xu thế chung của thế giới:

  • Tăng cường công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài: phải có những biện pháp cụ thể hơn và có những hình thức đánh giá xác thực hơn
  • Vấn đề hướng nghiệp ngay trong chương trình học: là một vấn đề rất quan trọng để tăng tính hấp dẫn của chương trình khi tiến hành quảng bá

VD: Đối với chương trình đào tạo sử dụng tiếng Pháp: phải thường xuyên liên hệ với những cơ sở có nhu cầu, phải tổ chức các buổi thực tiễn đến những cơ sở đó cho sinh viên nhằm tăng uy tín và tính hấp dẫn cho cơ sở đào tạo. Muốn thực hiện được điều đó cần phải có một cơ chế tổ chức và tài chính tương xứng.

Cần phải đẩy mạnh liên kết giữa các ngành đào tạo trong ĐHQG. Trong thời đại đào tạo liên ngành và đa ngành, lâu nay đào tạo các ngành trong khuôn khổ của ĐHQG có liên kết đào tạo quốc tế còn rời rạc. Nên mở đào tạo liên ngành Luật – Kinh tế, Luật – Môi trường, Luật – Công nghệ, Luật – Xã hội học vv….Chưong trình đào tạo liên ngành này sẽ tạo đầu vào rộng cho người học. Cần phải có chủ trương khuyến khích từ ĐHQG và từ Khoa Quốc tế để ngay trong năm học 2008-2009 có chương trình đào tạo liên ngành trên.

Trong khuôn khổ của ĐHQG nên tổ chức những chuyến thăm quan đào tạo liên kết ở các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, ... để học hỏi kinh nghiệm hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước. Đây là một việc làm để chúng ta có thêm thông tin, kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế.

Tiếp đến là cần tổ chức các hội thảo trong ĐHQG và giao cho các cơ sở thực hiện. Có thể tổ chức các buổi giao lưu Sinh viên - Giảng viên - Người quản lý chương trình nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tăng cường việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm.

Kính thưa các quý vị đại biểu.

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khoa Quốc tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội, Khoa Luật – ĐHQGHN xin được gửi tới quý Khoa lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và xin chúc Khoa Quốc tế tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo quốc tế, tạo nên sắc thái độc đáo trong khuôn khổ ĐHQGHN - một địa chỉ tin cậy về liên kết hợp tác đào tạo với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Xin trân trọng cảm ơn!

 PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế - Phó chủ nhiệm khoa Luật - ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   |