Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Khi giáo viên dạy ngoại ngữ làm chủ nhiệm
Mỗi giáo viên tới lớp, đều đã tự xác định cho mình nhiệm vụ không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”.

Để làm được nhiệm vụ đó, bên cạnh đội ngũ giáo viên giảng dạy từng bộ môn, còn có một đội ngũ các giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Thực tế 18 năm giảng dạy, trong đó có 16 năm rưỡi tại THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã cho chúng tôi thấy rằng ngoài sự khác biệt về lứa tuổi đã được nghiên cứu nhiều, công tác chủ nhiệm còn có sự khác biệt về mô hình giáo dục (một bên là trường THPT chuyên, và một bên là các lớp thuộc trường THPT không chuyên) dẫn tới sự khác biệt cũng rất lớn ở các lớp học sinh cùng lứa tuổi. Ngoài ra, do đặc thù chuyên môn của giáo viên khác nhau nên trong công tác chủ nhiệm sẽ có những điểm khác biệt đáng kể.

I. ThẾ nÀo là thành công trong công tác chỦ nhiỆm?

Một học sinh tốt không nhất thiết là học sinh xuất sắc nhất và luôn phấn đấu trở thành nhà vô địch. Cũng như vậy, một tập thể lớp tốt không nhất thiết phải luôn phấn đấu trở thành lớp nhất khối, nhất trường, càng không là một tập thể luôn hô khẩu hiệu “lớp chúng tôi vô địch”. Trong những cuộc thi đua lành mạnh, thể nào cũng có người đứng đầu, người đứng cuối. Mỗi con người khi sinh ra và trong quá trình phát triển đều không có gì giống với người khác. Mỗi tập thể lớp cũng vậy. Chính vì lẽ đó, chúng tôi muốn học sinh ý thức được sự phát triển của chính mình, biết tự kiểm tra, đánh giá mình, so sánh mình/ tập thể lớp mình của ngày hôm nay với mình/ tập thể lớp mình của ngày hôm qua, xem có gì khác biệt, khác theo chiều hướng nào, vì sao theo chiều hướng đó và làm thế nào để mình/ tập thể lớp mình ngày mai phát triển tốt đẹp hơn hôm nay. Chúng tôi muốn giáo dục cho học sinh tinh thần: mình/ tập thể lớp mình và bạn/ tập thể lớp bạn trao đổi với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, chúng ta cùng tốt. Bởi vậy, thành công trong công tác chủ nhiệm chính là làm sao cho mỗi cá nhân học sinh:

- Hiểu được chân giá trị của mình, tìm thấy vị trí danh dự của mình trong tập thể lớp

- Biết tự chủ, chọn cách sống lương thiện, chân thực, bỏ qua lối sống bằng mẽ bên ngoài, bằng sĩ diện hão, bằng hư danh, bằng ảo ảnh.

- Giàu lòng tự trọng, biết tôn trọng mọi người, biết ơn cha mẹ sinh ra mình và tất cả những ai nuôi dưỡng mình, giáo dục mình, giúp đỡ mình, tạo cho mình môi trường phát triển lành mạnh.

- Có ý chí, có nhiều ước mơ trong sáng. Phấn đấu ngày càng tiến bộ, càng giỏi giang hơn

- Giàu lòng vị tha với đúng đối tượng và kiên quyết đấu tranh với những kẻ gieo nhân ác.

- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ tài sản của bản thân, của mọi người xung quanh và của xã hội, có ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhận thức được rằng tập thể-xã hội nơi mình sinh sống, học tập, lao động chính là môi trường xã hội phát triển của mình. Môi trường trong lành giúp cá nhân phát triển khỏe mạnh cả về tâm hồn, trí tuệ và thể chất. Ngược lại, nếu môi trường vẩn đục, ngột ngạt thì cá nhân không những không phát triển mà còn có thể bị thui chột. Như vậy, tự phấn đấu cho bản thân tốt lên đồng thời giúp cho bạn/ lớp bạn tốt đẹp hơn cũng chính là tạo cho chính mình/ lớp mình một môi trường phát triển lành mạnh.

II. Công tác chỦ nhiỆm  như là mỘT khoa hỌc

GVCN không thể chỉ là người được phân công nhiều thời gian để “quản” học sinh. “Quản” mà không có phương pháp, không áp dụng khoa học để hiểu, để giải thích, thì không thể thành công.

II.1. Hiểu biết về sự phát triển toàn diện của con người cũng như tâm-sinh lý lứa tuổi.

Mỗi giáo viên khi tốt nghiệp trường ĐHSP đều được trang bị một vốn kiến thức nhất định về tâm lý giáo dục, về tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh của mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể bằng lòng với những gì được học. Chúng ta cần thường xuyên cập nhật và lựa chọn kiến thức chứ không thể chỉ áp đặt một cách máy móc những quan niệm và cách ứng xử mà mình đã được học trước đây vào việc giáo dục con người mới. Hiện nay, nhiều giáo viên biết ngoại ngữ và có tác phong khoa học. Họ thường không chỉ dừng lại ở việc đọc tài liệu viết bằng tiếng mẹ đẻ hoặc được dịch sang tiếng mẹ đẻ mà còn trực tiếp chọn và đọc bằng tiếng nước ngoài.

Những kiến thức cần còn có thể lấy từ thực tế. Chúng ta cần những hiểu biết khoa học về giới, nhận biết được những thay đổi về tâm sinh lý của học sinh, miêu tả được tình trạng sức khỏe của học sinh (chiều cao, cân nặng, dinh dưỡng, tiêm phòng...). Chúng ta cần từ  bỏ niềm tin giả tạo rằng các tệ nạn xã hội xảy ra ở nơi khác, chứ học sinh của mình, con cái mình không thể nghiện hút, không bao giờ quan hệ tình dục trước hôn nhân, không thể bị lây nhiễm các loại bệnh “xã hội”...; chúng ta không nên nghĩ rằng cung cấp thông tin khoa học về các vấn đề nhạy cảm này, hay cung cấp các dịch vụ y tế, là “vẽ đường cho hươu chạy”. GVCN là người cần được huấn luyện đặc biệt về nhận thức và thái độ để góp phần tháo gỡ những rào cản thông tin đến với học sinh, hỗ trợ các nguồn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cho học sinh ở tuổi vị thành niên. Chúng ta nên quan tâm tới mối quan hệ tổng hoà giữa Thân-Tâm-Trí. Sức khỏe tâm thần không tốt, tình cảm bị tổn thương... sẽ làm thể chất suy yếu, trí tuệ cũng giảm sút.

II.2. Hiểu biết về các môn học trong chương trình của nhà trường.

Không cần chuyên sâu, nhưng GVCN nên tìm hiểu qua đồng nghiệp hoặc qua chính học sinh, xem học sinh của mình được học những gì, điều kiện học ra sao. Giống như phụ huynh, những giáo viên quan tâm thực sự đến công việc của học sinh sẽ có cơ hội được các em chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình. Ngược lại, những GVCN chỉ thăm hỏi chung chung, động viên một cách hình thức sẽ chỉ nhận được từ học sinh chính những tình cảm như vậy. Có người ngại rằng trong lúc trao đổi với học sinh, có những kiến thức mới mà bản thân giáo viên không biết hoặc đã quên, thì học sinh sẽ coi thường. Tâm lý này cần được khắc phục. Học sinh ở lứa tuổi trung học không còn hoàn toàn suy xét bằng cảm tính nữa. Chẳng có gì đáng xấu hổ khi thổ lộ rằng bản thân mình cũng đang thường xuyên “năng nhặt” và mình sẵn sàng cùng “nhặt” kiến thức với học sinh. Chúng ta nên chấp nhận một thực tế là không thể làm học sinh kính nể mình bằng cách chứng tỏ mình “biết tuốt”. Chúng ta nên biết thể hiện những thế mạnh của mình và thừa nhận những thế mạnh của học sinh theo tinh thần và ước mơ như quan niệm của người Việt ta từ ngàn xưa : “Con hơn cha là nhà có phúc”. Khi hai bên bình đẳng, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau, học sinh sẽ học được từ GVCN tính trung thực trong khoa học, sự khiêm tốn, sự say mê học hỏi, thái độ thiện chí, cầu thị, ý chí và quyết tâm cao.

III. Công tác chỦ nhiỆm như là mỘt nghỆ thuẬt

III.1. Nghệ thuật xây dựng lòng tin

Để cùng hoạt động, các thành viên trong cùng môi trường phải có chung một tiếng nói. Vì thế, xây dựng lòng tin giữa GVCN với học sinh, giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với các giáo viên khác và với nhà trường là điều kiện không thể thiếu cho một tập thể vững mạnh. Để làm được điều đó, GVCN phải: Sống khiêm tốn, trung thực trong khoa học và trong cuộc đời; liêm khiết, minh bạch về tài chính, không vụ lợi; nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa hứa và thực hiện lời hứa; tôn trọng học sinh, không lạm dụng quyền lực, dùng quyền lực để áp đặt, để “chặn họng”; tôn trọng bí mật của học sinh, trân trọng gìn giữ lòng tin mà học sinh đặt vào chúng ta; công bằng, vị tha, rộng lượng.

Để xây dựng lòng tin với học sinh, GVCN còn phải giúp học sinh xây dựng lòng tự tin vào chính bản thân mình. GVCN cần hiểu đúng năng lực của các em để giao việc phù hợp khả năng; yêu cầu cao chất lượng cao, động viên kịp thời, đúng mức; đặt hi vọng và niềm tin vào sự tiến bộ của các em.

III.2. Nghệ thuật chia sẻ.

Chia sẻ trong nhà trường nghĩa là thày và trò, cũng như các bạn trong lớp đặt mình vào vị trí của nhau để đồng cảm với nhau hơn, cũng là để hiểu chính mình hơn. Mục đích cuối cùng là làm sao cho mọi thành viên gần gũi, cùng phát triển tốt đẹp. Sự chia sẻ thực sự chính là sự tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ được thể hiện sự hiểu biết, được lắng nghe, được tranh luận cho tới khi “tâm phục, khẩu phục”. Khái niệm “chia sẻ” không thể đồng hành với khái niệm “áp đặt”. Khái niệm chia sẻ cần được hiểu theo ý nghĩa rộng nhất: Chia sẻ tinh thần, tình cảm, chia sẻ hiểu biết khoa học, chia sẻ kinh nghiệm sống, v.v.

Để chia sẻ, đồng cảm về tâm hồn, tình cảm với học sinh, GVCN cần có lòng khoan dung và lòng chân thành. Sự khác biệt của các cá nhân làm cho cộng đồng thêm đa dạng, phong phú. GVCN cần làm cho học sinh hiểu rằng mỗi người có một năng khiếu, một sở thích, khi sống trong một cộng đồng thì đừng nên lấy mình làm chuẩn để đánh giá mọi người. Tôn trọng sở thích của nhau và làm sao để sở thích của mình không làm phiền người khác chính là thể hiện nếp sống văn minh, nếp sống biết chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm sống với học sinh có lẽ là một mục đích trọng tâm trong công tác chủ nhiệm. Tuy vậy, trong thời đại hiện nay, nhà trường và gia đình không nên đặt mục tiêu là đào tạo học sinh ngoan, theo kiểu “gọi dạ, bảo vâng”. Khoa học phát triển, kinh tế, xã hội phát triển, các hình mẫu, các thần tượng, kể cả một số giá trị đạo đức cũng thay đổi theo quan niệm mới của thời đại. Vì thế, thầy cô, cha mẹ cũng cần chuyển biến theo và biết chọn lựa trong vốn kinh nghiệm sống của mình những điều vẫn luôn là quí giá để truyền lại cho thế hệ sau, giúp thế hệ trẻ phát triển tốt nhân cách. Chúng ta không thể chủ quan cho rằng kinh nghiệm chỉ được đo bằng 1năm tháng.

III.3. Nghệ thuật xây dựng tính tự giác, tính tự lập, sáng tạo.

Khi được phân công chủ nhiệm một lớp, GVCN thường phổ biến nội qui của trường rồi yêu cầu học sinh học và thực hiện. Không phải ai cũng làm cho học sinh thấy rằng một bản nội qui dân chủ là của các em, vì quyền lợi của các em.Trước đây, chúng ta thường có thói quen nghe cấp trên (ngoài xã hội), người trên (trong gia đình) ra lệnh, chỉ bảo. Trong thời đại mới, quá trình thực hiện chủ chương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã cho phép thế hệ trẻ cũng như mọi người dân bình thường thể hiện nhiều hơn các quan điểm của mình, và hạn chế bớt sự áp đặt. GVCN cần giúp  học sinh tự nhận thức được rằng quyền lợi học tập, tu dưỡng, rèn luyện của chính mình được bảo đảm khi một bản nội qui dân chủ được thực hiện tốt, từ đó các em tự nhận thấy trách nhiệm của mình, tự giác thực hiện. Bản nội qui dân chủ này có lẽ nên giống như một bản “hợp đồng” dạy và học, nghĩa là đồng thời qui định nghĩa vụ và quyền lợi của người dạy, người học, người làm các công tác quản lý, hành chính... Trong các giờ sinh hoạt lớp, GVCN chủ động dành thời gian, để học sinh tìm ra hình thức phù hợp, trao đổi thẳng thắn, bình đẳng với nhau, và với người lớn (GVCN) về những chuẩn mực đạo đức của con người mới cũng như về lý tưởng của thanh niên thời nay, đồng thời tìm ra phương pháp hành động thích hợp với từng đối tượng lớp trong từng giai đoạn, thời kỳ sao cho lớp đạt hiệu quả phấn đấu tối ưu.

III.4. Nghệ thuật xây dựng lòng tự trọng và sự tôn trọng mọi người.

Chúng ta cần dạy cho học sinh nhận thức được rằng tự trọng là tự hiểu mình, sống và làm việc theo pháp luật, sống không hổ thẹn với lương tâm. Một số người quan niệm rằng “làm gì thì làm, miễn là không bị bắt, không bị phát hiện”. Những người này luôn tìm mọi cách để che mắt các nhà chức trách và mọi người xung quanh, hối lộ, mua chuộc, dùng mọi phương tiện để đạt được mục đích làm giàu hay tiến thân. Khi trong môi trường sống và học tập hàng ngày, các em học sinh còn bị tiếp xúc với những kẻ như vậy thì người GVCN tâm huyết còn nhiều gian nan vất vả.

GVCN nên đưa ra các tình huống cụ thể cho các em thảo luận và phân tích để nhận thc rõ rằng s tôn trọng mọi người không có nghĩa là mặc cho mọi người muốn làm gì thì làm, hoặc là mình làm ngơ trước những sai phạm, để tránh va chạm. Thái độ bàng quan trước những việc làm của người khác sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội vì thiếu sự nhận xét, phân tích, phân biệt đúng sai. Thái độ như vậy sẽ dung túng cho những kẻ làm càn, đồng thời lại gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho những người lương thiện.

Trong quá trình giảng dạy chuyên môn và đạo đức, cần làm cho học sinh của mình hiểu rằng sự tự trọng và tôn trọng mọi người còn thể hiện ở sự yêu cầu cao đối với bản thân và mọi người.

IV. Giáo viên ngoẠi ngỮ làm chỦ nhiỆm

IV.1. Công tác chủ nhiệm tại các lớp chuyên

Nhiều giáo viên từng làm chủ nhiệm ở cả những lớp không chuyên và những lớp chuyên cùng chia sẻ điều suy nghĩ của chúng tôi rằng công việc ở từng loại hình lớp là khác nhau và để đạt hiệu quả giáo dục tốt thì không thể nói là làm chủ nhiệm ở lớp chuyên “nhàn” hơn ở lớp không chuyên. Những vấn đề GVCN các lớp không chuyên, ở các trường THPT không chuyên, đặc biệt trên các địa bàn dân cư phức tạp, thường gặp như: nói tục, chửi bậy, lười học, đánh nhau, trộm cắp hay các tệ nạn xã hội khác... thì ở các lớp chuyên ít hoặc không xảy ra. Nhưng cũng có những vấn đề xuất hiện ở các lớp chuyên mà ở những lớp không chuyên lại ít có, ví dụ: học sinh mất ngủ, suy nhược thần kinh, trầm cảm do học quá nhiều hoặc do chịu nhiều áp lực đa phương; “hội chứng thiên tài”, quá coi trọng phần “tài” mà bỏ qua các mặt khác, luôn cho mình là nhất, thiên hạ là bét, mọi người phải chạy quanh để lo cho mình còn mình thì chẳng cần lo cho ai... Tại một số lớp chuyên, áp lực của sự cạnh tranh khiến cho khái niệm tình bạn, tình người đôi khi trở thành khái niệm “cổ tích”...

Lớp chuyên là nơi hội tụ của nhiều học sinh giỏi và cán bộ lớp, có thể có người sẽ nghĩ rằng học sinh tại các lớp chuyên sẽ tự giác học tập và tự làm hết mọi việc, các lớp chuyên đều là lớp tốt và GVCN sẽ «thất nghiệp». Trên thực tế, mọi sự không giản đơn như vậy. Mặc dù là nơi tập trung học sinh giỏi và cán bộ lớp từ nhiều trường THCS lên, song, các em không thể cùng trở thành cán bộ lớp và cũng không có năng lực học tập và công tác như nhau. Việc lựa chọn được một ban cán sự lớp (lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng) và việc hướng dẫn các em tự điều hành trôi chảy công việc của lớp vẫn không phải là dễ. Tâm lý chủ quan, bất phục thày, bạn có thể nảy sinh ở một số em vốn được cưng chiều hoặc quen được nghe quá nhiều lời khen từ cha mẹ, bạn bè, thày cô giáo cũ. Ngược lai, một số em khác lại hoang mang, thiếu tự tin khi gặp nhiều bạn có năng lực bằng hoặc hơn mình. Những hiểu biết của GVCN về khoa học quản lý nhân sự, về phương pháp tổ chức các hoạt động giàu tính chủ động, sáng tạo nhằm phát huy chất xám của học sinh chuyên, nhằm gắn kết các em lại với nhau trong một tập thể mới là quan trọng và không thể thiếu.

IV.2. Giáo viên ngoại ngữ làm chủ nhiệm

Đặc thù bộ môn mà mình giảng dạy tạo cho mỗi GVCN những lợi thế và khó khăn khác nhau. Tại các lớp chuyên ngoại ngữ, học sinh đã có một khả năng nhất định về ngoại ngữ. GVCN dạy ngoại ngữ có thể lồng ít nhiều nội dung của công tác chủ nhiệm vào các hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng các chủ đề được đề cập trong bộ môn giáo dục công dân hoặc được đề cập đến trong các buổi sinh hoạt lớp hay sinh hoạt đoàn để làm chủ đề cho các bài luyện viết hay luyện nói tiếng nước ngoài. Hoặc ngược lại, khi luyện đọc hiểu, nghe hiểu tiếng nước ngoài, chúng ta có thể chọn những tài liệu có tính giáo dục cao để làm “một công đôi việc”: Vừa luyện tiếng nước ngoài, vừa rèn nhân cách. Việc làm trên hoàn toàn không mới, đã được nhiều GVCN thực hiện và đạt kết quả tốt.

Hoạt động theo nhóm là đặc thù của nhiều môn học, trong đó có ngoại ngữ. Nếu như thông qua các hoạt động độc lập, các em học cách bình tĩnh, tự tin, kiên trì làm đến cùng, tự bố trí thời lượng hợp lý cho từng nhiệm vụ... thì thông qua các hoạt động học tập theo nhóm, các em học cách giao tiếp với cộng đồng: Nhường quyền / giành quyền nói; lắng nghe; tổng hợp / phân tích những lời nói của bạn; mạnh dạn, chủ động đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình; đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ,... Hoạt đông theo nhóm giúp các em có điều kiện thể hiện mình, rèn được cả sự tự tin và tính khiêm nhường, đồng thời, tạo điều kiện tốt cho sự “cộng hưởng năng lượng” của một tập thể. Năng lượng tập thể này, nếu biết cách khéo phát huy thì không chỉ được tính bằng con số cộng đơn thuần, mà có thể tính được bằng cấp số nhân. Song, nếu không biết cách phát huy, thì năng lực của từng em (đặc biệt là của học sinh giỏi) sẽ thành phản lực tấn công lại nhóm và nó sẽ tạo ra sự trì trệ của nhóm hoạc làm tan rã nhóm. Ở đây, chúng ta càng dễ dàng nhận thấy vai trò hướng dẫn quan trọng của GVCN.

Thông qua các hoạt động tập thể với cả lớp, các em học cách tổ chức, phân công công viêc, đoàn kết, tương trợ nhau... Do giáo viên ngoại ngữ thường xuyên tổ chức các hoạt động theo nhóm hoặc cả tập thể lớp, nên khi họ đồng thời là GVCN thì đây cũng là một thuận lợi lớn.

Trong mọi hoạt động, GVCN giỏi không phải là người luôn kè kè bên học sinh để giáo huấn, nhắc nhở hoặc làm thay công việc. GVCN phải là người biết nhìn xa, trông rộng, giao nhiệm vụ đúng với khả năng của học sinh, biết đặt lòng tin vào học sinh, biết ẩn mình hay xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, tạo cho học sinh có điều kiện chủ động thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của một người có vị trí trung tâm trong quá trình dạy và học.

Tóm lại, sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật là bí quyết thành công của công tác chủ nhiệm. Giáo viên ngoại ngữ có điều kiện sử dụng vốn tiếng nước ngoài của mình làm phương tiện mở rộng tầm hiểu biết khoa học, phục vụ cho công tác chủ nhiệm. Họ còn có thể làm những mố cầu đầu tiên, nối trực tiếp học sinh với kho tàng văn hóa và khoa học của nhân loại, đảm bảo tốt tính khoa học trong công tác chủ nhiệm. Giáo viên ngoại ngữ còn thông qua các hoạt động ngoại khóa để thày-trò dễ gần gũi, hiểu và thông cảm lẫn nhau hơn, dễ đặt lòng tin vào nhau, dễ chia sẻ với nhau mọi điều. Sự kết hợp giữa những hoạt động nội-ngoại khóa giúp họ tăng thêm điều kiện, hoàn cảnh để giáo dục toàn diện trí tuệ, thể lực và nhân cách học sinh.

 Vũ Việt Hoa - Trung tâm Ngôn ngữ và văn minh Pháp - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   |