Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

 

 

 

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ

Phân cấp hành chính được chia thành 3 nhóm:

o Tản quyền (deconcentralisation)

Tản quyền là hình thức phân chia quyền quyết định và trách nhiệm cho các đơn vị đại diện chính quyền Trung ương ở các vùng.

o Uỷ quyền (delegation)

Uỷ quyền là hình thức phân cấp hành chính mà chính quyền Trung ương chuyển giao quyền quyết định và trách nhiệm điều hành cho cơ quan địa phương song chính quyền Trung ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết định này.

o Phân quyền (devolution)

Phân quyền là hình thức cao nhất trong phân cấp hành chính. Với hình thức này, toàn bộ quyền hạn trong việc ra quyết định, tài trợ và quản lý được chính quyền Trung ương giao cho các cơ quan độc lập của chính quyền địa phương.

Bên cạnh những hình thức trên còn có hình thức phân cấp kinh tế (còn được gọi là phân cấp thị trường, khái niệm này khác hẳn với khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế). Khái niệm này được sử dụng khi Nhà nước chuyển giao một số chức năng từ khu vực công sang khu vực tư nhân, như vậy một số nhiệm vụ sẽ không được các cơ quan nhà nước thực hiện mà sẽ chuyển giao cho khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã, các hiệp hội, và các tổ chức phi chính phủ thực hiện.

- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế luôn gắn chặt với quá trình chuyển đổi vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý và điều hành nền kinh tế. Vấn đề này liên hệ gắn bó với khái niệm phân cấp kinh tế.

- Trong thực tiễn, 3 hình thức phân cấp trên thường có phần giao thoa với nhau, bổ xung cho nhau.

- Phân cấp không làm cho vai trò của các cơ quan Trung ương giảm đi, họ có thể tập trung thêm nguồn lực vào việc xây dựng các điều kiện khung khổ và giám sát các hoạt động của các cơ quan địa phương.

1.2 Tác động của phân cấp đối với công tác quản lý nhà nước

Phân cấp đã và đang trở thành một xu thế phát triển tại nhiều quốc gia trong những thập niên vừa qua, đặc biệt là ở những nước đang phát triển có cơ cấu tập quyền. Qua thực tiễn tại nhiều nước, nhiều chuyên gia đã thông nhất xác định một số tác động tích cực của phân cấp đối với công tác quản lý nhà nước như sau (1):

a. Phân cấp phá vỡ cấu trúc quyền lực chính trị cứng nhắc

Về cơ bản, phân cấp chính trị luôn gắn liền với việc hạn chế một phần quyền lực của chính quyền trung ương, đưa quyền lực tới gần người dân và do vậy các quyết định chính trị có tính linh hoạt và thực tiễn hơn.

b. Phân cấp hỗ trợ quá trình tham gia của người dân và hình thành một cấu trúc dân chủ trong xã hội

Phân cấp tạo điều kiện cho người dân gần với quá trình ra các quyết định chính sách , do đó các quyết định dễ dàng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được đúng nhu cầu của địa phương hơn.

c. Phân cấp tăng cường sự “hoà đồng” của người dân với bộ máy nhà nước

Thông qua quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định (hoặc ít nhất làgẫn gũi hơn với cấp ra quyết định), người dân dễ dàng có “cảm nhận” nhà nước là “của dân, do dân và vì dân” hơn. Yếu tố này sẽ góp phần tích cực khuyến khích người dân đóng góp xây dựng cho địa phương và xã hội nhiều hơn.

d. Phân cấp bảo vệ cho nhóm thiểu số

Khi quyết định chính sách luôn ở cấp cao nhất thì sẽ dễ dàng xuất hiện nguy cơ quyền lợi của nhóm thiểu số không được lưu ý. Khi quyền quyết định được huyển xuống cấp thấp hơn thì tỷ lệ “thiểu số” sẽ được nâng lên (nhất là khi mà nhóm “thiểu số” này cư trú tương đối tập trung tại một vùng), do đó, những quyết định ở cấp dưới sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của nhóm thiểu số này.

e. Phân cấp nâng cao tính hiệu quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước

Quá trình phân cấp đã đưa cấp quyết định xuống gần với thực tiễn hơn, do đó dễ dàng đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn, như vậy chính quá trình này đã nâng cao được hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. (đặc biệt là trong những việc như xây dựng, vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng ở địa phương).

f. Phân cấp nâng cao tính bền vững, hiệu quả và công bằng trong quá trình sử dụng các nguồn lực kinh tế

Trên cơ sở tạo điều kiện cho việc ra quyết định phù hợp với thực tiễn và thứ tự ưu tiên các nhu cầu ở địa phương, quá trình phân cấp đã góp phân quan trọng trong việc nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội.

g. Phân cấp góp phân tích cực trong xoá đói giảm nghèo

Kinh nghiệm ở hầu hết các nước đang phát triển đều cho thấy rằng: quá trình phân cấp thực sự đã góp phần quan trọng cho việc xác định một cách chính xác hơn những yếu kém cũng như những nhu cầu thực tiễn ở địa phương. Điều này đã tạo điều kiện cho các chính sách xoá đói giảm nghèo ở các quốc gia này đáp ứng được đúng những yêu cầu của phát triển, xoá đói giảm nghèo ở những vùng khó khăn.

1.3 Những nguy cơ có thể xuất hiện trong quá trình phân cấp

Phân cấp không chỉ có những tác động tích cực, bài học không thành công ở một số quốc gia cũng đã chỉ ra rằng: quá trình phân cấp có thể dẫn đến một số nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đén quá trình phát triển xã hội. Những nguy cơ đó là:

a. Phân cấp có thể làm cho những vùng khó khăn thêm mất ổn định

Tại nhiều quốc gia, nhất là ở những quốc gia có đa sắc tộc, đa tôn giáo, người dân coi trọng những tập tục, lễ giáo, những cá nhân đại diện sắc tộc, tôn giáo hơn chính quyền địa phương. Tại những nơi này, nếu quá trình phân cấp được thực hiện thiếu cơ sở khoa học sẽ dễ dàng dẫn đến những rạn nứt giữa các vùng, các sắc tộc, thậm chí có thể dẫn đến nội chiến hoặc tan vỡ.

b. Phân cấp có thể “bỏ rơi” một số nhiệm vụ của Nhà nước

Quá trình phân cấp nếu không được thực hiện một cách đồng bộ (ví dụ phân cấp nhiệm vụ không gắn liền cùng với phân cấp tài chính) có thể dẫn đến hiện tượng nhiều nhiệm vụ của Nhà nước sẽ không được cấp nào quan tâm thực hiện.

c. Phân cấp có thể làm cho công việc của cơ quan nhà nước phức tạp và tốn kém hơn

Để thực hiện phân cấp cần xây dựng một số cơ quan, tổ chức mới ở các cấp dưới. Khi quá trình phân cấp không gắn liền với quá trình cải cách bộ máy hành chính có thể dẫn đến hiện tượng tăng thêm cơ quan, tổ chức ở cấp dưới, trong khi đó hệ thống ở TW lại không giảm đi mà còn lại “phình” ra. Vì vậy, nếu mô hình phân cấp không hợp lý có thể làm cho công việc hành chính thêm phức tạp và tốn kém hơn.

d. Phân cấp có thể tạo điều kiện để “đẩy” nguy cơ tham nhũng từ trung ương xuống cấp địa phương

Quyền lực dễ làm nảy ra cơ hội tham nhũng. Quá trình phân cấp là quá trình chuyển giao quyền lực xuống cấp dưới, do vậy, nếu không có những cơ chế giám sát, giải trình phù hợp thì quá trình này sẽ dãn đến nguy cơ đẩy nạn tham nhũng xuống cấp địa phương.

(1) Việc loại trừ những công việc mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện là một công việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa cho quá trình cải cách hành chính và phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta.

(2) Để xây dựng Đề án phân cấp, trước hết phải rà soát lại toàn bộ những công việc cho đến nay được coi là quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, đánh giá mức độ cần thiết và sau đó mới xác định cấp chính quyền có trách nhiệm thực hiện hoạt động này.

(3) Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực bộ máy ngành kế hoạch và đầu tư ở các cấp, quá trình cũng cần xác định từng bước quá trình phân cấp.

(4) Phân cấp đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ, từ phân cấp hành chính, phân cấp tài khoá đến việc đổi mới bộ máy tổ chức tương ứng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà bộ máy tổ chức của ngành kế hoạch đầu tư chưa thể đáp ứng những đòi hỏi mới , quá trình phân cấp có thể được thực hiện từng bước, theo từng mức độ thích hợp (ví dụ: từ tập trung sang uỷ quyền và từ uỷ quyền từng bước chuyển sang phân quyền).

(5) Việc thực hiện các kiến nghị của Đề án phân cấp sẽ liên quan đến việc sửa đổi điều chỉnh một số Luật, Pháp lệnh và Nghị định, vì thế một Nghị định về phân cấp chắc chắn sẽ không đáp ứng được yêu cầu này.

quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

3 Cơ sở pháp lý cho việc phân cấp hiện nay

Cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch hiện nay là Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.

4 Thực trạng phân cấp trong công tác quy hoạch

Đã có sự phân cấp:

o Cấp quản lý quy hoạch Quốc gia

Cấp Trung ương chịu trách nhiệm quản lý các quy hoạch loại 1 (quy hoạch vùng, ngành, sản phẩm, khu CN, khu CX, lãnh thổ liên tỉnh, đô thị loại 1&2)

o Cấp quản lý quy hoạch cấp Tỉnh

Cấp Tỉnh chịu trách nhiệm quản lý các quy hoạch loại 2

Đã có sự phân công trong việc quản lý quy hoạch giữa Chính phủ với các bộ, ngành, trong đó quan trọng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ xây dựng và các bộ có liên quan ở cấp trung ương, giữa UBND tỉnh với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng và các sở liên quan khác ở cấp tỉnh.

- Chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh cụ thể các hoạt động liên quan đến việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tuy vậy có nhiều luật, pháp lệnh liên quan đến nội dung kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

- Một trong những tiền đề quan trọng nhất cho việc phân cấp trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là phải loại bỏ những công việc mà Nhà nước không nhất thiết phải làm trên mọi lĩnh vực (phân cấp thị trường). Sau đó mới phân bổ các nhiệm vụ cho từng cấp, nhiệm vụ của từng cấp được phân chính là một phần quan trọng trong nội dung của kế hoạch cấp đó.

- Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm được xây dựng và thực hiện ở Cấp Trung ương và cấp tỉnh, trong khi đó kế hoạch hàng năm được lập và thực hiện ở cả 4 cấp là: Trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Phân cấp trong quản lý đầu tư từ nguón ngân sách nhà nước đã được xác định tương đối cụ thể trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP. Theo đó, các dự án sẽ được phân thành 4 nhóm: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B và C (xem Phụ lục).

5 Quản lý nhà nước trong quá trình chuẩn bị dự án

o Thẩm tra dự án, thẩm định và quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Theo đó, “Đối với các dự ỏn quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thỡ chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trỡnh Chớnh phủ xem xột để trỡnh Quốc hội thụng qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư”.

o Thẩm định và quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Về nguyên tắc, “Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.”

(Theo Nghị định 112/2006/NĐ-CP).

6 Quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện dự án

Nghị định 07/CP, Nghị định 52/CP, và Nghị định 66/CP, toàn bộ các khâu từ thẩm định, phê duyệt thiết kế, đấu thầu, quản lý và giám sát, nghiệm thu đều đã được phân cấp theo 4 cấp trên cơ sở các loại dự án A, B, C.

+ Nếu doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước: thực hiện như quy định đầu tư của NSNN.

+ Nếu doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thì tiến hành thẩm tra đối với các dự án thuộc Cấp Trung ương.

+ Nếu doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tự có, doanh nghiệp tự thẩm định và quyết định đầu tư theo Luật doanh nghiệp nhà nước; riêng đối với các dự án quốc gia thì phải qua bước thẩm tra.

Cấp Trung ương ban hành các văn bản pháp luật về chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, áp dụng thống nhất trong cả nước. Cấp Trung ương (uỷ quyền cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Cấp Tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và ban hành các biện pháp ưu đãi khác theo thẩm quyền của mình trên cơ sở luật định (ví dụ: hỗ trợ đào tạo, ưu đãi đất,…)

7 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài: TW

8 Ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài và xúc tiến đầu tư

Trung ương và các địa phương.

9 Cấp, thu hồi giấy phép đầu tư

+ Cấp Trung ương

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

+ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất (được TW uỷ quyền)

10 Hoạt động quản lý, kiểm tra và giám sát

Cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát.

11 Phân cấp quản lý tại các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất

Nghị định số 322/HĐBT năm 1991; Nghị định số 192/CP (1994), Nghị định số 36/CP (1997), Nghị định số 36/CP .

Thực hiện cơ chế uỷ quyền.

Quyết định số 100/2000/QĐ-TTg chuyển các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh về trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

12 Phân cấp quản lý trong công tác đấu thầu

Cơ sở pháp lý cho công tác đấu thầu là Nghị định 66/CP.

Phân cấp đấu thầu sẽ thay đổi khi cách thức phân loại dự án đầu tư và phân cấp quản lý dự án thay đổi.

13 Công tác vận động ODA

Tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng danh mục các dự án ưu tiên vận động ODA cho địa phương và tổ chức Hội nghị điều phối ODA trên địa bàn. Tất cả các hoạt động khác đều do cấp Trung ương đảm nhận. (có sự chồng chéo giữa TW và địa phương trong công tác vận động ODA).

14 Công tác phê duyệt các chương trình, dự án ODA

Địa phương chỉ phê duyệt các dự án nhóm B, C trên địa bàn và các dự án hỗ trợ kỹ thuật có tổng vốn dưới 1 triệu USD, còn lại do Trung ương phê duyệt.

15 Bố trí vốn đối ứng và thanh toán vốn ngoài nước

Tỉnh có trách nhiệm cân đối vốn đối ứng, điều chỉnh bổ sung vốn đối ứng cho từng dự án do tỉnh quản lý. Việc khác do cấp Trung ương đảm nhận theo Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định số 78/NĐ-CP/2004.

16 Giám sát, theo dõi và đánh giá dự án

Việc giám sát theo dõi và đánh giá được giao cho cấp quản lý dự án ODA.

17 Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý cho việc đăng ký kinh doanh bao gồm một số luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Dân sự và các Nghị định có liên quan

18 Hiện trạng phân cấp trong quản lý đăng ký kinh doanh

Việc đăng ký kinh doanh hiện đã được phân cấp hoàn toàn cho địa phương.

19 Cơ cấu bộ máy tổ chức về quản lý kế hoạch và đầu tư ở các cấp

Những chức năng được quy định tại Nghị định 61/CP đã được phân công cho các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

Các bộ, ngành Trung ương thường có Vụ (hoặc Ban) kế hoạch hoặc ghép cùng một chức năng khác (ví dụ Vụ kế hoạch, tài chính)

Tại cấp tỉnh, Sở KHĐT có nhiệm vụ làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .

Hầu hết các huyện đều đã ghép Phòng kế hoạch với một phòng chuyên ngành khác (thông thường là Phòng Tài chính). Cấp xã lại không có định biên nào cho công tác kế hoạch.

trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Bên cạnh những quan điểm chủ đạo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 08/2004 của Chính phủ, định hướng phân cấp này còn lưu ý thêm một số điểm sau:

Loại bỏ những nhiệm vụ mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện hoặc không nhất thiết phải quản lý.

Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị nào là hoàn toàn do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương quyết định.

Phải đặc biệt chú ý đến cơ chế phối hợp giữa các cấp cũng như giữa các cơ quan đồng cấp .

Đặc biệt chú ý đến điều kiện và khả năng hiện tại ở từng cấp, trên cơ sở đó có thể thực hiện Đề án phân cấp theo từng bước tương ứng.

Quá trình phân cấp là quá trình động, vì vậy những đề xuất phân cấp dưới đây cần được thường xuyên nghiên cứu và cập nhật.

Trên cơ sở những đề xuất trong Đề án Phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành trong năm 2006 và 2007, tạo cơ sở cho việc tăng cường quá trình phân cấp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội. Tuy vậy, vẫn cần tiếp tục lưu ý một số hướng sau:

o Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước

+ Làm rõ và cụ thể hơn nữa nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, loại bỏ bớt những nội dung mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện (phân cấp thị trường).

+ Làm rõ và thực hiện một cách gắn kết hơn mối quan hệ giữa quy hoạch với Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

o Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện trạng phân cấp hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

o Quy hoạch các ngành lĩnh vực và quy hoạch một số sản phẩm chủ lực

- Đổi mới mạnh hơn theo hướng “Phân cấp thị trường

o Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp

Tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc phân cấp hiện nay.

Do nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm toàn bộ nhiệm vụ của Nhà nước ở mỗi cấp nên việc phân cấp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ thuận lợi hơn sau khi đề án phân cấp của các bộ, ngành đã được tổng hợp và trình Chính phủ thông qua.

Ban hành Luật Kế hoạch hoá, trong đó bao gồm một số nội dung liên quan đến những vấn đề phân cấp trong lĩnh vực kế hoạch:

+ Xác định nội dung hệ thống chỉ tiêu kế hoạch từng cấp ;

+ Xác định những nội dung chính sách của từng cấp trên cơ sở thẩm quyền của từng cấp trong các lĩnh vực;

+ Minh bạch hoá quá trình hoạch định chính sách với sự tham gia của người dân và các tổ chức trong xã hội;

23 Đề xuất xây dựng và sửa đổi văn bản pháp lý:

- Ban hành Luật kế hoạch hoá. Dự kiến Luật Kế hoạch hoá sẽ được trình vào năm 2008.

và tín dụng nhà nước

Việc đổi mới quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tín dụng nhà nước hiện đã được nghiên cứu và thể hiện trong Nghị định 112/2006/NĐ-CP (cũng theo đề xuất từ Đề án phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Vấn đề cơ bản cần tiếp tục quan tâm là đổi mới các tiêu thức phân loại dự án, tạo cơ sở cho việc tiếp tục phân cấp quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

của doanh nghiệp nhà nước

Tiếp tục thực hiện Nghị định 180/2004/NĐ- CP mới ban hành để quản lý đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.

26 Quản lý đầu tư nước ngoài

Luật Doanh nghiệp chung đã được ban hành, xoá bỏ sự đối xử khác biệt giữa các thành phần kinh tế. Theo đó, việc phân cấp quản lý đầu tư đối với đầu tư nước ngoài cũng được thay đổi theo hướng mở rộng quyền cho nhà đầu tư và tăng quyền và trách nhiệm hơn cho chính quyền địa phương.

tư nhân

- Giữ nguyên cơ chế phân cấp đối với khuyến khích đầu tư tư nhân.

- Tăng cường phân cấp cho huyện, xã trong việc giám sát đầu tư (giống như đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài).

- Phân quyền hoặc uỷ quyền cho các tỉnh trong việc cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước.

28 Đã ban hành, Đề xuất ban hành hoặc điều chỉnh các văn bản pháp lý

- Luật đầu tư: Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua 2006.

- Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Hiện nay Dự thảo Nghị định này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và đang trình Chính phủ xem xét ban hành.

- Nghị định thi hành Luật Đầu tư Đã ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư

- Luật đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nướcxây dựng cơ bản.

- Một số Nghị định khác có liên quan đến quản lý đầu tư sẽ được điều chỉnh để phù hợp với Luật nêu trên.

- Tập trung quyền lực ở cấp Trung ương đối với công tác vận động, quy hoạch ODA, đàm phán các điều kiện vay trả. Các tỉnh chỉ có quyền kiến nghị danh mục các dự án ưu tiên.

- Tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho cấp tỉnh trong việc phê duyệt và giám sát, theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA.

Nhiều vấn đề đã được sử lý trong Nghị định số 131/2007/NĐ-CP về quản lý nguôn vốn ODA

Trong việc đăng ký kinh doanh không cần phải tiếp tục phân cấp mà phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh ở các địa phương, hình thành một hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất trên toàn quốc.

- Xác định nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp và phân cấp đối với những hoạt động quản lý nhà nước này.

Trong thời gian trước mắt, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở những nội dung phân cấp đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Hình thành Phòng Kế hoạch tại cấp huyện .

- Có suất định biên ở cấp xã cho công tác kế hoạch .

Phụ lục: PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ)

STT

29 LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

I

Dự án quan trọng quốc gia

Theo Nghị quyết số 6/2006/QH11 của Quốc hội

I

Nhóm A

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

Không kể mức vốn

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

Không kể mức vốn

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Trên 1.500 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Trên 1.000 tỷ đồng

5

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Trên 700 tỷ đồng

6

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 500 tỷ đồng


III

Nhóm B

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

Từ 75 đến 1.500

tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Từ 50 đến 1.000

tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Từ 40 đến 700 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 15 đến 500 tỷ đồng

IV

Nhóm C

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.

Dưới 75 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

Dưới 50 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Dưới 40 tỷ đồng


4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 15 tỷ đồng

Ghi chú :

1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



(1): Tham khảo một số tài liệu: Dezentralisierung – Orientierungshilfe của DEZA (Thuỵ sỹ, 2002), Decentralization: a Sammpling of experience của UNDP (1999), Decentralization: the way to go for developing countries của Kungl Tecniska Hoegskolan (Thuỵ điển, 2004),….

 TS. Đinh Văn Ân
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   |