Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Thuật ngữ báo chí - truyền thông
Sách do TS. Phạm Thành Hưng biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành tháng 6/2007. Đây là cuốn từ điển giải nghĩa thuật ngữ báo chí - truyền thông đầu tiên ở Việt Nam.

Không ít thuật ngữ chuyên ngành truyền thông đại chúng lâu nay thường vẫn được hiểu và sử dụng một cách ước lệ, đôi khi tối nghĩa, đã được tác giả giải thích cặn kẽ và thuyết phục bằng những lập luận khoa học và cứ liệu thực tiễn báo chí sinh động. Từng là cán bộ phụ trách Tạp chí khoa học của Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ giảng dạy Khoa Báo chí, Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã thể hiện rõ sự trải nghiệm và nỗ lực tìm tòi khoa học trong cuốn sách có giá trị học liệu, tra cứu này.

Tôi thường có thói quen, khi cầm một cuốn sách mới, là nhìn tên sách, nhìn xem ai là tác giả. Khi đã biết tên sách và tên tác giả thì tôi có thể đoán biết nó thuộc loại sách gì: sáng tác hay nghiên cứu. Nếu là sách sáng tác như tiểu thuyết chẳng hạn, tôi thường đọc ngay mấy dòng đầu của trang đầu, còn nếu là sách nghiên cứu tôi sẽ tìm mục lục để xem tác giả nghiên cứu về vấn đề gì, sau đó sẽ xem kĩ hơn ở phần tài liệu tham khảo. Rất nhiều lần nhờ phần “tài liệu tham khảo” mà tôi đã tìm được những cuốn sách thật “đáng giá”. Lần này thì khác, chỉ nhìn vào tên sách tôi đoán luôn: “Đây là một cuốn từ điển giải nghĩa”.

Một thao tác mang tính “trắc nghiệm” với dự đoán của mình về cuốn sách vừa được ấn hành, tôi lật xem một trang bất kì giữa cuốn sách, và đọc mục từ đầu tiên mà tôi nhìn thấy. Đó là mục từ “Tiểu luận”. Tác giả đã viết:

“... Về mặt thuật ngữ “tiểu luận” xuất phát từ tên gọi tác phẩm của nhà triết học Phục Hưng Pháp Michela de Montaigne (1533 – 1592). Đây là tác phẩm tập hợp các bài viết triết học thể hiện sự hoài nghi và phê phán hệ tư tưởng phong kiến trung cổ, hướng tới chủ nghĩa nhân văn cao đẹp. Từ sau Montaigne, tiểu luận được hiểu như những tác phẩm triết luận. Tuy vậy, trong thực tế sử dụng thuật ngữ, “tiểu luận đồng nghĩa với bất một văn bản nào có dung lượng không lớn nhưng giàu chất suy tưởng, nghị luận...”(1)

Đúng là một cách giải nghĩa thuật ngữ. Nhiều khi, trong đời sống hàng ngày, để tạo lập một văn bản, để trình bày chính kiến trước đám đông, hoặc đơn giản là nói chuyện với mọi người cho vui,... chúng ta đã sử dụng rất nhiều thuật ngữ khác nhau thuộc mọi lĩnh vực cuộc sống. Và không phải ai cũng hiểu cặn kẽ ý nghĩa xác thực của thuật ngữ mình đang dùng. Đôi khi ở đâu đó trên giảng đường, trong một cuốn giáo trình, hay một bài phát biểu trước đám đông,... những cặp thuật ngữ đi liền nhau tưởng chừng như đồng nghĩa, mà thực chất, ý nghĩa của chúng rất khác nhau, chẳng hạn như: mục đích – yêu cầu, chức năng - nhiệm vụ. Và điều đáng nói hơn là trên báo chí hiện nay, những câu văn ngô nghê khi sử dụng sai thuật ngữ không phải là ít. Vì thế mà tôi nhận thấy cuốn sách này sẽ có lợi cho nhiều người, đặc biệt là các phóng viên, biên tập viên và sinh viên ngành báo chí - truyền thông.

Đã từ lâu, những người làm công tác nghiên cứu - giảng dạy, biên tập viên các nhà xuất bản, sinh viên theo học ngành truyền thông đại chúng và giới báo chí vẫn mong mỏi có một cuốn từ điển giải nghĩa các thuật ngữ báo chí - truyền thông. Loại sách này như một thứ công cụ hữu ích trong thực hành nghề nghiệp. Nhiều ngành khoa học khác đã xuất bản loại sách này từ lâu. Vậy mà phải đợi đến khi cuốn sách của tác giả Phạm Thành Hưng ra đời ngành báo chí - truyền thông mới có thể sở hữu một cuốn sách cần thiết như vậy cho công việc.

Trong một buổi sinh viên bảo vệ luận văn thạc sĩ, một vị đại biểu đã hỏi sinh viên: “Tôi vừa nghe anh nói, rằng không ít báo chí của ta hiện nay vẫn chỉ là loại báo lá cải. Tôi hỏi anh: thế nào là báo lá cải?” Anh sinh viên với vẻ mặt tội nghiệp lúng ta lúng túng như “gà mắc tóc”. Rồi thì một vị GS là thành viên chấm luận văn đã “đỡ” cho sinh viên nọ: “Thôi, cho phép anh “nợ” để anh tiếp tục suy nghĩ và nghiên cứu. Mong đại biểu thông cảm vì cho đến nay chúng ta vẫn còn chưa có một cuốc từ điển giải nghĩa thuật ngữ báo chí cơ mà!” Thì đây, trong cuốn sách của Phạm Thành Hưng được lý giải một cách khá thuyết phục:

“Báo lá cải xuất phát từ báo bán rong. Thực ra, “lá cải” là tính từ đánh giá kiểu bài và kiểu báo bán rẻ, viết không nghiêm túc, đề tài vụn vặt...”

Trên thế giới, loại báo rẻ tiền, có khi cho không, phục vụ tầng lớp dưới của xã hội. Loại báo này hướng chủ yếu vào tâm lý tò mò và tìm kiếm những niềm vui rẻ tiền của những người ít học. Có vô vàn cách gọi khác nhau tuỳ theo mỗi nước. Vì vậy, thuật ngữ “lá cải” là một thuật ngữ thuần tuý Việt Nam. Có lẽ đó là lý do để thuật ngữ lá cải và một vài thuật ngữ khác không được tác giả dẫn xuất xứ bằng tiếng Anh. Đây cũng là biểu hiện về tính “độc sáng” của tác giả cuốn sách.

Với 330 trang sách, mỗi thuật ngữ được tác giả lý giải ngắn gọn trong khoảng một phần ba đến hơn nửa trang, nhưng nội hàm của khái niệm rất rõ ràng và giàu sức thuyết phục.

Đối với các giảng viên đại học chuyên ngành báo chí - truyền thông, từ nay sẽ bớt được nhiều thời gian để giải thích đầy đủ và trọn vẹn các thuật ngữ chuyên môn. Đối với phóng viên và người học nghề truyền thông đại chúng sẽ thuận tiện hơn nhiều khi muốn tìm hiểu và sử dụng chính xác thuật ngữ cho mỗi bài viết của mình.

Mặc dù đã đọc xong cuốn sách, tôi vẫn nhận ra, rằng đây là cuốn từ điển - một loại công cụ không phải để đọc một lần là xong. Trong quá trình làm việc tôi còn phải “sờ” đến nó nhiều lần nữa.

Tuy vậy, tôi đã cố tìm nhưng vẫn chưa thấy những thuật ngữ thông dụng trong nhà trường cũng như ở các cơ quan truyền thông đại chúng như “chức năng”, “đặc trưng” và nhiều những thuật ngữ dùng để chỉ thể loại và các dạng (hay thể) của thể loại...

Dẫu biết sức người có hạn, công việc này chỉ một người làm, trong một thời gian ngắn ngủi, không thể đòi hỏi ở tác giả nhiều hơn, nên mong rằng công việc sẽ còn được tiếp tục để mỗi lần tái bản, độc giả sẽ thoả mãn nhiều hơn về nhu cầu hiểu biết và phục vụ cho công việc hằng ngày của mình.


(1) Trang 191.


Một số thông tin về tác giả Phạm Thành Hưng

Năm sinh: 1954

Nơi sinh: Thanh Hoá

Học vị: Tiến sĩ

Chức danh: Giảng viên chính Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN

Thời gian công tác tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: từ 1978 - 1994

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

Các bài báo khoa học:

  1. Một hình tượng dân gian thuần Nhật/ Văn học Dân gian, số 4/1994.
  2. Những giá trị nghệ thuật không thể phủ nhận/ Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp, tháng 8/1994.
  3. Người kể chuyện đời thường/ Văn học nước ngoài, 1996.
  4. Truyện cổ tích Andécxơn - hình thức tự sự độc đáo / Tạp chí Văn học, số 1/1996.
  5. Khả năng đối thoại của một tiểu thuyết / Văn học, số 10/1996.
  6. Sức sống của một cây bút tiểu thuyết/ Tạp chí Văn học, 1997.

Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo:

  1. Lý luận văn học (viết chung). Nxb Giáo dục, 1992.
  2. Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (soạn chung). Nxb Giáo dục, 1996.

 Tin và ảnh: Trần Quang - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   |