Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Suy nghĩ về 40 năm đào tạo ngành lưu trữ và quản trị văn phòng

1. Mở bậc đại học là dấu ấn, bước ngoặt quan trọng của ngành Lưu trữ học trong 40 năm qua.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm mở ngành lưu trữ bậc đại học hôm nay, chúng ta cùng ôn lại lịch sử đã qua với bao điều đáng nhớ.

Trả lời Công văn 424-gv ngày 24-4-1967 của Trường (Đại học Tổng hợp Hà Nội) đề nghị mở hai chuyên ngành Lưu trữ và Bảo tồn bảo tàng nằm trong Khoa Lịch sử từ năm học 1967 - 1968; Công văn số 733-KH ngày 17-5-1967 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Tung học chuyên nghiệp đã ghi: “Xét nhu cầu đào tạo cán bộ làm công tác Lưu trữ và Bảo tồn bảo tàng có trình độ đại học. Xét mục tiêu và yêu cầu đào tạo, điều kiện mở các chuyên ngành (đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập và thực tế) và nội dung chương trình giảng dạy. Bộ đồng ý để Trường mở hai chuyên ngành Lưu trữ học và Bảo tồn bảo tàng học nằm trong Khoa Lịch Sử bắt đầu từ năm học 1967 - 1968. Yêu cầu Trường tiến hành chuẩn bị đầy đủ hơn nữa các điều kiện để có thể thực hiện tốt tuyển sinh vào năm học 1967 - 1968 sắp đến”. KT. Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Thứ trưởng Hoàng Xuân Tuỳ đã ký. Thời điểm này, Khoa Lịch sử đã có các chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Lịch sử thế giới, Dân tộc học, Khoả cổ học và Thư viên học. Việc mở chuyên ngành mới là sự quan tâm, nhìn xa của Bộ, Trường và Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử. Kỷ niệm 40 năm mở ngành, chúng ta không thể nào quên công lao và trân trọng biết ơn cố Bộ trưởng. GS Tạ Quang Bửu, cố Hiệu trưởng GS Nguỵ Như Kon Tum, cố Chủ nhiệm Khoa Lịch sử thầy Bùi Văn Hách, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sử thầy Phan Hữu Dật, thầy Kiều Xuân Bá, thầy Lê Mậu Hãn và tập thể thầy, cô giáo kính mến khác trong Khoa Sử.

Xét cho cùng, việc mở chuyên ngành lưu trữ bậc đại học vào năm 1967 là sự tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp Lưu trữ của Việt Nam, thể hiện qua các văn bản đã ban hành trong thời gian trước đó như:

- Thông đạt số 1C/VP ngày 3/1/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các Ông Bộ trưởng là văn bản đặt cơ sử cho công tác Lưu trữ Việt Nam; Văn bản đã phê phán việc tự tiện huỷ bỏ hay bán các công văn hồ sơ là hành động có tính cách phá hoại, vì nó làm mất những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương tiện kiến thiết quốc gia; những hồ sơ và công văn cần dùng phải gửi về những Sở Lưu trữ công văn thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để tàng trữ.

- Nghị định 142 - CP ngày 28.9.1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về công văn giấy tờ và công tác lưu trữ là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa toàn quốc, các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương, tất cả cán bộ công chức phải nghiêm túc thực hiện.

- Nghị định số 102 - CP ngày 04.9.1962 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng để quản lý tập trung và thống nhất việc lưu trữ hồ sơ của cả nước; trong đó có nhiệm vụ: huấn luyện, đào tạo, quản lý cán bộ lưu trữ.

2. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng dạy cho Bộ môn Lưu trữ học:

Tốt nghiệp khoá 1967, Khoa và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giữ lại làm đội ngũ giảng dạy cho Bộ môn là thầy Nguyễn Văn Thâm và Nguyễn Văn Hàm. Khoá 1968 thêm ba thầy la Vương Đình Quyền, Nguyễn Minh Phương và Phan Đình Nham. Các thầy vào năm cuối cùng của khoá học đều được gửi sang Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng để học, nghiên cứu chuyên ngành. Lúc này cơ quan Cục đang sơ tán tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Năm thầy giáo trẻ được giữ lại Khoa là hạt nhân cơ sở ban đầu cho việc hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn Lưu trữ học.

Với tinh thần vừa học vừa làm, khắc phục khó khăn, các giảng viên đã từng bước vươn lên hoàn thành nhiệmh vụ được giao. Những khoá học đầu tiên của chuyên ngành, cán bộ thuộc Phòng Nghiệp vụ Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng đảm nhận công việc giảng dạy chính cho Bộ môn. Đây cũng là hình thức đào tạo có hiệu quả, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam. Bộ cho mở ngành, Trường, Khoa, Bộ môn cùng góp sức thực hiện trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phảit di chuyển sơ tán qua nhiều địa phương. Đội ngũ các thầy, cô giáo của bộ môn sau này là Khoa từng thời gian được bổ sung lực lượng trẻ, yêu nghề, có lý luận và thực tiễn. Từ năm thầy ban đầu nay ta có gần 20 thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao trong ngành, góp phần đào tạo cho cả nước hàng ngàn cử nhân, hàng chục thạc sĩ chuyên ngành; đây là thành tựu to lớn, đáng vui mừng và khích lệ cho sự nghiệp đào tạo của ngành.

3. Công tác đào tạo ngành lưu trữ bậc đại học ở phía Nam:

Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Công văn số 429/CV - ĐHQG - ĐT ngày 20.5.2003 về việc đồng ý cho phép Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ khoá tuyển sinh 2003 - 2004 mở thêm các ngành đào tạo hệ chính quy như sau: “

1. Lưu trữ học, mã ngành: 52.32.20; Quy mô tuyển sinh năm 2003 là 80; bậc đào tạo: đại học; Khối thi tuyển sinh: C, D1.

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2003 được lấy từ ngành Sử

2. Kinh phí đào tạo: Ngân sách nhà nước

3. Đào tạo theo chương trình đã đăng ký trong đề án mở ngành”

Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định số 09/QĐ/TCCB ngày 30.01.2000 v/v thành lập Bộ môn Văn thư - Lưu trữ thuộc Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Như vậy là ở phía Nam đã đi chậm 35 năm so với phía Bắc về đào tạo chuyên ngành lưu trữ bậc đại học.

Hiện tại, phòng Đào tạo tại chức và Khoa Lịch sử đang mở 16 lớp đại học tại chức tại các tỉnh (Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc lắc, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre trong đó có Phú Yên, Bình Định, Cần Thơ tuyển sinh 2 lớp) tổng cộng hơn 1400 sinh viên. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 7 lớp đại học tại chức khoảng 500 sinh viên.

Hệ chính quy bậc đại học có 5 khoá. Khoá 1 đã tốt nghiệp 20 sinh viên; khoá 2:20 sinh viên; khoá 3,4,5 đều có 70 sinh viên.

Bộ môn nằm trong Khoa Sử. Thời lượng bắt buộc chuyên ngành được phân bổ là 43 tín chỉ (đơn vị học trình) và 8 tín chỉ tự chọn. Thực tập thực tế, thi tốt nghiệp và viết khoá luận tốt nghiệp là 10 tín chỉ. Với sự phân bổ như thế, chuyên ngành gặp khó khăn, rất ít thời gian dành cho chuyên môn, nghiệp vụ của chính ngành.

Đội ngũ giảng viên hiện có là 4 cơ hữu và 3 hợp đồng trách nhiệm có thời hạn. Nhu cầu về đội ngũ giảng viên cho phía Nam đang còn thiếu, cần bổ sung kịp thời trong thời gian tới.

4. Chất lượng đào tạo là nội dung cần quan tâm nhiều nhất trong 40 năm qua và trong thời gian sắp tới. Hầu hết sinh viên ra trường tiếp xúc thực tế, dần dần đều làm được công việc chuyên môn đặt ra. Sản phẩm do chúng ta đào tạo ra đã được xã hội chấp nhận, sử dụng. Nhưng một số sinh viên ra trường chưa thích ứng nhanh chóng với thực tiễn, cá biệt có sinh viên yếu kém, kiến thức cơ bản không nắm vững, không biết vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế cụ thể.

Chất lượng đào tạo, theo chúng tôi, phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Dạy của thầy giáo

- Học của sinh viên

- Giáo trình, giáo án, đề cương giảng dạy

- Phương tiện, điều kiện giảng dạy, giáo cụ trực quan

- Thực tập thực tế, tham quan kiến tập

- Đổi mới phương pháp dạy và học ở trường đại học

- Nghiên cứu khoa học

- Quan hệ trao đổi kinh nghiệm quốc tế

- Hợp tác trong đào tạo giữa phía Bắc và phía Nam...

Về phần mình, tôi cho rằng vai trò của thầy giáo là cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định về chất lượng đào tạo. Chính vì thế, thầy giáo phải không ngừng nâng cao năng lực và trình độ toàn diện của mình khi còn đứng trên bục giảng.

 TS. Phan Đình Nham
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.Hồ Chí Minh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   |