Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Tuyển tập Phạm Tiến Duật - lời tri ân với thi sĩ Trường Sơn một thuở
“Tuyển tập Phạm Tiến Duật” phần I đã ra mắt bạn đọc cả nước chiều 17/11/2007 nhờ tình cảm bạn bè đã dành cho nhà thơ - con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại sắp đi xa mãi mãi. Những tình cảm ấy không thể cân đo, đong đếm được bằng tiền bạc mà được định giá bằng chính những vần thơ còn lại mãi theo năm tháng.

Cuốn sách và những tấm lòng

Nhà thơ Phạm Tiến Duật, “người đặt cột số đầu tiên trên con đường thi ca trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” đang trong những ngày cuối cùng của đời mình. Căn bệnh ung thư phổi quái ác đã khiến sức khỏe của ông suy sụp nhanh chóng, luôn ở trong tình trạng mê man bất tỉnh. Cách đây gần 1 tháng, những người thân của ông, đặc biệt là nhà văn Nguyễn Khắc Phục chợt nhận ra rằng Phạm Tiến Duật chưa hề có một tuyển tập tác phẩm, chân dung nào. Ngay lập tức, nhà văn Nguyễn Khắc Phục bắt tay vào thực hiện tuyển tập đầu tiên cho nhà thơ lớn của thơ ca kháng chiến.

Ban đầu, nhà thơ Nguyễn Khắc Phục và êkíp thực hiện dự định in Tuyển tập Phạm Tiến Duật thành một quyển dày 1.050 trang, số lượng in 2.000 bản, bìa cứng, bên ngoài có bìa sơ-mi. Nhưng do tình thế bức bách, để cho nhà thơ kịp nhìn thấy quyển sách trước lúc đi xa, tuyển tập đành phải tách thành 3 phần. Phần I là Thơ và Trường ca được in trước, còn phần II là Kim cương bất hoại (gồm văn xuôi, tiểu luận chân dung văn học do Phạm Tiến Duật viết) và phần III là Tư liệu (gồm tư liệu, những bài viết về sáng tác của ông) sẽ được in sau.

Thi sĩ Phạm Tiến Duật khi còn khỏe

Song ngay cả phần I, êkíp thực hiện cũng chỉ kịp hoàn thành 200 bản đặc biệt bìa mềm để phục vụ cho buổi ra mắt tuyển tập. Và đến chiều ngày 17/11 vừa qua thì mới chỉ có 40 cuốn Tuyển tập Phạm Tiến Duật (phần I) kịp tới tay độc giả.

Giọt nước mắt của nữ nhân vật bước ra từ trang sách

Trong rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng của Tuyển tập Phạm Tiến Duật (phần I), có một bài thơ được đồng nghiệp, bạn yêu thơ ông nhắc đến nhiều nhất đó là “Gửi em cô thanh niên xung phong” với những câu thơ còn lưu lại mãi với thời gian:

“Có lẽ nào anh lại mê em

Một cô gái không nhìn rõ mặt

Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom

Áo em hình như trắng nhất

Người tinh nghịch là anh dễ thân

Bởi vì thế có em đứng gần

Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”

Bìa 1 của tuyển tập

Bìa 2, 3 của tuyển tập

Và ngay chiều ngày 18/11, cô gái Thạch Nhọn trong bài thơ nổi tiếng “Gửi em cô thanh niên xung phong” ấy đã được bạn bè Phạm Tiến Duật đón từ Hà Tĩnh ra để động viên ông. Bước xuống taxi từ cổng Bệnh viện 108, mắt người phụ nữ trung niên ấy đã ầng ậng nước. Những bước chân thập thõm đưa bà tới căn phòng yên tĩnh trên tầng 7 bệnh viện, nơi nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật đang trong những nỗ lực cuối cùng chống lại căn bệnh ung thư quái ác.

Chỉ kìm được mấy giây, khi nhìn nhà thơ mắt nhắm nghiền hôn mê bất động trên giường, giữa cơ man ống thở, ống đo, O Nhị (tên thật của “cô gái Thạch Nhọn”) nấc lên trong những cơn nghẹn ngào đến lạc giọng: “Anh Duật ơi... Em là... là Nhị đây, cô gái thanh niên xung phong đây. Anh có nhận ra em không... Anh ơi... Làm sao anh em mình còn được gặp nhau lần nữa... Làm sao, làm sao?”.

Những giọt nước mắt lã chã của người con gái năm xưa như giọt nước tràn ly làm vỡ oà sự kìm nén của bao người thân, bạn thơ, người hâm mộ quây quanh giường bệnh. Nhà thơ vẫn nằm đó, im lặng hoàn toàn. Chỉ có vồng ngực gầy guộc của ông dường như lên xuống dồn dập hơn. Run rẩy nắm chặt bàn tay nhà thơ - bàn tay đã bị những giọt nước mắt của mình rơi nhoè ướt - O Nhị lại nấc lên từng chặp. Những ngón tay gầy guộc của bà vừa rờ dẫm lên khuôn mặt, lên mái tóc đã lưa thưa lắm vì xạ trị của nhà thơ, vừa nói miên man như vô thức: “Anh ơi, anh Duật ơi, em là cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn năm xưa đây, anh có nhận ra em không?”.

Cô gái "Thạch Nhọn" năm xưa - O Nhị trước cửa phòng bệnh nhà thơ

Những giọt nước mắt của O Nhị đã làm vỡ òa không khí xúc động trong căn phòng nhỏ

Đôi mắt của nhà thơ Phạm Tiến Duật đột ngột mở ra trong khoảng 30 giây

Khi bà kêu đến lần thứ 3, thì hơi thở nhà thơ bỗng trở nên gấp gáp, mắt chấp chới và ông đột ngột mở to mắt trong khoảng 30 giây. Như có một liều thuốc kỳ diệu, nước mắt nhà thơ dâng lên nơi khoé mắt. Rồi đôi mắt ông lại nhắm. Hôn mê. Dường như trong sâu thẳm tâm thức của mình, ông đã nghe thấy, đã nhận ra kỷ niệm của của cuộc gặp chỉ kéo dài 30 phút của 39 năm về trước, nơi ngã ba Đồng Lộc mưa bom bão đạn.

 M.Trương - Trần Nhương - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   |