Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Cuốn sách "Bản đồ tư duy trong công việc" và dịch giả NTG
"Bản đồ tư duy trong công việc" có tên tiếng Anh là “Mind maps at work” là một trong hai cuốn sách về sơ đồ tư duy của tác giả Tony Buzan (người Anh) vừa được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Lê Thanh Trà - thành viên của nhóm dịch giả - nhóm NTG (New Thinking Group).

Lê Thanh Trà: "Bản đồ tư duy trong công việc" được xuất bản tại Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, vào đầu tháng 4 năm 2007, dày 254 trang.

Sách bao gồm 8 phần: Giải phóng tiềm năng sáng tạo vô hạn; Cách tiếp cận mới trong giải quyết vấn đề; Kế hoạch hoàn hảo cho sự tiến triển không ngừng; Nắm bắt sức mạnh của sự thay đổi; Đưa nhóm của bạn đến thành công; Đương đầu với những chèn ép trong công sở, nơi làm việc; Bí quyết thuyết trình hiệu quả; Giải pháp cân bằng công việc và cuộc sống.

Với “Bản đồ tư duy trong công việc” người đọc không chỉ hiểu được sơ đồ tư duy (SĐTD) là gì, tại sao nên ứng dụng SĐTD hay SĐTD giúp gì bạn trong việc giải quyết các vấn đề mà bạn phải đối mặt hàng ngày mà còn trả lời được câu hỏi sử dụng SĐTD như thế nào trong việc học tập, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị, sản phẩm dịch vụ…. Đây là những vấn đề bất cứ người đọc nào dù là học sinh sinh viên hay những cán bộ đã đi làm đều có thể gặp trong cuộc sống và công việc. Chính vì thế, như lời mở đầu cuốn sách tác giả Tony Buzan đã nói: “Cuốn sách này dành cho bạn - dù bạn là ai”.

PV: Nhóm NTG được biết đến với vai trò là dịch giả của cuốn sách, là một thành viên, bạn cảm thấy thế nào?

Lê Thanh Trà: Hai cuốn sách “Mind maps at work” và “How to mind map” của tác giả Tony Buzan được dịch ra tiếng Việt và được NXB Lao động - Xã hội xuất bản, trong đó nhóm NTG tham gia dịch cuốn “Mind maps at work”. Đó là một vinh hạnh lớn và là cơ hội để các thành viên trong nhóm có điều kiện tìm hiểu, chia sẻ và thể hiện với người đọc những ham mê, tìm tòi và say sưa nghiên cứu về SĐTD. Để có được một bản dịch trung thành với nội dung bản gốc, vốn mang tính học thuật cao và chứa đựng nhiều thuật ngữ mới mẻ, NTG đã phải cùng nhau trải nghiệm, cùng nhau đọc sách, chia sẻ và ứng dụng những tri thức chứa đựng trong “Mind Maps at work” của Tony Buzan nói riêng và các nguồn tri thức về SĐTD nói chung.

Tiếp cận SĐTD từ nhiều năm trước, NTG coi đây là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ quá trình biến thông tin thành kiến thức và biến kiến thức thành sản phẩm, dịch vụ. Quá trình tìm tòi và học hỏi đã cho thấy, việc đọc và chuyển thể những tác phẩm của Tony Buzan sang tiếng Việt chính là cách nghiên cứu, học tập hiệu quả nhất. Bởi thế, NTG luôn tạo môi trường và cơ hội cho những ai mong muốn học về SĐTD tham gia. Đặc biệt, trong Dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư duy - Sơ đồ tư duy” được thực hiện tại ĐHQGHN, chính những học viên của những khóa học đã lập thành một đội đọc sách, nghiên cứu và dịch thành công cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công việc”. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Ngoại ngữ, bản dịch đã được hiệu đính và xuất bản vào đầu tháng 4 đúng dịp tác giả Tony Buzan sang Việt Nam.

PV: Vậy duyên cớ gì khiến các thành viên say sưa với sơ đồ tư duy?

Lê Thanh Trà: Một trong những khát khao của NTG là sự cân bằng các vai trò trong gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì thế, việc khao khát tìm hiểu và ứng dụng những phương thức tư duy mới để học tập, làm việc hiệu quả, năng suất và vẫn có thời gian để vui chơi, thư giãn là động lực và giá trị của nhóm. Với tinh thần ấy, các bạn trẻ NTG đã tối ưu hóa kiến thức được truyền tải trong cuốn sách và nhanh chóng chuyển hóa một cách sống động kiến thức đó vào những đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cao tại các trường thành viên thuộc ĐHQGHN. Các thành viên của nhóm đã ứng dụng SĐTD rất hiệu quả trong công việc học tập, đồng thời tham gia và đạt giải cao tại Cuộc thi Sinh viên Khởi nghiệp năm 2005 do Bộ Ngoại Giao phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Không chỉ dừng lại ở ý tưởng, NTG đã hiện thực hóa dự án đoạt giải ba “Học cách học” tại ĐHQGHN là Dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư duy - Sơ đồ tư duy”, Dự án “Hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh” với sự ra đời và lớn mạnh của Công ty Tối ưu Công nghệ (www.toiuucongnghe.vn), Công ty Liên kết Việt (www.thegioiuudai.vn). Đặc biệt, SĐTD luôn đồng hành với NTG trong suốt quá trình các thành viên NTG cũng như NTG và các đối tác cùng nhau làm việc để tạo lập nên các giá trị mới lớn lao hơn và có ý nghĩa thiết thực cho cá nhân và cộng đồng.

Lê Thanh Trà và 2 cuốn sách "Mind maps at work" và "Use your head"
của Tony Buzan

PV: Cuốn sách đã được xuất bản và bán rất chạy trên thị trường. Bản thân bạn có mong muốn điều gì thêm không?

Lê Thanh Trà: Trước hết, mong muốn nhất của tôi cũng như của NTG là tiếp tục hoàn thiện cuốn sách để vừa lòng các bạn đọc hơn. Đồng thời, chúng tôi hy vọng ngày càng có nhiều bạn trẻ tiếp cận được với cuốn sách trên, đặc biệt là các bạn HS-SV.

Trong những lần tái bản sau, tên cuốn sách sẽ được thay đổi cho phù hợp hơn với bản chất của công cụ này: đó là “Sơ đồ tư duy trong công việc”. Điều này đã được xem xét và cân nhắc trong một thời gian dài, bởi lẽ “Bản đồ” khiến chúng ta liên tưởng tới những gì đã có sẵn và được vẽ lại, trong khi đó, SĐTD là sự thể hiện của suy nghĩ không có giới hạn của con người. Như Tony Buzan nói sự liên tưởng, kết nối là bản chất hoạt động của bộ não và của SĐTD.

Khi cuốn sách đã ra mắt, bạn đọc hoàn toàn có thể là người tiếp theo đón nhận và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn những kiến thức về SĐTD để biến nó trở thành một công cụ hỗ trợ tư duy đắc lực của mình, đồng thời qua đó khám phá và phát huy tiềm năng vô tận của bộ não. Và khi bạn đã quyết định bước vào cuộc hành trình khám phá bản đồ tư duy và thế giới kỳ diệu của bộ não, NTG luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành cùng chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ cũng như những nguồn tài liệu hữu ích với bạn. Rất vui được chia sẻ với các bạn thêm qua: www.sodotuduy.com

PV: Thanh Trà từng là sinh viên Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, nay đã là giảng viên về Sơ đồ tư duy tại Việt Nam. Bạn có thể nói kỹ hơn về công việc của mình?

Lê Thanh Trà: Trước tiên phải nói rằng, SĐTD đã giúp mình đạt kết quả rất cao trong học tập và có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội khác. Khi còn là sinh viên lớp Chất lượng cao K37A1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, ĐH Ngoại ngữ, vừa tham gia Đội sinh viên tình nguyện giúp đỡ các cơ sở người mù tại thành phố Hà Nội với tư cách là đội trưởng, vừa nghiên cứu và giảng dạy về SĐTD - đó là một cuộc sống thú vị. Tham gia cùng NTG, mình đã giảng dạy về Tư duy, Kỹ năng và Thái độ cho các bạn HS-SV của các trường Đại học, Cao đẳng, THPT tại Hà Nội. Được tiếp xúc với các bạn trẻ, mình thấy tương lai tươi sáng của Việt Nam bởi chúng ta đang sở hữu những “Cái đầu” có tiềm năng vô hạn và đang dần được tiếp cận với các công cụ khai phá tiềm năng ấy. Đặc biệt, lên kế hoạch và trực tiếp triển khai, giảng dạy tại Dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư duy - Sơ đồ tư duy”, mình thấy tuổi trẻ ĐHQGHN rất cần được đầu tư hơn nữa không chỉ vào học cái gì mà còn vào “Học cách học” và định hướng tương lai.

Các thành viên NTG không chỉ say sưa nghiên cứu, học tập, ứng dụng và phổ biến về SĐTD qua tài liệu, qua internet mà còn mong muốn đưa được hệ thống Tony Buzan trên thế giới về Việt Nam. Và mong muốn đó đã thành hiện thực. Đó là sự kiện ngày 2 và 3/4/2007 tại TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tham gia chương trình diễn thuyết với chủ đề “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo và đổi mới để tạo lợi thế cạnh tranh” của tác giả Tony Buzan - cha đẻ của phương pháp SĐTD do Trung tâm phát triển đào tạo quản lý và Anh ngữ ITD Việt Nam phối hợp tổ chức. Được nghe Tony Buzan dẫn dắt và phân tích về: Chuẩn hóa tính sáng tạo; Bản chất bùng nổ của suy nghĩ; Bán cầu não trái và phải - một mô hình mới cho thời đại mới; Người sáng tạo và người không sáng tạo; Lập sơ đồ tư duy với công cụ Mind Map; Sức mạnh của khối lượng và tốc độ… mới càng thấy thú vị!

Hiện nay, các Công ty Tối ưu công nghệ và Liên kết Việt đang phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội phát triển và nhân rộng mô hình hỗ trợ HS-SV với Dự án “Tối ưu công nghệ trường học” mang tới cơ hội sử dụng sản phẩm công nghệ với phương án trả góp và chương trình Thẻ HSSV ưu đãi đa năng. Đặc biệt, những mô hình hỗ trợ sinh viên phát triển Kỹ năng học tập, Lập nghiệp sẽ nhanh chóng được thiết lập tại ĐHQGHN. Rất mong được gặp gỡ và phối hợp với các bạn trong thời gian tới.

PV: Được biết, Nhóm NTG (Nhóm Tư duy mới) đã đổi tiên thành CIO (Tổ chức sáng tạo và đổi mới) từ 29/3/2007, vậy trong hoạt động có gì thay đổi không?

Lê Thanh Trà: Bất cứ một tổ chức nào cũng cần phát triển, NTG là môi trường của những sinh viên mong muốn học tập và phát triển bản thân, và khi những bạn ấy ra trường, cần môi trường rộng hơn để thể hiện. Và vì thế, CIO ra đời với NTG là một tổ chức nằm trong nó, ngoài ra còn có Công ty Tối ưu Công nghệ, Công ty Liên kết Việt và những Trung tâm đào tạo trong thời gian tới. Đây sẽ là môi trường cần việc ứng dụng mạnh mẽ SĐTD trong thực tế để làm một người trưởng thành, thành công và hạnh phúc.

PV: Kế hoạt sắp tới của CIO, của NTG nói chung và của bản thân Thanh Trà?

Lê Thanh Trà: Những điều mình chia sẻ ở trên phần nào đã hé lộ những kế hoạch tiếp theo của CIO, nhưng với riêng NTG đây sẽ vẫn là sân chơi của những bạn trẻ trên ghế nhà trường. Các dự án đang và sẽ triển khai tại các trường sẽ kết nối các bạn và nhân rộng mô hình tổ chức nhóm góp phần làm cho hoạt động của HS-SV thêm sâu sắc và bản chất. Rất mong được gặp gỡ các bạn tại www.sodotuduy.com

Về mình, hiện đang theo học Khóa đào tạo giảng viên Sơ đồ tư duy của Tổ chức Buzan thế giới, trong năm nay sẽ hoàn thành và rất mong được giới thiệu SĐTD tới nhiều bạn hơn nữa.

PV: Cảm ơn Thanh Trà và chúc NTG, CIO tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công!

 Linh Dương - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   |