Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Khoa học Trái đất (2001 - 2006)

ĐỀ TÀI: SỰ PHÂN BỐ FLO, ASENIC TRONG ĐÁ GỐC, ĐẤT, NƯỚC CỦA MỘT SỐ VÙNG Ở PHÚ YÊN, KHÁNH HOÀ VÀ BỆNH TẬT LIÊN QUAN TRONG CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Mã số: QG.01.06

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đỗ Thị Vân Thanh

Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Văn Dục, TS. Trịnh Hân, CN. Nguyễn Thanh Lan, GS.TSKH. Đặng Trung Thuận, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Trường, CN. Đặng Trung Tú, TS. Phạm Văn Dũng, KS. Phạm Văn Đồng, BS. Nguyễn Trọng Liêm, KS. Đoàn Duy Tăng, BS. Đào Tứ Xuyên

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Trong vùng Đồng Xuân, Ninh Hoà rất phổ biến các đá magma axit thuộc phức hệ Vân Canh, Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná và các đá phun trào hệ tầng Mang Yang, Nha Trang, Đơn Dương. Trong vùng còn hiện diện các mỏ fluorit nguồn gốc nhiệt dịch và các điểm nước khoáng nóng thuộc loại hình Silic-Flo.

- Nhìn chung, hàm lượng Flo trong đá gốc, đất đều nhỏ. Nước mặt có hàm lượng Flo nhỏ hơn 1 mg/l.

- Bệnh Fluorosis - “chết răng” ở Đồng Xuân, Ninh Hoà liên quan với nguồn nước uống bị ô nhiễm Flo. Lần đầu tiên phát hiện 3 vùng dân cư bị “chết răng”: Xuân Phước, Xuân Quang và Xuân Lãnh ở Đồng Xuân, Phú Yên.

- Nước giếng ở Đồng Xuân, Ninh Hoà bị ô nhiễm Flo chủ yếu do nguyên nhân địa chất. Sự có mặt các nguồn nước khoáng nóng với hàm lượng Flo cao (tới 17 mg/l), có mặt các đá magma axit chứa Flo (tới 16ppm) là nguồn cung cấp và phát tán Flo vào môi trường nước dưới đất. Các hệ thống đứt gãy, các đới dập vỡ kiến tạo là những kênh ngầm dẫn nguồn nước chứa Flo từ dưới sâu lên phía trên tạo nên các khu vực dị thường Flo trong nước.

- Giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh Fluorosis - “chết răng” ở Đồng Xuân, Ninh Hoà bằng cách nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi thành phần thức ăn, xử lý lọc nước và cung cấp nguồn nước sạch (nước mặt) cho cư dân địa phương.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 1 CN

Các bài công bố:

1) Ô nhiễm flo trong nước uống và bệnh Fluorosis - “chết răng” ở Đồng Xuân, Phú Yên. Đỗ Thị Vân Thanh, Đặng Trung Thuận, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Thanh Lan, Nguyễn Văn Dục. Tạp chí Khoa học Trái Đất.

2) Địa hoá flo và bệnh Fluorosis ở huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Đặng Trung Thuận, Trần Việt Anh, Đặng Trung Tú, Đỗ Thị Vân Thanh. Tạp chí Địa chất.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỤM XÃ VÙNG CAO SA PẢ - TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Mã số: QG.01.07

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Quang Hải

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Cao Huần, TS. Phạm Quang Tuấn, PGS.TS. Đào Đình Bắc, TS. Phạm Quang Anh, TS. Nguyễn Thị Hải, CN. Nguyễn Hữu Tứ, CN. Đoàn Thị Thu Hà, KS. Nguyễn Viết Lương, CN. Phạm Hồng Phong, NCS. Nguyễn An Thịnh, CN. Trần Hoàng Yến, CN. Nguyễn Thế Trung, CN. Nguyễn Quang Minh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu đồng bộ và chi tiết các hợp phần tự nhiên, xác định các đai cao địa lý trong khu vực, nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố các kiểu thảm thực vật và quy luật phân hóa cảnh quan khu vực nghiên cứu.

- Thành lập loạt bản đồ chuyên đề và tổng hợp: bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật, các bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái, bản đồ cảnh quan và bản đồ hoạch định không gian phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và ngăn ngừa tai biến thiên nhiên.

- Đánh giá thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế của các dạng cảnh quan đối với sự phát triển một số cây ăn quả (đào, mận) và cây dược liệu (thảo quả, chè Nhật).

- Đánh giá và lựa chọn 3 mô hình hệ kinh tế sinh thái cấp hộ gia đình và kiến nghị mô hình hệ kinh tế sinh thái quy mô thôn bản.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 NCS, 3 ThS, 2 CN

Các bài công bố:

3) Đặc điểm thảm thực vật khu vực Sa Pả - Tả Phìn, tỉnh Lào Cai. Nguyễn Hữu Tứ, Nguyễn Viết Lương, Trương Quang Hải. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 19, số 4, 2003.

4) Quy luật phân hoá và đặc điểm thổ nhưỡng khu vực Sa Pả - Tả Phìn, tỉnh Lào Cai. Trương Quang Hải, Phạm Quang Tuấn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 19, số 1, 2004.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ TỈNH MIỀN NÚI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẾN NĂM 2020 (VÍ DỤ TỈNH LÀO CAI)

Mã số: QG.02.15

Thời gian thực hiện: 2002-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Cao Huần

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Trương Quang Hải, NCS. Nguyễn An Thịnh, TS. Phạm Quang Anh, PGS.TS. Đặng Văn Bào, TS. Nguyễn Thị Hải, TS. Nguyễn Văn Phú, TS. Phạm Quang Tuấn, ThS. Hoàng Thị Thu Hương, NCS. Trần Thanh Hà, CN. Nguyễn Đức Linh, CN. Trần Hoàng Yến

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Tổng hợp và phát triển cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ cho quy mô tỉnh với đặc thù của Lào Cai.

- Phân tích thế mạnh và hạn chế của các nguồn lực phát triển kinh tế Lào Cai phục vụ tổ chức lãnh thổ.

- Đề xuất và xâydựng bản đồ định hướng khung tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho tỉnh Lào Cai (số hoá được lưu trữ trong đĩa CD).

- Kết quả nghiên cứu góp phần đổi mới, bổ sung cho nội dung giáo trình, chuyên đề “Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ”, “Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 2 NCS, 3 CN.

Các bài công bố:

5) Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát triển nông thôn miền núi (ví dụ xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Nguyễn Cao Huần, Đào Đình Bắc, Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Văn Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 19, số 4, 2003.

6) Quan hệ giữa sự thay đổi giá trị biến động cảnh quan nhân sinh khu vực khai thác apatit Cam Đường, Lào Cai. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Mai Phương. Tạp chí Địa chính, 2004.

7) Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 20, số 4, 2004.

8) Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (Nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai). Nguyễn Cao Huần. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 20. số 4PT, 2004.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC ĐẤT - KHÍ QUYỂN ĐẾN ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Mã số: QG.02.16

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Phan Văn Tân

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Hướng Điền, ThS. Nguyễn Minh Trường, ThS. Vũ Thanh Hằng, ThS. Trần Ngọc Anh, CN. Nguyễn Đăng Quang, CN. Dư Đức Tiến, CN. Hoàng Thanh Vân, NCS. Bùi Hoàng Hải

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Định ra phương pháp và quy trình kỹ thuật định lượng hoá loại mặt đệm.

- Ứng dụng hiệu quả sơ đồ mới BATS để khảo sát ảnh hưởng của mặt đệm tới các dòng năng lượng qua mặt đất - khí quyển.

- Thí nghiệm số chứng minh ảnh hưởng đáng kể của việc tính đến bất đồng nhất mặt đệm trong dự báo lượng mưa bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 3 CN

Các bài công bố:

9) Sơ đồ BATS và ứng dụng trong việc tính các dòng trao đổi năng lượng và nước giữa bề mặt đất - khí quyển. Phan Văn Tân, Nguyễn Hướng Điền, Dư Đức Tiến. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 1, 2004.


 

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TAI BIẾN THIÊN NHIÊN MIỀN NÚI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÙNG KHÁNH, HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG

Mã số: QG.03.09

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Nguyễn Quang Mỹ

Tham gia thực hiện: TS. Lại Huy Anh, PGS.TS. Đặng Văn Bào, ThS. Nguyễn Hiệu, ThS. Bùi Thị Lê Hoàn, SV. Nguyễn Hải Định

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Xây dựng loạt bản đồ về tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ nghiên cứu nhằm phác hoạ điều kiện tự nhiên khắc nghiệt để có các biện pháp bảo vệ, phòng tránh tai biến ngoại sinh của lãnh thổ nghiên cứu.

- Xây dựng sơ đồ nhạy cảm của các quá trình tai biến ngoại sinh hai huyện Trùng Khánh và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc cảnh báo và giảm thiểu tai biến thiên nhiên ngoại sinh.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 2 NCS, 1 CN

Các bài công bố:

10) Hiện trạng và nguyên nhân một số loại hình tai biến thiên nhiên ở hai huyện Trùng Khánh - Hạ Lang (Cao Bằng). Nguyễn Quang Mỹ, Trần Thanh Hà, Nguyễn Quang Minh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2005 (chờ đăng).

Các báo cáo:

11) Bước đầu nghiên cứu xói mòn đất khu vực Ba Bể và phụ cận. Nguyễn Quang Mỹ, Đinh Thị Bảo Hoa, Nguyễn Quang Minh. Hội thảo hợp tác Việt Nam - Canada - Geomensa “Nâng cao năng lực đào tạo về Viễn thám và GIS trong lĩnh vực môi trường và sức khoẻ ở Việt Nam”, Hà Nội, 2005.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT VÀ TÌM KIẾM GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mã số: QG.03.10

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Trần Kông Tấu

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Đặng Đức Nhận, TS. Phạm Văn Toản, TS. Phan Đỗ Hùng, TS. Đặng Thị An, TS. Nguyễn Xuân Cự, ThS. Phạm Văn Khang, ThS. Nguyễn Quốc Việt, CN. Nguyễn Hữu Trung, CN. Nguyễn Văn Huấn, CN. Đào Thị Hương, CN. Nguyễn Thị Mai Hoa, CN. Phạm Thị Bích Ngọc, CN. Trần Viết Cường, CN. Đặng Thị Hồng Phương, CN. Đào Thị Khánh Hương

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã điều tra, khảo sát hiện trạng đất tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Kết quả cho thấy, huyện Đông Anh có nhiều loại đất nhưng dựa vào quy luật về thành phần cơ giới có thể gộp thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nhẹ, nhóm đất thịt và nhóm đất sét.

- Đã tiến hành lấy mẫu đất, nước và phân tích một số kim loại nặng. Kết quả cho thấy hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cd đều vượt chỉ tiêu cho phép, đặc biệt là ở các khu vực gần nhà máy, xí nghiệp.

- Đã nghiên cứu sử dụng một số loại cây có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao để xử lý đất, sử dụng bentonit để xử lý kim loại nặng trong nước thải, bước đầu cho thấy có hiệu quả.

- Đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

- Xuất bản: 02 cuốn sách.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 8 CN.

Các bài công bố:

12) Ô nhiễm đất và xử lý đất bị ô nhiễm. Trần Kông Tấu, Phạm Văn Toản. Tạp chí Khoa học Đất, số 18, 2003.

13) Nghiên cứu, đánh giá môi trường nước của huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Trần Kông Tấu, Nguyễn Thế Đồng, Phan Đỗ Hùng, Nguyễn Hữu Trung. Tạp chí Khoa học Đất, số 20, 2004.

14) Thông tin về Hội nghị Quốc tế “Ô nhiễm đất và xử lý những vùng đất bị ô nhiễm”. Trần Kông Tấu. Tạp chí Khoa học Đất, số 21, 2005.

15) Thông tin về Hội thảo Quốc tế Việt-Pháp với chủ đề “Chất lượng nước và xử lý nước”. Trần Kông Tấu. Tạp chí Khoa học Đất, số 21, 2005.

16) Thông tin về Hội nghị Quốc tế về ô nhiễm đất và xử lý đất bị ô nhiễm. Trần Kông Tấu. Tạp chí Khoa học Đất, số 22, 2005.

17) Một số kết quả bước đầu về việc xử lý đất bị ô nhiễm bằng phương pháp hoá học. Trần Kông Tấu, Nguyễn Thế Đồng, Phan Đỗ Hùng, Đặng Hồng Phương. Tạp chí Khoa học Đất, số 23, 2005.

18) Một số kết quả bước đầu trong việc tìm kiếm biện pháp xử lý đất bị ô nhiễm bằng phương pháp thực vật. Trần Kông Tấu, Đặng Thị An. Tạp chí Khoa học Đất, số 23, 2005.

Các báo cáo:

19) Heavy metals in the main soil types in Vietnam. Remediation of heavy metals contaminated waste-water using Vietnamese bentonite. T. K. Tau. The 2nd International Conference on Soil Pollution and Remediation, China, 2004.

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN MẶT ĐỆM TRONG MÔ HÌNH SỐ MÔ PHỎNG VÀ DỰ BÁO KHÍ HẬU KHU VỰC VIỆT NAM-ĐÔNG DƯƠNG

Mã số: .04.13

Thời gian thực hiện: 004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phan Văn Tân

Tham gia thực hiện: TS. Trần Quang Đức, ThS. Vũ Thanh Hằng, CN. Thái Thị Thanh Minh, CN. Nguyễn Đăng Quang, CN. Dư Đức Tiến, NCS. Hồ Thị Minh Hà, NCS. Bùi Hoàng Hải

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu sơ đồ tham số hoá các quá trình bề mặt.

- Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ tham số hoá các quá trình bề mặt quy mô dưới lưới vào mô hình khí hậu khu vực RegCM.

- Đã tính chi tiết điều kiện mặt đệm (địa hình và sử dụng đất) trong mô hình RegCM và nhận được kết quả về trường nhiệt và trường mưa trong các tháng 6, 7, 8/1997. Kết quả được so sánh định tính với kết quả số liệu phân tích.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 2 CN.

Các bài công bố:

20) Ảnh hưởng của tính bất đồng nhất mặt đệm đến các trường nhiệt độ và lượng mưa mô phỏng bằng mô hình RegCM trên khu vực Đông Dương- Việt Nam. Phan Văn Tân, Dư Đức Tiến. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2005.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ KIẾN TẠO, ĐỊA ĐỘNG LỰC HÌNH THÀNH MỎ ĐÁ QUÝ RUBY, SAPHIA QUỲ CHÂU, NGHỆ AN

Mã số: QG.04.14

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tạ Trọng Thắng

Tham gia thực hiện: TS. Vũ Văn Tích, TS. Nguyễn Ngọc Khôi, PGS.TS. Nguỵ Tuyết Nhung, PGS.TS. Đỗ Thị Vân Thanh, TS. Nguyễn Văn Vượng

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã nghiên cứu và xác định rõ đặc điểm tiêu hình khoáng vật đá quý và khoáng vật cộng sinh vùng Quỳ Châu.

- Đã nghiên cứu và xác lập được điều kiện nhiệt động và tuổi hoạt động kiến tạo liên quan đến đá quý khu vực Quỳ Châu.

- Đã nghiên cứu và xác định được đặc điểm cấu trúc, bối cảnh kiến tạo khu vực và cơ chế hình thành mỏ đá quý Quỳ Châu.

- Bước đầu xây dựng mô hình thành tạo ruby-saphir khu vực Quỳ Châu.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố:

21) Điều kiện biến chất đá hoa chứa ruby mỏ Quỳ Châu, Nghệ An. Tạ Trọng Thắng, Vũ Văn Tích, Nguyễn Văn Vượng.

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÍ Ở HUYỆN NAM SÁCH, CHÍ LINH, TỨ KỲ VÀ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ THỊ SINH HỌC

Mã số: QG.04.15

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Văn Huy Hải

Tham gia thực hiện: CN. Nguyễn Hoài Khanh, CN. Kim Văn Chinh, CN. Nguyễn Thanh Tĩnh, CN. Nguyễn Văn Quang, CN. Nguyễn Công Đức, CN. Đỗ Ngọc Quy, CN. Diệp Thị Thư, ThS. Trần Thị Ngọc Quỳnh

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã điều tra thực địa, nghiên cứu thông qua các thông số chính của môi trường đất, nước, không khí tại khu vực huyện Nam Sách, huyện Chí Linh, huyện Tứ Kỳ, thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương.

- Đã sử dụng phương pháp chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 6 CN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT ĐỚI DUYÊN HẢI (LẤY VÍ DỤ VÙNG PHAN THIẾT - VŨNG TÀU)

Mã số: QG.05.27

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Mai Trọng Nhuận

Tham gia thực hiện: HVCH. Trần Đăng Quy, NCS. Nguyễn Thị Hoàng Hà, HVCH. Nguyễn Thị Hồng Huế, HVCH. Nguyễn Tài Tuệ, TS. Trương Mạnh Tiến, TS. Đào Mạnh Tiến, TS. Phùng Xuân Nha, PGS.TS. Vũ Cao Đài

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Lần đầu tiên đề xuất quy trình công nghệ xây dựng mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải.

- Đánh giá và dự báo mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên địa chất đới duyên hải.

- Phát hiện nguyên nhân và bản chất gây xung đột môi trường giữa các nhóm sử dụng tài nguyên và giữa nhóm sử dụng tài nguyên với nhóm bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Xác lập cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp và xây dụng mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS, 2 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 3

Các báo cáo (dự kiến): 2


 

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH THÁI BÌNH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ TIẾP CẬN ĐA TỶ LỆ

Mã số: QG.05.28

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân

Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân, TS. Trần Đình Luật, TS. Vũ Bích Vân, TS. Trần Quốc Bình, TS. Trần Văn Tuấn, ThS. Đinh Bảo Hoa, ThS. Thái Thị Quỳnh Như, GVC. Nguyễn Đức Khả, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch, CN. Vũ Thị Phương Lan, CN. Trần Quang Thái

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của đánh giá thích nghi đất đai, cảnh quan và công tác quy hoạch sử dụng đất.

- Ứng dụng hệ thông tin địa lý đánh giá thích nghi đất đai, cảnh quan phục vụ quy hoạch sử dụng đất khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý tổng hợp, tiếp cận đa tỷ lệ phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.

- Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên đất khu vực nghiên cứu.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 1-2


 

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC DẠNG CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC THẨM ĐỊNH VÀ NÂNG CAO MỨC ĐỘ AN TOÀN HỆ THỐNG GIAO THÔNG MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU VIỆT NAM

Mã số: QG.05.29

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Chu Văn Ngợi

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Tạ Trọng Thắng, TS. Vũ Văn Tích, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, NCS. Lương Thị Thu Hoài

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu:

- Đã làm rõ được ảnh hưởng của phương cấu trúc và hướng đổ của đá đến mức độ an toàn của tuyến đường.

- Đã làm rõ ảnh hưởng của phá huỷ biến dạng các đá đến mức độ an toàn của tuyến đường.

- Đã làm rõ ảnh hưởng của địa hình sườn, thành tạo địa chất và phá huỷ kiến tạo đối với mức độ an toàn của tuyến đường giao thông.

- Đã xác định được những tuyến đường có mức độ an toàn thấp dọc QL 12, QL 4D và QL 6.

- Đây là những kết quả đầu tiên nghiên cứu vai trò cấu trúc địa chất đối với mức độ an toàn của các tuyến đường giao thông ở miền núi và trung du.

- Đề tài góp phần đào tạo: 1 NCS, 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố:

22) Đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở dọc tuyến đường 4D trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất và địa hình. Chu Văn Ngợi, Nguyễn Thị Thu Hà.

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỊA TẦNG, THỔ NHƯỠNG, NƯỚC, KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHÃN LỒNG HƯNG YÊN PHỤC VỤ GIỮ GÌN VÀ NHÂN RỘNG NGUỒN GEN QUÍ HIẾM NÀY CỦA VIỆT NAM

Mã số: QG.05.30

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tạ Hoà Phương

Tham gia thực hiện: HVCH. Phạm Anh Hùng, TS. Vũ Văn Tích, TS. Nguyễn Thuỳ Dương, KS. Lê Văn Lương

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu:

- Đã tổng quan tài liệu về nguồn gốc, tình hình sản xuất nhãn trên thế giới và Việt Nam, đi sâu giới thiệu những chủng nhãn có chất lượng cao ở Hưng Yên như nhãn lồng, nhãn Hương Chi, nhãn đường phèn, nhãn cùi.

- Bước đầu đối sánh hai vùng: vùng nguyên thổ (thị xã Hưng Yên) và vùng Văn Lâm làm cơ sở luận giải về đặc điểm chất lượng nhãn vùng nguyên thổ.

- Là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tương tự đối với một số cây đặc sản khác như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch,...

- Đề tài góp phần đào tạo: 1 ThS, 4 CN

Các bài công bố:

23) Một số tính chất đất và điều kiện khí hậu ở vùng trồng nhãn lồng Hưng Yên. Phạm Anh Hùng, Tạ Hoà Phương. Tạp chí Khoa học Đất, số 26, 2006.

24) Một số đặc trưng sinh thái, môi trường và kỹ thuật chăm sóc nhãn lồng Hưng Yên. Tạ Hoà Phương, Phạm Anh Hùng.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA ĐỘNG LỰC HÌNH THÀNH MỎ VÀNG PHƯỚC SƠN (TÂY QUẢNG NAM) LÀM CƠ SỞ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TÌM KIẾM VÀNG DỌC ĐỚI SIẾT TRƯỢT POCO

Mã số: QG.05.31

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Vượng

Tham gia thực hiện: GS.TSKH. Phan Trường Thị, TS. Vũ Văn Tích, TS. Nguyễn Ngọc Khôi, PGS.TSKH. Nguyễn Văn Nhân, KS. Phạm Bình, TS. Trần Trọng Hòa, GS. Maluski H, GS. Lepvrier C

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Sơ đồ cấu trúc thạch học khu mỏ vàng Phước Sơn thành lập trên quan điểm biến dạng địa động lực hiện đại, kèm thuyết minh tỷ lệ 1/50.000.

- Sơ đồ dự báo tiềm năng và diện có khả năng mở rộng công tác tìm kiếm dọc theo đới siết trượt Pô Cô.

- Báo cáo thuyết trình và minh chứng cơ chế kiến tạo địa động lực hình thành mỏ vàng Phước Sơn.

- Quy trình lý thuyết nghiên cứu cơ chế kiến tạo và địa động lực hình thành mỏ vàng áp dụng cho các vùng khác có đặc điểm thạch học, cấu trúc và điều kiện hình thành tương tự ở Việt Nam.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS

Các bài công bố (dự kiến): 2

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP NHÃN SINH THÁI CHO CÁC SẢN PHẨM TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Mã số: QG.05.32

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lưu Đức Hải

Tham gia thực hiện: TS. Trương Mạnh Tiến, PGS.TS. Vũ Quyết Thắng, HVCH. Trương Thị Thanh Huyền, CN. Lê Văn Sáng, CN. Trịnh Thị Hoài Linh, ThS. Nguyễn Hải Hà, SV. Lê Bích Thuỷ, SV. Lưu Đức Dung

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu:

- Đã nghiên cứu tổng quan tình hình đăng ký cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm ở một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Thái Lan.

- Đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về hai loại sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam có tính thân thiện với môi trường là rau an toàn ở Hà Nội và tủ lạnh không chứa CFC của công ty LG- Mega Electronics có khả năng đăng ký cấp nhãn sinh thái.

- Đã đề xuất quy trình đăng ký và cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam. Đề xuất chính sách và biện pháp thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái.

- Đề tài góp phần đào tạo: 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố:

25) Quy trình khoa học đánh giá rau an toàn tại Hà Nội. Lưu Đức Hải, Trương Thị Thanh Huyền. Tạp chí Bảo vệ Môi trường, số 79, 2005.

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH BẰNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO KHU VỰC CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG

Mã số: QG.05.33

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Minh Huấn

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Chu Văn Ngợi, ThS. Nguyễn Minh Đức, ThS. Đặng Văn Luyến, PGS.TS. Đặng Văn Bào, ThS. Nguyễn Hiệu, TS. Phùng Đăng Hiếu, ThS. Trịnh Lê Hà, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Khắc Nghĩa

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Cơ chế vận chuyển trầm tích của khu vực nghiên cứu.

- Lựa chọn mô hình mô phỏng trường thủy động lực vùng cửa sông chịu tác động tổng cộng của các yếu tố như: thủy triều, sóng gió, nước sông, chế độ khí hậu và địa hình.

- Lựa chọn mô hình vận chuyển bùn cát chú trọng tới khả năng mô phỏng quá trình vận chuyển đối với trầm tích bở rời kết hợp kết dính.

- Xây dựng quy trình dự báo quá trình vận chuyển trầm tích trên cơ sở liên kết các mô hình thủy động lực và mô hình vận chuyển trầm tích.

- Đề xuất các kiến nghị phục vụ quy hoạch phát triển bền vững cho khu vực cửa sông Bạch Đằng.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 1 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁO DỤC, QUY HOẠCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở QUY MÔ CẤP HUYỆN (LẤY VÍ DỤ HUYỆN BA VÌ, HÀ TÂY)

Mã số: QG.05.34

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Minh

Tham gia thực hiện: ThS. Đinh Bảo Hoa, HV cao học Lương Hoàng Tùng, NCS. Nguyễn Thúy Hằng, NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Thiết lập quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý tài nguyên và môi trường ở quy mô cấp huyện.

- Điều tra, thu thập, nhập, phân tích và xuất dữ liệu phục vụ công tác giáo dục, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở huyện Ba Vì, Hà Tây.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MẠNG THẦN KINH NHÂN TẠO DỰ BÁO TỔNG LƯỢNG BỨC XẠ NGÀY CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG PHÍA BẮC VIỆT NAM

Mã số: QG.05.35

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Hướng Điền

Tham gia thực hiện: CN. Hoàng Phúc Lâm, ThS. Nguyễn Minh Trường, ThS. Hoàng Thanh Vân, CN. Công Thanh, CN. Ngô Chí Tuấn

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Nghiên cứu, xây dựng/ ứng dụng và phát triển mô hình mạng thần kinh nhân tạo.

- Nghiên cứu dự báo tổng lượng bức xạ ngày cho khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá kết quả dự báo.

- Thử nghiệm một mô hình dự báo thời tiết hạn ngắn mới dựa trên các mô hình phân tích hoặc dự báo đã có.

- Ứng dụng dự báo tổng lượng bức xạ ngày khu vực đồng bằng phía Bắc Việt Nam phục vụ cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế-xã hội khác.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 1 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2-3

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC KIỂU VỎ PHONG HÓA VÀ ĐẤT PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRONG PHẠM VI TỈNH HÀ TĨNH

Mã số: QG.06.15

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đặng Mai

Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Văn Vượng, TS. Đỗ Minh Đức, TS. Vũ Văn Tích, ThS. Đinh Xuân Thành, KS. Trần Ngọc Lan, TS. Đậu Hiển

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Làm sáng tỏ các đặc điểm cấu tạo, địa hóa và khoáng vật của các kiểu vỏ phong hóa và đất trong khu vực nghiên cứu.

- Xác định hiện trạng và dự báo khả năng trượt lở hai bên đường Hồ Chí Minh trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh.

- Đề xuất các giải pháp phòng chống trượt lở.

- Đề xuất quy hoạch nông lâm nghiệp bền vững cho khu vực nghiên cứu.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 3

Các báo cáo (dự kiến): 1

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TỔ HỢP CÁC TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ MÁY BAY (LẤY VÙNG TUY HÒA LÀM VÍ DỤ)

Mã số: QG.06.16

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thanh Quỳnh

Tham gia thực hiện: TS. Đỗ Đức Thanh, KS. Kiều Chung Thủy, TS. Vũ Văn Tích, CN. Nguyễn Thị Hồng

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Nghiên cứu đánh giá các phương pháp phân tích tài liệu địa vật lý máy bay trong tìm kiếm, dự báo triển vọng khoáng sản đang được sử dụng trong các đề án bay đo ở nước ta hiện nay.

- Xây dựng một số phương pháp phân tích nhận dạng mới trên cơ sở ứng dụng lớp các bài toán đánh giá và lựa chọn thông tin góp phần khắc phục những hạn chế của các phương pháp nhận dạng đang được ứng dụng hiện nay.

- Xây dựng hệ phương pháp phân tích tổ hợp các tài liệu địa vật lý máy bay trong tìm kiếm và dự báo triển vọng khoáng sản.

- Đánh giá và dự báo triển vọng khoáng sản vùng Tuy Hòa trên cơ sở áp dụng hệ phương pháp phân tích mới.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2-3

ĐỀ TÀI: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI

Mã số: QG.06.17

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hải

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Đặng Văn Bào, CN. Lê Văn Lanh, PGS.TS. Phạm Quang Hoan, TS. Phạm Xuân Trường, PGS.TS. Trần Đức Thanh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương.

- Cơ sở bảo tồn nền văn hóa bản địa phục vụ phát triển du lịch.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương từ du lịch.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 3 ThS, 3 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 2

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC MỘT SỐ VÙNG VEN ĐÔ TRỒNG RAU CỦA HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

Mã số: QG.06.18

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Khắc Hiệp

Tham gia thực hiện: Nguyễn Công Vinh, Bùi Ngọc Dung, Lê Thị Nhâm, Lê Văn Thiện, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Thu thập và hệ thống hóa thông tin, phân tích các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của một số địa phương sản xuất rau ven đô: Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm. Cơ cấu rau trong hệ thống cây trồng nói chung. Giá trị kinh tế của từng loại.

- Hiện trạng sử dụng đất vùng rau và tính hợp lý của việc sử dụng đất, khả năng phát triển rau sạch.

- Tình hình sản xuất rau đại trà và rau sạch của một số địa phương đặc biệt là hợp tác xã chuyên trồng rau. Năng suất và sản lượng rau, khả năng tiêu thụ hàng quý hàng năm.

- Điều tra lấy mẫu đất trồng, nước tưới của các vùng sản xuất rau. Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước để phát triển rau sạch. Đồng thời tiến hành lấy mẫu rau để phân tích đánh giá chất lượng (hàm lượng protein, đường và một số vitamin). Đánh giá thích nghi đất đai để phát triển vùng sản xuất rau sạch ven đô.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khỏe cộng đồng. Điều tra và thống kê sức khỏe cộng đồng, các hợp tác xã chuyên sản xuất rau.

- Tiến hành thí nghiệm đồng ruộng về ảnh hưởng liều lượng phân khoáng, phân hữu cơ và sử dụng nước tưới đến năng suất và chất lượng một số loại rau. Xây dựng quy trình sản xuất rau sạch đại trà, có hiệu quả kinh tế.

- Đề xuất các giải pháp tổng hợp về sản xuất rau an toàn. Xây dựng nội dung tập huấn và sản xuất rau sạch cho bà con nông dân, các hợp tác xã sản xuất rau.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2-3 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2-3

ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH HÓA HỆ SINH THÁI HỒ TÂY-HÀ NỘI NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mã số: QG.06.35

Thời gian thực hiện: 2006-2008

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lưu Lan Hương

Tham gia thực hiện: GS.TS. Mai Đình Yên, PGS. Chu Đức, NCS. Ngô Quang Dự, NCS. Phạm Thị Mai, NCS. Nguyễn Thùy Dương, HVCH. Đỗ Kim Anh, HVCH. Trương Tuấn Anh, PGS. Hồ Thanh Hải, CN. Phan Văn Mạch, PGS. Nguyễn Thanh Thủy

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Điều tra, thu thập, khảo sát chất lượng nước (các chỉ tiêu hóa lý, chế độ thủy văn, đa dạng sinh học) tại thời điểm nghiên cứu và so sánh với các thời gian trước đó.

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về hệ sinh thái hồ Tây.

- Xây dựng mô hình cấu trúc dinh dưỡng và mô hình hóa hệ sinh thái hồ Tây.

- Hoàn thiện và thiết lập các mô hình toán trên cơ sở ma trận các thành phần có mối quan hệ tương hỗ nhau.

- Mô phỏng toán học các thành phần, giải các bài toán về sự biến động, cân bằng của các thành phần vô sinh như: DO, BOD, COD, NO3, NO2… và thành phần hữu sinh: thực vật nổi, động vật nổi, cá, động vật đáy,…

- Giải bài toán tối ưu nhằm quản lý, tìm điều kiện thích hợp nhất chất lượng nước hồ.

- Tìm các biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái hồ Tây.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 TS, 2 ThS

Các bài công bố (dự kiến): 3-4

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN LŨ LỤT LƯU VỰC SÔNG THU BỒN TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA MẠO VÀ CÔNG NGHỆ GIS

Mã số: QG.06.36

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hiệu

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Đặng Văn Bào, NCS. Trần Thanh Hà, NCS. Nguyễn An Thịnh, TS. Phạm Quang Tuấn, NCS. Nguyễn Thanh Sơn, TS. Phạm Quang Sơn, Trần Đức Việt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các quá trình phát sinh tai biến lũ lụt: cấu trúc địa chất - thạch học, hoạt động tân kiến tạo, cổ khí hậu, điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn hiện tại, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, các hoạt động nhân sinh… khu vực nghiên cứu.

- Phân tích đặc điểm địa mạo của lưu vực sông, như các đặc trưng trắc lượng hình thái (độ cao và tính phân bậc địa hình, độ phân cắt sâu, phân cắt ngang; độ dốc địa hình và độ dốc lưu vực); các đặc trưng về nguồn gốc, tuổi và lịch sử phát triển địa hình, các quá trình động lực hiện đại.

- Phân tích cấu trúc địa mạo chung của toàn lưu vực và các thung lũng sông riêng biệt, xác định những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chúng để tìm những lớp thông tin ưu trội cần đưa vào phân tích trong GIS.

- Xác định hiện trạng và nghiên cứu dấu vết tai biến lũ lụt, nghiên cứu chi tiết một số khu vực làm điểm chìa khóa. Xác định hiện trạng và nghiên cứu dấu vết của các tai biến trượt lở, lũ quét.

- Đánh giá vai trò của các nhân tố đối với tai biến lũ lụt cùng sự hỗ trợ của GIS.

- Bước đầu dự báo nguyên nhân, xu hướng phát triển và biện pháp cảnh báo lũ: trên các thung lũng suối, chú ý tới các cửa suối, nơi cư trú tập trung của đồng bào các dân tộc; tại các thung lũng có nhiều nguy cơ và nằm trong các trung tâm mưa của miền Trung; tai biến do lũ lụt và xói lở bờ sông tại vùng đồng bằng hạ lưu; các vấn đề suy thoái môi trường đất, nước liên quan với việc sử dụng lãnh thổ trong phạm vi lưu vực và lân cận.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1-2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 1

Các báo cáo (dự kiến): 1

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   |