Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Cứ cháy đến kiệt cùng
Giữa cái thành phố ồn ào người, xe và lúc nào cũng sáng trưng điện này, bỗng dưng hôm nay mất điện. Lang thang mãi cho quên bóng tối, về phòng thì thấy ai đó đã thắp nến lên.

Hai cây nến cùng cháy mà sao vẫn có cảm giác không đủ sáng. Có lẽ là quen với đèn điện mất rồi, bây giờ thiếu vắng các tiện nghi ấy lại thấy khó chịu. Nhưng thật lạ là hai cây nến nhỏ bé ấy cháy mãi mà vẫn chưa tắt - lâu hơn so với dự đoán. Cửa vẫn mở, có lúc gió to, hai ngọn lửa nhỏ ấy dụi vào nhau, tưởng tắt cùng với tiếng lép bép, nhưng không, chúng vẫn sáng và bừng lên những đốm lửa nhỏ. Lại tự hỏi rằng: tại sao cây nến lại cứ cháy đến kiệt cùng như thế?

Đã có mấy ai sống được một cuộc đời như đời nến? Cháy sáng đến kiệt cùng, mặc kệ những cơn gió cứ thế vô cớ thổi qua, mặc kệ cái đoạn chỉ dù trong lõi của nó ngày một, đúng hơn là từng phút, từng giây một cứ thế ngắn dần.

Lại nhớ hôm đi thực tập, dạy học sinh bài “Vội vàng” của Xuân Diệu, đã rất hưng phấn mà bình thêm những câu như thế này: Xuân Diệu đã yêu đến kiệt cùng và cũng nuối tiếc đến kiệt cùng! Thế nào là kiệt cùng?

Ngày trước mọi người thường khuyên nhau là “nên cố gắng hết sức cho dù kết quả thế nào đi nữa cũng không hối hận”. Sau này, người ta nhất là những người trẻ tuổi thì lại bẻ ngược câu ấy thành: “không nên cố hết sức, hết sức thì có mà chết à? Nên cố gắng nhưng vẫn phải giữ sức để mà sống chứ!” Kể ra thì cũng có phần hợp lí.

Rồi lại nhớ có hôm đi dạy gia sư, giúp học sinh làm cái đề: bình luận về lối sống của giới trẻ ngày nay. Đã không ngần ngại mà đề xuất một luận điểm rằng: “giới trẻ ngày nay nhiều người sống không có lí tưởng, không ước mơ và lạ lẫm với cụm từ sống vì người khác”. Cuộc sống tiện nghi quá, đâm ra người ta không có cơ hội để trải qua những khó khăn và tích lũy vốn sống, biết rằng “không phải cứ chạm vào điện mới biết có thể bị giật” nhưng nếu con người chỉ toàn có “vốn sống nhân tạo” - tức là do người khác nói cho, mách cho thì e là cơ hội để thử thách và biết cách vượt qua thử thách cũng không bao giờ có. Cũng có rất nhiều lần họ băng qua những quan niệm và dư luận, nhưng không giống như những ngọn nến kia, họ “cháy hết mình” một lần để rồi cả đời phải hối hận. Cụm từ “hết mình” đã bị họ hiểu sai nghĩa.

Có bao giờ người ta nhìn ngọn nến cháy và tự hỏi là đời nến sinh ra để làm gì? Nến sinh ra chỉ để cháy và tỏa sáng. Dù biết kết cục cuối cùng cũng là sự tàn lụi nhưng những cây nến vẫn cháy và tỏa sáng đến kiệt cùng.

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Xuân Diệu đã nói thế và mặc dù ông đã sống, đã yêu và làm việc đến kiệt cùng nhưng có lẽ ông chưa bao giờ thôi hối tiếc, chưa bao giờ thỏa mãn với những chặng đường đã qua của mình.

Lần đầu tiên nhìn ngọn nến và để ý rằng đời nến thật dài mà rồi lại thật ngắn ngủi. Ngắn ngủi bởi rồi ngọn lửa cũng lụi tàn nhưng thật dài là bởi cái sự cố gắng kiệt cùng của nó khi kéo dài cái sự sống của mình.

Có một nhà văn đã từng nói thế này: cháy lên để mà tỏa sáng. Sẽ chẳng bao giờ tỏa sáng được cả nếu chưa biết cháy lên. Do vậy, muốn cho mình thành một đốm lửa sáng trong đời, hãy tự đốt mình trong những đam mê và khát vọng. Chúng ta sẽ có cả một ngọn đuốc chứ không chỉ là một đốm lửa, càng không phải là một tàn lửa.

 Đinh Việt Hà, K49 Sư phạm Ngữ văn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   |