Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
GS.TS Nguyễn Năng Định - "Ông đồ công nghệ nanô"
Đất Kinh Bắc với những mái đình cong cong ẩn hiện sau luỹ tre xanh, với những làn điệu dân ca say đắm lòng người... Đất Kinh Bắc với truyền thống khoa bảng "một giỏ ông đồ, một bồ tiến sĩ, một bị trạng nguyên" ...

Và ở đó có một “ông đồ” tôi đã nghe danh và ước ao được một lần ngồi nghe thầy giảng, đó chính là GS.TS Nguyễn Năng Định – “ông đồ Công nghệ Nanô”.

Cũng như bao đứa trẻ khác, tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Năng Định là những ngày trong vòng tay bao bọc của dân làng để lánh bom, tránh đạn, là những ngày cùng cha “làm cỏ bỏ phân” trên đồng ruộng, là những ngày cùng chúng bạn mò cua, bắt ốc lấm lem bùn đất... Nhưng hình như Định may mắn hơn: mẹ cậu là một người hiếu học, đêm đêm bà thường ngâm Kiều kể chuyện cho con nghe, “cảo thơm lần giở trước đèn” về những tấm gương hiếu học, hiếu thảo đã thành điển tích. Hình ảnh Lục Vân Tiên hiền thảo trong câu chuyện mẹ kể đã ăn sâu vào tiềm thức và theo cậu học trò Nguyễn Năng Định suốt thời thơ ấu. Dù giặc Mỹ có ném bom lên đồng ruộng, lên mái nhà, lên quê hương, và dù có nhiều đứa trẻ khác đã bỏ quên con chữ thì mẹ thầy vẫn làm mũ rơm ẩm cho con đến trường. Dạo đó, Nguyễn Năng Định đến trường bởi một niềm vui con trẻ, mỗi ngày đến lớp cậu bé Định lại được cô giáo dạy toán bảo lên chữa bài tập khó, mà hầu như không bạn nào giải được.

Với thành tích học tập xuất sắc nhất trường cấp ba Tiên Du lúc bấy giờ, chàng thanh niên Nguyễn Năng Định được cử đi học tại Liên Xô, khi vừa tròn 18 tuổi. Rời mảnh đất Kinh Bắc mà chưa kịp giữ lại trong tim dáng hình một má lúm đồng tiền “cười như mùa thu tỏa nắng”, Nguyễn Năng Định đến với Đại học Tổng hợp Azecbaidzan, Bacu, thành phố dầu khí nổi tiếng của Liên Xô. Bước qua cổng làng, một chân trời khoa học thực sự mở ra. Và Nguyễn Năng Định đã đến với chân trời ấy bằng chính truyền thống hiếu học thấm nhuần của làng quê Kinh Bắc và lòng quyết tâm của những lưu học sinh Việt Nam được cầm bút trong khi những người bạn cùng trang lứa đang cầm súng bảo vệ quê hương... Năm 1974, Nguyễn Năng Định đã tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Vật lý và trở về nước công tác tại Viện Khoa học Việt Nam. 4 năm sau người cán bộ trẻ Nguyễn Năng Định lại được cử sang Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô để làm luận án tiến sĩ. Chỉ chưa đầy 3 năm, năm 1981, Nguyễn Năng Định đã hoàn thành luận án tiến sĩ với kết quả xuất sắc nhất trong những NCS ngoại quốc, Anh được xét ở lại làm tiếp Tiến sĩ khoa học. Nhưng đúng lúc ấy mẹ thầy lâm bệnh nặng và Nguyễn Năng Định quyết định về nước để phụng dưỡng người mẹ yêu dấu. Chàng Lục Vân Tiên từ truyện cổ đã bước ra, không phải trong giấc mơ mà ở giữa cuộc đời rất thực!

Lục Vân Tiên văn võ song toàn... và thầy trong lời kể của bạn bè cũng là người giao thoa đủ cả chất khoa học và chất thơ. Thầy mang trong mình “hồn quê” quan họ Kinh Bắc, thầy đã có thể trở thành một “liền anh” trong làng dân ca, có thể viết những vần thơ tài hoa, có thể giảng lại làu làu những thiên truyện thơ mẹ đọc từ thời thơ ấu... Nhưng thầy đã lựa chọn Vật lý làm cái “nghiệp” của mình, bởi đó là niềm đam mê khám phá, và đam mê nghiệp “ông đồ”. Năm 2003, nhận lời mời của GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, thầy đã đến làm việc tại Khoa Công nghệ (nay là Trường Đại học Công nghệ). Cơ duyên với nghiệp ông đồ tại ngôi trường này đã khởi nguồn từ những ngày gian khó sát cánh bên đồng nghiệp xây dựng Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nanô trong buổi ban đầu ...

Đã hơn 30 năm kể từ ngày thầy bắt đầu sự nghiệp khoa học và giảng dạy. Hơn 30 năm, nhiều công trình, bài báo, đề tài, báo cáo khoa học, giáo trình lần lượt ra đời, nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh lần lượt ra trường. Thầy là thành viên của nhiều hội đồng quốc gia, và đặc biệt thầy còn được mời làm Ủy viên Hội đồng quốc gia Pháp chấm luận án tiến sĩ, thầy có cả học trò tốt nghiệp đại học của Trường Đại học Công nghệ Chalmers (Gorthenburg, Thuỵ Điển) v.v.. Thầy cũng có một gia đình hạnh phúc, vợ thầy cũng làm khoa học, cô yêu thầy bởi cô đã tìm thấy ở thầy tình yêu khoa học đến kỳ lạ. Trong những năm khó khăn nhất của thời kỳ bao cấp, thầy vẫn một mực say sưa với công việc ở phòng thí nghiệm. Tất cả những điều đó chỉ là một phần nhỏ trong những lý do nhiều thế hệ học trò yêu kính, tin tưởng ở thầy, nhớ về thầy trong mỗi câu chuyện kể.

Bài học thầy giảng cho trò không chỉ có từ sách vở giáo trình mà chính từ cuộc đời của thầy, từ văn hoá cư xử của thầy với bạn bè đồng nghiệp, với sự nghiệp khoa học và tất cả mọi người: chân thành, thân thiện và tận tâm. Tôi nhớ rất rõ cảm giác ngày đầu tới giảng đường, mường tượng của mình sẽ có một giáo sư, tiến sĩ “cực nghiêm khắc” bước vào lớp, giảng cho sinh viên những lý thuyết rắc rối, khó hiểu như thuyết Tương đối của Einstein, nhưng cái ý nghĩ đó tan biến nhanh chóng khi tôi “chiêm ngưỡng” thầy và được biết về thầy nhiều hơn qua những anh chị khóa trên.

34 năm, thầm lặng cống hiến, thầy chỉ canh cánh một điều: làm thế nào để mình có ích nhất cho những người thân, cho đồng nghiệp, cho học trò và những người lao động. 34 năm, gần nửa đời người, từ mái tóc xanh thời trai trẻ giờ đã pha sương. Dù vậy đôi mắt thầy vẫn đầy tinh tế và nhạy cảm. Đã có bao thế hệ gọi thầy là: Người thầy có đôi mắt xanh. Đôi mắt ấy dường như soi tỏ năng lực, số phận của mỗi học trò thân yêu. Đôi mắt của thầy như biết động viên, khích lệ khi trò lúng túng trước bài tập khó, hay trong lần bảo vệ khoá luận, biết trìu mến cảm thông với nỗi khổ của những sinh viên nghèo. Và thầy đã truyền thêm cho họ nghị lực phi thường để vươn lên trong cuộc sống. Hơn ba mươi năm qua, đôi mắt ấy đã nhiều lần giúp những học trò “cá biệt” của thầy thành công trong cuộc sống. Thầy chẳng nhớ đâu, chẳng đếm được đâu nhưng có lẽ thầy cảm nhận được có bao nhiêu đôi mắt trò đang hướng về thầy bằng một niềm tôn kính, biết ơn ...

Ngay mới đây thôi, trước tôi mấy khóa, anh Đặng Văn Thành, vì hoàn cảnh khó khăn vừa học vừa kiếm sống nên chỉ tốt nghiệp với văn bằng trung bình ngành Vật lý tại Trường ĐHKHTN. Cảm thương hoàn cảnh, thầy đã tạo điều kiện cho anh được làm hợp đồng nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí để anh hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Tốt nghiệp thạc sĩ xong anh Thành được nhận vào làm việc tại một viện khoa học của Hàn Quốc. Không chỉ có anh Thành mà còn nhiều thế hệ học trò khác cũng đã từng được thầy giúp đỡ, đùm bọc, hầu hết họ là con em những người dân lao động lương thiện, nghèo khổ, từng có một tuổi thơ lấm lem đất bùn như thầy ngày xưa. Tiến sỹ Đỗ Hồng Thanh, hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tuyên Quang được thầy nhắc mãi như một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó học tập... Trong câu chuyện thầy kể, trò chỉ biết về những tấm gương khóa trước đã thành công, chẳng ai nghe thầy kể họ đã vượt qua khó khăn thế nào nếu không có thầy? Những học trò của thầy đều đã trưởng thành thực sự qua lao động nghiêm túc và lòng say mê khoa học. Điều quan trọng hơn cả là sau quá trình học tập không những trình độ chuyên môn được nâng cao mà họ cũng có tấm lòng cao cả, bao dung hơn. Họ đã, đang và sẽ trở thành những người thầy kế tục sự nghiệp “trồng người” của thầy. Noi gương thầy họ bước lên bục giảng với tâm niệm: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” để dạy cho những thế hệ tương lai.

Nghĩ về thầy tôi lại chợt liên tưởng đến câu chuyện “Người thầy đầu tiên”. Thầy Đuysen đã dạy học trò bằng cả tình yêu thương vô bờ bến để rồi có những trò như cô bé Antưinai sau này trở thành Viện sĩ...

 Uyên Minh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   |