Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
GS.NGND Nguyễn Văn Chiển - người tìm đường cho ngành khoa học trái đất ở Việt Nam
Ngày 4/11/2008, ĐHQGHN đã long trọng tổ chức lễ mừng đại thọ GS.NGND Nguyễn Văn Chiển 90 tuổi. GS.TS Mai Trọng Nhuận - GIám đốc ĐHQGHN đã có bài phát biểu chúc mừng GS.NGND Nguyễn Văn Chiển.

Đại học quốc gia Hà Nội, tiền thân là Đại học Đông Dương, qua các giai đoạn phát triển từ Đại học khoa học Hà Nội, ĐH tổng hợp HN, ĐHSP HN, ĐHSP Ngoại ngữ HN là cái nôi đào tạo, nuôi dưỡng và là mảnh đất phát triển, cống hiến của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục xuất sắc của đất nước. Trong hơn 100 năm xây dựng và phát triển, nhiều sinh viên, nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã làm rạng danh cho đất nước và cho chính ngôi trường này. Hôm nay, tại giảng đường truyền thống này, ĐHQGHN long trọng tổ chức lễ đại thọ GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, người sinh viên của Đại học Đông Dương 60 năm trước, người giảng viên xuất sắc của nhiều trường đại học, trong đó có các đại học tiền thân của ĐHQGHN ngày nay, nhà khoa học, nhà quản lý tài giỏi của nhiều cơ quan nghiên cứu, và trên hết là người thầy đức độ, giản dị nhưng đáng kính của nhiều thế hệ sinh viên.

 

Xin phép, thay mặt đa số những người có mặt tại đây hôm nay, được gọi giáo sư là “Thầy” - thầy Nguyễn Văn Chiển. Tên tuổi thầy Chiển gắn liền với lịch sử phát triển của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp đào tạo các thế hệ cán bộ khoa học ngay từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, đặc biệt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển ngành khoa học trái đất. Nhiều thế hệ tôn vinh Thầy là “người tìm đường cho ngành khoa học trái đất ở Việt Nam”. Con đường khoa học của Thầy, cũng như rất nhiều nhà khoa học cùng thế hệ, không hề dễ dàng, suôn sẻ mà đầy gian truân, vất vả. Nhưng với nỗ lực phi thường, sự phấn đấu bền bỉ, với lòng yêu khoa học và ý thức trách nhiệm với tương lai của đất nước, những gì mà Thầy đã đem đến cho cuộc đời và cho khoa học thật đáng tự hào.

 

Là con trai của một gia đình nông dân, nhưng nhờ trí thông minh, sự cần cù mà chàng thiếu niên Nguyễn Văn Chiển đã vững vàng bước vào học Đại học Khoa học, nơi mà không mấy ai con nhà nông dám mơ ước. Năm 1944 với bằng cử nhân Khoa học, Nguyễn Văn Chiển đã được tuyển vào Phòng thí nghiệm Địa chất thuộc Đại học Khoa học Hà Nội. Đây là một việc hiếm có vì toàn bộ công việc Địa chất ở Đông Dương đều do người Pháp độc quyền. Quyết định chọn ngành Địa chất của cử nhân Nguyến Văn Chiển  một phần quan trọng là do gợi ý của GS Hoàng Xuân Hãn - người mà thầy Chiển luôn quý trọng và biết ơn.

Cách mạng Tháng Tám thành công, người thanh niên, nhà giáo, nhà địa chất trẻ Nguyễn Văn Chiển hăng hái tham gia giảng dạy địa chất ở các trường Đại học Khoa học, Nông Lâm, Công Chính. Thầy đã đóng góp xuất sắc cho sự hình thành đội ngũ đông đảo các nhà khoa học địa chất - một ngành khoa học mà trước CM Tháng Tám thầy Chiển là người duy nhất bắt đầu tiếp cận.

 

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ở độ tuổi ngoài 30 thầy, với niềm say mê Địa chất học, thầy Chiển quyết định về giảng dạy Địa chất ở trường Đại học Sư phạm do GS Lê Văn Thiêm làm Hiệu trưởng. Khi Nhà nước chủ trương mở một số trường đại học mới, thầy Chiển đã cùng toàn bộ phòng thí nghiệm Địa chất rời ĐHSP về Đại học Bách khoa Hà Nội. Với một Phòng thí nghiệm nghèo nàn thiết bị, mà nhân lực chỉ có Thầy và một hai cộng sự, gần như chỉ một mình xoay sở cho mọi công việc trong điều kiện chưa có chương trình đào tạo, không có giáo trình, thầy Chiển đã vừa học thêm vừa dạy đuổi theo sinh viên từ môn học này sang môn học khác. Một khó khăn lớn nữa là sao cho có đủ thuật ngữ tiếng Việt để giảng dạy một khoa học có quá nhiều khái niệm, quá nhiều tên gọi mà trước đây thầy chỉ quen dùng qua tiếng Pháp hoặc Hán Việt. Công việc biên soạn thuật ngữ Địa chất thực sự là một sáng tạo lớn của thầy Chiển. Phần lớn hệ thống thuật ngữ cơ bản về địa chất nay đang thông dụng, nhất là thuật ngữ thuần Việt hoặc phiên âm theo gốc Latin thay cho thuật ngữ Hán Việt đã bắt đầu từ thuở ấy và gắn liền với công sức của thầy Chiển.

 

Nhờ sự nỗ lực của Thầy và các cộng sự mà Miền Bắc có được những kỹ sư Địa chất đầu tiên để phục vụ kịp thời cho nhu cầu điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản của đất nước. Nhiều người trong số kỹ sư khóa đầu đó về sau đã trở thành những nhà khoa học địa chất hàng đầu. Cũng từ khóa những kỹ sư địa chất đầu tiên ấy, có nhiều người đã trở thành những nhà quản lý cấp cao của nhà n­íc.

 

Giữa những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thầy Chiển có hai nhiệm vụ hệ trọng. Một là xây dựng trường Đại học-Mỏ Địa chất trên cơ sở của Khoa Địa chất của Đại học Bách khoa. Hai là xây dựng một Khoa mới về Khoa học trái đất tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Một lần nữa vai trò của kiến trúc sư cho một cơ sở đào tạo mới về khoa học lại được giao cho thầy Chiển. Nhờ quan hệ rộng rãi và cách thức trọng thị trí thức, thầy đã tập hợp được những chuyên gia hàng đầu của nhiều ngành về góp sức đào tạo những cử nhân đầu tiên của Khoa Địa lý-Địa chất. Từ những người trẻ tuổi góp sức cùng thầy Chiển thuở đó và từ những sinh viên lứa đầu của Khoa Địa lý-Địa chất, ngày nay nhiều người đã trở thành Giáo sư, những nhà khoa học có uy tín cao trong các ngành Khoa học trái đất. Niềm tự hào của thầy Chiển là đi khắp nơi trong Nam ngoài Bắc, ở đâu cũng có thể gặp những học trò trực tiếp hoặc gián tiếp của thầy - từ những giáo sư đầu ngành đến những kỹ sư đang mải mê làm giàu cho tổ quốc.

 

Song song với công việc đào tạo cán bộ khoa học, thầy Chiển luôn luôn hăng say với công việc nghiên cứu khoa học. Chiếc kính hiển vi phân cực đã theo thầy suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, dù lúc đó nó không dùng làm gì, là một minh chứng cho lòng say mê địa chất học của thầy. Rồi khi kháng chiến thắng lợi chiếc kính hiển vi đó lại theo thầy về phục vụ cho việc dạy và học. Ngày nay chiếc kính đó trở thành một kỷ vật vô giá của Khoa Địa chất ở ĐHQG Hà Nội.

 

Thầy Chiển đã đóng góp sức mình cho việc lập Bản đồ Địa chất Miền Bắc Việt Nam, cũng từ đó thầy trở thành Tiến sĩ Địa chất đầu tiên của Việt Nam vào năm 1963. Nghiên cứu khoa học trở thành nhiệm vụ trọng tâm khi Thầy được giao trách nhiệm lãnh đạo lĩnh vực Khoa học Trái Đất ở Viện Khoa học Việt Nam với cương vị Phó Viện trưởng từ năm 1977. Hàng loạt các Chương trình, Dự án lớn mà Thầy chủ trì đã được thực hiện với giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao. Với Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Điều tra tổng hợp về Tây Nguyên”, và đặc biệt Chương trình “Xây dựng tập bản đồ quốc gia CHXHCN Việt Nam”, nhà khoa học Nguyễn Văn Chiển đã thể hiện một uy tín khoa học cao, khả năng tập hợp một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học thuộc nhiều lĩnh vực và năng lực lãnh đạo triển khai các chương trình nghiên cứu với độ phức tạp và quy mô lớn. Giá trị khoa học và thực tiễn của công trình của thầy và tập thể do thầy chỉ đạo đã được Nhà nước đánh giá rất cao và được ghi nhận bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý năm 2005.

 

Hoạt động của thÇy Nguyễn Văn Chiển rất đa dạng. Song song với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Thầy còn có nhiều đóng góp cho các công tác tổ chức, xã hội và hoạt động đối ngoại. GS.NGND Nguyễn Văn Chiển là người sáng lập Hội Địa chất Việt Nam và là Chủ tịch đầu tiên của Hội, là Ủy viên lãnh đạo của Liên hiệp của Hội Khoa học Việt Nam, là Thư ký (nay gọi là Chủ tịch) đầu tiên của Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Ở các giai đoạn sau, Thầy là Chủ nhiệm Khoa ở Đại học Tổng hợp Hà nội, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng học hàm Liên ngành Khoa học trái đất và Mỏ.

 

Đánh giá cao những đóng góp của GS.NGND Nguyễn Văn Chiển cho sự nghiệp giáo dục và khoa học, Nhà nước đã trao những phần thưởng cao quý cho thầy như danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân Chương Lao động hạng nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Kỹ thuật và nhiều phần thưởng cao quý khác.

 

Tài năng và trí tuệ uyên bác của Thầy mọi người đều kính phục,  nhưng hơn hết, đó là đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị. Thầy từng nói “nhiều học trò của thầy nay đã giỏi hơn thầy, đó là điều rất đáng mừng vì Con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng tất cả những ai là học trò của Thầy chung một niềm tự hào về một người thầy lỗi lạc, đáng kính và đầy lòng bao dung. 

 

Thay mặt lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên ĐHQGHN, xin gửi tới Giáo sư và gia đình lời chúc tốt đẹp nhất. Kính mong Thầy mãi khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần, tiếp tục hoạt động nghiên cứu và sáng tạo đóng góp cho đất nước. Cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐHQGHN và những thế hệ học trò của Thầy xin hứa sẽ noi gương và cố gắng tiếp nối những bước đi rạng rỡ của thầy, góp phần xứng đáng cho sự phát triển đội ngũ trí thức nước nhà trong công cuộc xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn”.

 

Nhân dịp buổi lễ long trọng này, với tấm lòng trân trọng nhất, xin kính tặng Thầy bức trướng với 5 chữ “Đức - Trí - Mỹ - Sơn - Hà” nói lên tình cảm và sự tôn vinh của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐHQGHN đối với những đóng góp to lớn của Thầy trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.

 GS.TS Mai Trọng Nhuận
Giám đốc ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   |