Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Sự phát triển của Việt Nam học trên thế giới
Thế giới đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của ngành Việt Nam học. Từ những khảo cứu đơn lẻ theo từng chuyên ngành, Việt Nam học đã trở thành một một khoa học liên ngành được giảng dạy ở nhiều trường đại học của các nước phát triển. Cho đến nay đã có hàng vạn công trình viết về Việt Nam và trong số các tác giả, không ít nhà khoa học đã nổi danh.

>>> Chùm bài về Hội thảo trên Bản tin ĐHQGHN số 213

Pháp là nước có nền Việt học sớm nhất và học giả nước này cũng có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Kế tục sự nghiệp của Viện Viễn đông bác cổ trước đây, các chuyên gia của EFEO ngày nay tập trung nghiên cứu dịch thuật và công bố các tư liệu quý và các công trình biên khảo có giá trị đã từng được công bố trước đây. Mặt khác, theo sáng kiến của EFEO, các chuyên gia Pháp đã từng xây dựng một chương trình hợp tác đồ sộ với các nhà khoa học Việt Nam trong chương trình nghiên cứu Ðồng bằng Bắc Bộ.

Hiện nay, Pháp vẫn được coi là quốc gia có nền Việt học phát triển mạnh. Một điểm đáng lưu ý là ở một số nước vốn ít có quan tâm đến Việt Nam như Na Uy, Hà Lan, Ðức thì nay lại là những trung tâm nghiên cứu Việt Nam có uy tín. Năm 1993 theo sáng kiến của TS. Stein Tonnesson, một nhà nghiên cứu Việt Nam của Na Uy, một tổ chức liên kết toàn Châu Âu về nghiên cứu Việt Nam được hình thành gọi là EURO - VIET. Hội thảo quốc tế đầu tiên do tổ chức này tiến hành tại Copenhagen (Ðan Mạch) đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu Việt Nam không chỉ ở Châu Âu. Ðến nay đã có 6 hội thảo EURO – VIET lần lượt được tổ chức thành công ở các nước Châu Âu.

TS. Stein Tonnesson

Ðến đầu thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau khi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, người Nga cũng bắt đầu quan tâm đến Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ thì các công trình nghiên cứu về Việt Nam ở Nga tính đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước đã lên tới con số trên 4.000. Các công trình này thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học, trong đó nhiều tác phẩm có những đóng góp khoa học quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao trình độ nghiên cứu Việt Nam của chính Việt Nam. Sau năm 1990, Việt Nam học ở Nga có một giai đoạn gặp khó khăn vì những biến đổi phức tạp của tình hình chính trị, nhưng với nền tảng vững chắc của bộ môn khoa học này cũng như tính chất cơ bản của Việt Nam học, hoạt động nghiên cứu Việt Nam đang dần được hồi phục.

Trung Quốc là nước sớm quan tâm nghiên cứu Việt Nam và mặc dù có thuận lợi hơn học giả nhiều nước khác trong việc tiếp xúc với Việt Nam, nhưng trên thực tế các học giả CHND Trung Hoa thường rất độc lập trong việc sưu tầm tư liệu và tiến hành nghiên cứu về Việt Nam. Hầu như các nhà nghiên cứu Việt Nam của Trung Quốc ít có những tiếp xúc, trao đổi với các học giả Việt Nam. Nhìn vào những công bố có thể khuynh hướng nghiên cứu của các học giả Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các loại hình sau:

- Dịch thuật (từ tiếng Hán cổ ra tiếng Bắc Kinh), biên khảo các tác phẩm tư liệu cổ. Trong loại hình này các học giả Trung Quốc có những thuận lợi rất lớn là ngôn ngữ và tư liệu. Cả hai đều có sẵn ở Trung Quốc.

- Nghiên cứu về Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Loại đề tài này Trung Quốc có rất nhiều chuyên gia và tính chất của các công trình thường phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa hai nước.

- Những công trình phục vụ yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, số sinh viên Trung Quốc sang Việt Nam học tiếng Việt, nghiên cứu lịch sử, văn hoá Việt Nam tăng đột biến. Ðiều này có thể lý giải bằng sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ giữa hai nước.

Một ấn phẩm của Viện Viễn đông bác cổ

Trong số các nước có nền Việt học phát triển không thể không kể đến Nhật Bản. Từ những thế kỷ trước đã xuất hiện một số công trình viết về Việt Nam, nhưng phải đến những năm giữa thế kỷ XX Việt Nam học ở Nhật Bản mới thực sự hình thành gắn liền với tên tuổi GS. Yamamoto Tatsuro (Ðại học Tokyo). Dưới sự dẫn dắt của ông nhiều lớp thế hệ Việt Nam học đã liên tục trưởng thành. Vào cuối những năm 80 lực lượng các nhà nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản đã được tập hợp lại trong tổ chức Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập Hội này đã có tới trên 100 thành viên có sinh hoạt định kỳ và tổ chức hội thảo khoa học hàng năm. Khuynh hướng nổi trội của Việt Nam học Nhật Bản là triệt để áp dụng phương pháp khu vực học trong nghiên cứu. Vì vậy nghiên cứu thực địa là không thể thiếu. Hoạt động có tiếng vang nhất trong thời gian gần đây là Chương trình nghiên cứu đồng bằng sông Hồng (qua trường hợp làng Bách Cốc, Vụ Bản, Nam Ðịnh). Khác với khuynh hướng chú trọng các vấn đề có thể phục vụ trực tiếp cho yêu cầu kinh doanh, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam học ở Nhật Bản chú trọng tới nghiên cứu cơ bản nhằm hiểu đến ngọn nguồn cấu trúc xã hội, lịch sử và văn hoá Việt Nam truyền thống.

Hoa Kỳ đã từng có thời kỳ là một trong những trung tâm nghiên cứu Việt Nam lớn nhất trên thế giới. Tại đây có những trường đại học nổi tiếng về ngành Việt học như Cornell, Berkeley, Illinoi, Yale... và những nhà Việt Nam học được cả thế giới biết tiếng như John Whitmore, A. Woodeside, Keith Taylor... nhưng cũng chính tại Mỹ đã từng tồn tại những khuynh hướmg nghiên cứu Việt Nam rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Có những chương trình, dự án được chính quyền Mỹ tài trợ nghiên cứu Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng bên cạnh đó cũng có những nhà nghiên cứu tìm hiểu Việt Nam thuần tuý vì mục đích khoa học, thậm chí có những người theo khuynh hướng chống lại cuộc chiến tranh do chính phủ Mỹ đang tiến hành. Dù theo khuynh hướng nào thì Việt Nam học ở Mỹ trong thời chiến tranh cũng đều chịu tác động của chiến tranh. Không ít người trong số họ đã từng là quân nhân phục vụ trong quân đội Mỹ ở Việt Nam.

Từ đầu những năm 90, Việt Nam học ở Mỹ có chiều hướng phục hồi trở lại. Tại ÐH Los Angeles California (UCLA) Trung tâm Nghiên cứu Ðông Nam Á được thành lập, trong đó nghiên cứu Việt Nam là một nội dung quan trọng. Ở Texas một trung tâm Nghiên cứu Việt Nam cũng được hình thành. Mục tiêu trước mắt của Trung tâm này là tập hợp toàn bộ tư liệu về Việt Nam trên toàn thế giới. Tuy đội ngũ các nhà Việt Nam học trẻ của Mỹ không còn chịu tác động của chiến tranh như các thế hệ trước, nhưng sự khác biệt về khuynh hướng nghiên cứu vẫn còn rất sâu sắc. Trong quá trình phát triển của Việt Nam học ở Mỹ cũng phải kể đến vai trò của các học giả gốc Việt. Ðội ngũ này hiện cũng đang ở trong tình trạng phân hoá tuỳ theo thái độ chính trị của họ.

Các nước Ðông Nam Á vốn chịu ảnh hưởng của các học giả phương Tây trong nghiên cứu Việt Nam, nhưng từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là khi Việt Nam gia nhập khối ASEAN tình hình bắt đầu đầu tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn. Nhiều học giả từ các nước ASEAN có điều kiện tiếp xúc với học giả Việt Nam và đến Việt Nam trực tiếp nghiên cứu. Ði tiên phong là các nhà nghiên cứu của Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trường ÐH Singapore và Malaya đã từng gửi thực tập sinh đến Việt Nam học tập. Một số đã trở thành các giảng viên đại học và có ảnh hưởng tốt đến tình hình nghiên cứu Việt Nam ở nước họ. Trong số các nước ASEAN phải kể đến một trường hợp đặc biệt là CHDCND Lào. Do có quan hệ đặc biệt với Việt Nam nên Lào đã cử nhiều học sinh phổ thông và sinh viên sang học tại Việt Nam. Số người biết tiếng Việt ở Lào khá đông nhưng sau khi về nước ít người trong số họ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu Việt Nam mà trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khác. Với động thái này, trong một thời gian không xa, Việt Nam học ở các nước ÐNA chắc chắn sẽ có triển vọng tốt đẹp hơn.

Ở Hàn Quốc, từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX việc giảng dạy tiếng Việt ở một số trường ngoại ngữ đã bắt đầu được tiến hành. Theo quan điểm của Hàn Quốc (mà cũng là quan điểm của nhiều nước trên thế giới), trường ngoại ngữ không chỉ đơn thuần dạy tiếng mà còn dạy các kiến thức khác về đất nước có ngôn ngữ đó, cho nên ngay từ đầu việc dạy tiếng Việt đã đi theo quỹ đạo khu vực học. Ở Seoul, Hankuk là một trường đại học ngoại ngữ danh tiếng từ sớm đã lập Khoa Việt học, nhưng trong một thời gian dài việc nghiên cứu Việt Nam ở đây cũng chỉ dừng lại ở các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học. Sự khác biệt với ngiên cứu nhiều nước là chỉ sang Việt Nam để thực tập, thu thập tài liệu, học kiến thức, sau đó trở về nước bảo vệ luận án, các nghiên cứu sinh Hàn lại có nguyện vọng bảo vệ luận án tại Việt Nam. Cho đến nay đã có hàng chục luận án thạc sĩ và tiến sĩ về Việt Nam đã được bảo vệ tại Việt Nam.

Khuynh hướng nghiên cứu Việt Nam ở Hàn Quốc trong mấy chục năm gần đây đang chuyển dần sang các vấn đề kinh tế và tài chính đáp ứng những đòi hỏi trực tiếp của mối quan hệ thương mại đang mở rộng rất nhanh giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Từ năm 1966 đến 1999, có tổng cộng 475 luận văn xung quanh tình hình kinh tế - chính trị của Việt Nam được công bố ở Hàn Quốc. Trong số đó gần một nửa có liên quan đến kinh tế. Hiện nay ở Hàn Quốc đang có những trường đại học được các tập đoàn lớn đỡ đầu cho việc mở ngành Việt học, nên sinh viên của Khoa Việt Nam học tốt nghiệp hầu hết đều được các công ty của tập đoàn này sử dụng. Ðiều đáng nói là Việt Nam học Hàn Quốc ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo của Việt Nam nên ảnh hưởng của Việt Nam đối với giới nghiên cứu trẻ Hàn Quốc có chiều hướng ngày càng tích cực.

Úc là nước đã từng có một số cơ sở đào tạo tiếng Việt và giảng dạy về lịch sử và văn hoá Việt đã được thành lập dưới sự bảo trợ của Bộ Quốc phòng. Ðối tượng học tập khi ấy chủ yếu là các quân nhân, chuyên gia quân sự chuẩn bị sang làm việc tại Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, Úc là nơi tiếp nhận một số lượng lớn người Việt nhập cư nên nghiên cứu Việt Nam ở đây còn là một nhu cầu nhận thức chính một bộ phận cư dân. Hơn thế, do sự thoái trào của Việt Nam học tại Mỹ, một số nhà Việt Nam học Mỹ đã chuyển sang làm việc tại Úc nên nghiên cứu Việt Nam học ở nước này dường như có sự phát triển đột biến. Với những khuynh hướng chính trị khác nhau, nhiều tổ chức nghiên cứu Việt Nam của người Việt trên đất Úc cũng được hình thành. Do tính chất phức tạp của các khuynh hướng nghiên cứu nên Việt Nam học ở Úc không tạo thành một diện mạo mang tính trường phái. Nhưng nhìn chung sự quan tâm của các học giả Úc thường tập trung vào các vấn đề hiện đại với các phương pháp tiếp cận của khoa học chính trị, xã hội học.

Từ lâu nghiên cứu về Việt Nam (lịch sử Việt Nam, văn học Việt Nam...) luôn được sự quan tâm của các học giả và đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nhìn nhận Việt Nam học như một khoa học liên ngành, theo hướng khu vực học thì phải đến những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX chúng ta mới nhận thức được. Từ đó, được sự quan tâm của Chính phủ, Việt Nam học Việt Nam không ngừng phát triển. Năm 1998, ÐHQGHN phối hợp với Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (nay là Viện KHXH Việt Nam) lần đầu tiên tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học ở Hà Nội. Hơn 300 học giả nước ngoài từ 27 nước cùng với hơn 44 học giả Việt Nam đã đến dự. Ðây là một thành công lớn của Việt Nam trong việc khẳng định vị trí trung tâm của mình. Từ sau đó quan hệ giữa giới học giả Việt Nam với các nhà Việt Nam học thế giới ngày càng được tăng cường. Năm 2004, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học được tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 5 - 7/12/2008 Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ 3 với chủ đề: Việt Nam - Hội nhập & Phát triển, quy tụ gần 600 nhà khoa học Việt Nam và quốc tế sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Ðình, Hà Nội.

 GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ÐHQGHN - Bản tin ĐHQG Hà Nội
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   |