Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Trường ĐH Công nghệ - điển hình thành công từ những quyết sách sáng tạo
Tuy ra đời chưa lâu nhưng Trường ĐH Công nghệ đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển ĐHQGHN, cũng như cho nền giáo dục đại học nước nhà. Đây là nơi luôn triển khai những sáng kiến có giá trị trong đổi mới giáo dục đại học hiện đại.

Khoa Công nghệ - sáng tạo về mô hình khoa trực thuộc đào tạo đại học đầu tiên của ĐHQGHN

Lĩnh vực công nghệ là một lĩnh vực mới được thành lập sau này ở ĐHQGHN. Nhưng thực ra ý tưởng và sự chuẩn bị để tiến tới thành lập một lĩnh vực chuyên môn quan trọng như vậy trong cơ cấu của ĐHQGHN đã được thai nghén từ lâu. Ngay trong lòng của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội - một trường đại học về khoa học cơ bản thì chúng tôi đã trăn trở rất nhiều và nhận thấy cần phải xây dựng những ngành mang định hướng công nghệ. Câu hỏi đặt ra là lựa chọn xây dựng những ngành gì? Ngày đó, lĩnh vực máy tính đã phát triển và ngày càng thể hiện rõ định hướng mang tính công nghệ, thậm chí hướng tới là nền tảng cho ngành công nghiệp Công nghệ thông tin sau này. Chúng tôi đã tách bộ phận khoa học máy tính thuộc khoa Toán-Cơ-Tin học cùng với Viện Tin học-Điện tử (một cơ sở nghiên cứu ứng dụng của ĐHTHHN) để hình thành nên khoa Công nghệ Thông tin với một ngành đào tạo hoàn toàn mới. Đó là thời điểm khoảng năm 1993-1995. Tiến thêm một bước nữa, cũng trên cơ sở bộ phận quang điện tử của khoa Vật lý và phần còn lại của Viện Tin học-Điện tử chúng tôi thành lập thêm Khoa Công nghệ Điện tử viễn thông. Đây chính là 2 khoa tiền thân để hình thành lĩnh vực công nghệ của ĐHQGHN sau này.

GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Giám đốc ĐHQGHN phát biểu tại buổi lễ công bố quyết định thành lập Trường Đại học Công nghệ. Ảnh : BT

Vào năm 1993, ĐHQGHN được thành lập. Theo mô hình được thiết kế thì đây phải là đại học đa ngành, đa lĩnh vực mà theo quan niệm của các nước thì đó là đại học hai cấp, một đại học mẹ trong đó bao gồm một số trường đại học và nghiên cứu khoa học thành viên, về các lĩnh vực : Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và một số lĩnh vực khác như công nghệ, kinh tế, luật... Có ý tưởng lúc bấy giờ là nhập tất cả các trường đại học tại Hà Nội vào trong Đại học Quốc gia thành một đại học rất lớn gồm đủ các lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp. Cũng có ý kiến là chỉ chọn lựa một số trường để thực hiện việc sát nhập. Cuối cùng, phương án được thực hiện là sát nhập các trường: ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I và ĐH Sư phạm Ngoại ngữ thành ĐHQGHN trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ tiếp tục sát nhập thêm khoảng 7 trường đại học khác thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là giải pháp đơn giản nhất về mặt tổ chức nhưng lại làm cho cơ cấu chuyên môn của ĐHQGHN bị “què quặt”. Vì sao ? Trên thực tế, các ngành đào tạo của 3 trường đại học trên đều thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và có sự trùng lặp nhau, chỉ gồm khoa học tự nhiên, xã hội-nhân văn và ngoại ngữ. Như vậy, cơ cấu chuyên môn bước đầu của ĐHQGHN không rộng hơn những gì mà Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội đã có và chưa phải là một đại học đa lĩnh vực theo đúng nghĩa của nó. Sau đó, hậu quả phức tạp về tổ chức đã khiến Lãnh đạo ĐHQGHN nhận thức được rằng việc bổ sung, hoàn chỉnh cơ cấu đa lĩnh vực bằng cách nhập thêm các trường đại học sẵn có thuộc các lĩnh vực khác vào ĐHQGHN là không khả thi và kém hiệu quả đối với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng tôi đã quyết định không đi theo hướng đó, thậm chí còn chấp nhận cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I tách ra khỏi ĐHQGHN.

GS.TS Đào Trọng Thi trao giải thưởng về Khoa học công nghệ của ĐHQGHN năm 2006 cho Trường ĐH Công nghệ.

Vậy Lãnh đạo ĐHQGHN giải quyết bài toán khá “đau đầu” về hình thành và phát triển cơ cấu đa lĩnh vực của ĐHQGHN theo con đường nào? Trong hoàn cảnh đó, một ý tưởng táo bạo và đầy sáng tạo đã được đưa ra và được chính thức khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ II của ĐHQGHN, đó là hoàn chỉnh và phát triển cơ cấu đa lĩnh vực theo hướng chủ động xây dựng một số trường đại học thành viên mới và khởi đầu bằng việc thành lập các khoa trực thuộc về từng lĩnh vực công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục ... Mô hình khoa trực thuộc là sự tận dụng sáng tạo quyền chủ động cao của ĐHQGHN trong việc tổ chức những đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học mới, khắc phục được những khó khăn, phức tạp ghê gớm về thủ tục và thời gian khi thực hiện thủ tục thành lập trường đại học mới thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoa trực thuộc là cơ sở đào tạo của ĐHQGHN có tư cách pháp nhân độc lập tương đương các trường đại học nhưng thẩm quyền thành lập lại được Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội đồng ĐHQGHN. Mô hình khoa trực thuộc sẽ là giai đoạn trung chuyển nhằm tiếp tục chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ nâng cấp lên thành trường đại học thành viên.

Đó là một sáng kiến lớn rất quan trọng, mở đường cho ĐHQGHN phát triển và khẳng định mô hình đại học đa lĩnh vực đầu tiên ở Việt Nam. Sáng kiến này sau đó được ĐHQGTPHCM và các đại học vùng áp dụng rộng rãi.

Tại sao ĐHQGHN lại chọn lĩnh vực công nghệ để áp dụng mô hình khoa trực thuộc đầu tiên? Trước hết vì đó là lĩnh vực mới rất cần thiết để khẳng định rằng ĐHQGHN không chỉ có các lĩnh vực khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ). Hơn nữa Khoa Công nghệ dự kiến được thành lập đã có nền tảng quan trọng là 2 khoa Công nghệ Thông tin và Công nghệ Điện tử Viễn thông đã được phát triển khá vững chắc của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Cũng theo con đường này, sau Khoa Công nghệ, ĐHQGHN thành lập tiếp các khoa trực thuộc khác thuộc các lĩnh vực : Kinh tế, Luật, Sư phạm.

Khoa Công nghệ là khoa thử nghiệm đầu tiên của mô hình khoa trực thuộc ĐHQGHN. Vậy phải có những định hướng như thế nào về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và mối quan hệ với các đơn vị thành viên khác của ĐHQGHN? Đó cũng lại là những câu hỏi lớn và hết sức quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của Khoa Công nghệ lúc đó, Trường ĐH Công nghệ sau này mà rộng hơn nữa, nó liên quan đến định hướng phát triển của chính mô hình ĐHQGHN. Khoa Công nghệ bắt đầu từ 2 phân khoa (Công nghệ Điện tử viễn thông và Công nghệ thông tin) sẽ hoạt động theo mô hình nào và tương lai phát triển ra sao ?

Chúng tôi nhận định như sau : Lĩnh vực công nghệ của ĐHQGHN không thể phát triển đầy đủ, toàn diện như các trường ĐH Bách khoa với tất cả các ngành kỹ thuật cả truyền thống lẫn hiện đại. Nếu làm vậy thì chẳng khác nào chúng ta thành lập thêm một trường đại học bách khoa mới trong lòng ĐHQGHN và như vậy thì phương án sát nhập Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào ĐHQGHN sẽ hợp lý hơn. Như vậy thì quy mô quá lớn và ĐHQGHN cũng không có đủ sức để đầu tư. Bởi vậy ĐHQGHN cần và chỉ nên ưu tiên tập trung phát triển có chọn lọc một số ngành công nghệ mũi nhọn chứ không đầu tư dàn trải. Thứ nhất, Khoa Công nghệ của ĐHQGHN sẽ đi thẳng vào những ngành công nghệ cao là những ngành học mới ngay cả đối với các trường đại học kỹ thuật khác ở trong nước. Thứ hai, các ngành công nghệ của ĐHQGHN phải “tận dụng”, khai thác được thế mạnh về khoa học cơ bản của ĐHQGHN. Từ đó, những ngành được lựa chọn để phát triển là: Công nghệ thông tin (bao gồm cả công nghệ điện tử-viễn thông), Khoa học và công nghệ vật liệu, Cơ điện tử và tự động hoá ...

Về tổ chức và hoạt động, Khoa Công nghệ sẽ không phát triển theo mô hình của một cơ sở đại học hoàn chỉnh, khép kín mà có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị thành viên khác của ĐHQGHN, đặc biệt là các trường ĐHKHTN, ĐHKHXHNV, ĐH Ngoại ngữ. Một trường đại học độc lập thường có cả các bộ phận giảng dạy khối kiến thức đại cương và khoa học cơ bản cho sinh viên hai năm đầu trước khi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ vào các năm học sau. Nhưng Khoa Công nghệ chỉ đảm nhiệm đào tạo giai đoạn chuyên môn nghề nghiệp, còn các môn học đại cương và khoa học cơ bản là do các trường đại học về khoa học cơ bản của ĐHQGHN đảm nhiệm. Đây chính là một mô hình hoạt động cho phép sử dụng đúng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện sự liên thông gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học mà một đại học đa ngành, đa lĩnh vực như ĐHQGHN cần hướng tới.

Trường ĐH Công nghệ - bước đột phá trong hợp tác, liên kết giữa trường - viện

Mô hình liên kết hợp tác giữa trường đại học và viện nghiên cứu đã trở nên rất phổ biến ở các nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì còn rất mới mẻ. ĐHQGHN đã có bước khai phá đầu tiên rất quan trọng, trong đó Trường ĐH Công nghệ lại chính là đơn vị đầu tiên áp dụng thành công mô hình này. Những ngày đầu mới thành lập, khó khăn lớn nhất đối với Khoa Công nghệ là làm sao có được đội ngũ giảng viên giỏi đáp ứng yêu cầu đào tạo có chất kượng tốt những ngành học mới trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ cao còn rất mới nước ta. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học ở nước ta được tổ chức độc lập, riêng biệt với nhau, dẫn đến tình trạng giữa các trường đại học và viện nghiên cứu không có sự phối hợp cần thiết.Vậy tại sao chúng ta lại không tìm cách liên kết đối ngũ khoa học còn khá hạn chế về cả số lượng và trình độ thuộc hai hệ thống để tạo nên sức mạnh đào tạo công nghệ cao tại Khoa Công nghệ?

GS.VS Đào Trọng Thi và GS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ

Trên thực tế, ĐHQGHN đã đi một bước xa hơn là thực hiện sự liên kết về tổ chức giữa các ngành của khoa Công nghệ (sau này là Trường ĐH Công nghệ) của ĐHQGHN với các viện nghiên cứu khoa học tương ứng của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là một sự liên kết chặt chẽ và mạnh hơn bất kỳ mối quan hệ, hợp tác liên kết đại học – khoa học thông thường nào. Cán bộ khoa học từ các viện trên không chỉ giảng dạy mà còn quản lý chuyên môn tại các khoa, bộ môn của Trường ĐH Công nghệ theo sự phân công của Lãnh đạo hai cơ quan. Sinh viên của Trường ĐH Công nghệ được thực hành, nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện đại của các viện vốn là những cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của nước nhà. Công tác đào tạo sau đại học của Viện và Trường thống nhất làm một. Có thể nói đây là một sự hợp tác, liên kết trên cơ sở thống nhất cả về tổ chức, nhân sự và chuyên môn giữa hai bên. Mô hình này cũng giải quyết được căn bệnh cố hữu lâu nay của nền học thuật nước nhà là việc xa rời, ngăn cách giữa các viện và trường, làm tăng năng lực khoa học chung cũng như của từng đơn vị.

Sự liên kết này được bảo đảm bằng một văn bản thoả thuận chính thức giữa ĐHQGHN và Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu khi đó là Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã được mời làm Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Công nghệ và Hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Công nghệ và là người có công đầu trong việc thiết lập và vận hành mô hình liên kết đặc biệt hiệu quả này.

Trường ĐH Công nghệ được thành lập theo một quy trình hoàn toàn mới với nhiều sáng tạo về các phương diện như đã nêu ở trên. Việc Trường ĐH Công nghệ nhanh chóng khẳng định được vị trí hàng đầu trong hệ thống các trường đại học công nghệ nước nhà đã chứng minh tính đúng đắn của hướng đi này, quy trình này. Ngay từ khi mới thành lập, tuy đội ngũ cán bộ chưa nhiều nhưng số lượng giáo sư, tiến sĩ và các nhà khoa học đầu ngànhcủa trường đều được xếp ở tốp đầu trong các trường đại học cả nước. Không dừng lại ở 2 khoa ban đầu, trường đã thành lập thêm Khoa Vật lý Kỹ thuật định hướng vào khoa và công nghệ vật liệu mà quan trọng nhất là công nghệ nano – một hướng khoa học hiện đại nhất của thế giới. Tiếp theo là sự ra đời của Khoa Cơ học kỹ thuật định hướng vào Tự động hoá và Cơ điện tử. Gần đây, trường liên kết với Viện khoa học vũ trụ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành lập ngành khoa hàng không vũ trụ.

Có thể nói, với mô hình liên kết,hợp tác với các viện nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Công nghệ đã có những bước tiến lớn, khẳng định được vị thế đầu ngành của mình. Điều này cần tiếp tục được phát huy trong tương lai. Tuy nhiên, hợp tác giữa ĐHQGHN và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vẫn chỉ là sự phối hợp giữa hai cơ quan cùng mạnh về khoa học cơ bản. Tức là hai “ông lớn” cùng mang tính hàn lâm và có cơ cấu chuyên môn nói chung là trùng nhau. Do đó, tôi rất mong muốn là trong tương lai, trường ĐH Công nghệ một mặt tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhưng mặt khác phải mở rộng liên kết, hợp tác với những đối tác mới như doanh nghiệp, bằng cách đó khẳng định mạnh mẽ hơn định hướng ứng dụng, công nghệ và sự gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiến sản xuất, kinh doanh. Khi đó đào tạo nguồn nhân lực mới thực sự đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, còn nghiên cứu khoa học mới thực sự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trường ĐH Công nghệ, thế mạnh mới của ĐHQGHN

Dù “tuổi đời” còn trẻ nhưng, Trường ĐH Công nghệ đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Có thể đúc kết kinh nghiệm thành công của Nhà trường như sau:

Một là, trường được tổ chức và hoạt động theo mô hình tiên tiến, chứa đựng trong nó nhiều yếu tố sáng tạo, góp phần “hóa giải” nhiều vấn đề hóc búa kéo dài nhiều năm của Giáo dục đại học và Khoa học Việt Nam.

Hai là, trường có định hướng đúng đắn là tập trung phát triển một số ngành công nghệ cao chọn lọc chứ không đầu tư dàn trải để phát triển toàn diện các ngành công nghệ kỹ thuật nói chung.

Ba là, trường đã khai thác tốt thế mạnh về khoa học cơ bản và cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, cũng như cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao của ĐHQGHN với đội ngũ cán bộ hùng hậu và bề dày truyền thống trên một thế kỷ phát triển. Khác với các trường đại học độc lập thường mất hàng chục năm để định hình nề nếp hoạt động. Trường ĐH Công nghệ đã được hình thành và phát triển theo một quy trình hoàn toàn mới trong khuôn khổ ĐHQGHN, được phôi thai từ các khoa, ngành tin học – điện tử của trường ĐHTHHN, rồi trải qua giai đoạn Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN để từng bước vững chắc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi chính thức trở thành trường ĐH Công nghệ, một trường đại học đã khẳng định được tầm cỡ quốc gia và vị thế hàng đầu của mình ngay từ ngày đầu có quyết định thành lập.

Sứ mạng của Trường ĐH Công nghệ là phấn đấu trở thành một trường ĐH kiểu mẫu nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao. Theo dõi bước tiến của trường tôi rất vui mừng nhận thấy những định hướng mà ĐHQGHN đề ra ban đầu đã và đang từng bước được hiện thực hóa thành công.

Tuy ra đời chưa lâu nhưng Trường ĐH Công nghệ đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển ĐHQGHN, cũng như cho nền giáo dục đại học nước nhà. Đây là nơi luôn triển khai những sáng kiến có giá trị trong đổi mới giáo dục đại học hiện đại. Đặc biệt, trường đã đi tiên phong trong hội nhập quốc tế, tổ chức đào tạo theo chuẩn mực của các đại học tiên tiến ở các nước phát triển, mở rộng liên kết đào tạo với những đại học nước ngoài hàng đầu. Sinh viên của Trường thường xuyên đạt thành tích cao trong các cuộc thi olimpic quốc gia, quốc tế về công nghệ thông tin và đội tuyển của Trường thường được xếp ngang hàng với đội tuyển của những trường hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực công nghệ.

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, tôi xin chúc mừng cán bộ và sinh viên Nhà trường. Chúc Trường ĐH Công nghệ sớm đạt được mục tiêu trở thành đại học đẳng cấp quốc tế, dẫn đầu trong hệ thống các trường đại học Công nghệ của Việt Nam.

 GS.VS Đào Trọng Thi - Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc ĐHQGHN, hiện là Chủ nhiệm UBVHTN, TN&NĐ Quốc hội - Kỷ yếu Trường Đại học Công nghệ - 10 năm Trí tuệu - Hội nhập - Phát triển
Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   | 645   |