Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Từ Khoa Công nghệ thành Trường ĐH Công nghệ - thách thức và vận hội
. Một vận hội mới với nhiều hứa hẹn Trường ĐH Công nghệ sớm trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt nam có một mô hình quản lý mới, hiện đại và đạt các chuẩn mực các trường Đại học khu vực và quốc tế. Vận hội và trách nhiệm đòi hỏi phải là như thế, không thể khác được.

Năm 1998-1999, việc sát nhập 2 khoa (Công nghệ Thông tinCông nghệ Điện tử - Viễn thông) thành Khoa Công nghệ thuộc ĐHQGHN được đưa ra trao đổi, bàn bạc. Lúc đó có người ủng hộ cũng có người không đồng tình. Ý kiến ủng hộ cũng gần giống với ý tưởng ban đầu khi thành lập Viện Tin học - Điện tử. Hai ngành Công nghệ Thông tinCông nghệ Điện tử - Viễn thông có một mối liên quan chặt chẽ, cần có sự hợp tác và hợp lực. Năm 1999, Giám đốc ĐHQGHN, GS.VS Nguyễn Văn Đạo đã ký Quyết định thành lập Khoa Công nghệ (GS.VS Nguyễn Văn Hiệu được mời về làm Chủ nhiệm khoa, anh Trần Quang Vinh, tôi và sau đó là anh Nguyễn Phú Thùy làm Phó chủ nhiệm khoa). Ngay cái tên gọi Khoa Công nghệ ngày đó cũng được bàn đi tính lại nhiều lần, cũng thấy cái bất lợi, nhưng không tìm được tên gọi khác phù hợp hơn (mà mọi người đều chấp nhận). Dự thảo kế hoạch 10 năm xây dựng và phát triển đào tạo của Khoa Công nghệ (gồm 18 quan điểm và 48 công việc) chứa đựng một số định hướng và giải pháp chính về công tác đào tạo cho đến 2010 trong đó có một số phần việc đã làm trong giai đoạn 2000 - 2004...

Hội đồng ngành. Với một cơ sở đào tạo, Hội đồng khoa học là một tổ chức tư vấn rất quan trọng. Trong mô hình khoa trực thuộc chỉ có Hội đồng khoa học cấp khoa. Xét đặc thù của Khoa Công nghệ (có hai ngành đào tạo), để công tác tư vấn khoa học và đào tạo có chất lượng, Khoa đã thành lập hai hội đồng khoa học ngành. Trong triển khai công việc chuyên môn, tổ chức đó (các khoa trực thuộc khác không có) đã phát huy hiệu quả. Đó là một quyết định đúng. Sau này, khi tái thành lập Khoa Công nghệ Thông tinKhoa Điện tử - Viễn thông, công việc về đào tạo của các khoa đó đã sẵn sàng bộ máy tư vấn về NCKH và Đào tạo để triển khai các hoạt động một cách nề nếp, thuận lợi ngay từ đầu.

Nguồn tuyển sinh là quan trọng. Do khoa trực thuộc là một mô hình mới, để xã hội chấp nhận phải quảng bá thông tin để có nguồn tuyển sinh tốt. Khoa đã gi thông báo (tờ rơi) đến tận các trường chuyên lớp chọn trong tất cả các tỉnh thành khu vực phía Bắc để giới thiệu với phụ huynh và học sinh, khuyến khích họ dự tuyển vào Khoa. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - Chủ nhiệm khoa rất nhiệt tình đến giới thiệu ở một số trường chuyên, lớp chọn. Rất mừng là ngay năm đầu, điểm chuẩn vào ngành Công nghệ Thông tin khá cao (các năm sau này cũng vậy). Đặc biệt hàng năm có đến 30 học sinh được tuyển thẳng. Chủ yếu là các em từ các lớp chuyên chọn đã đạt giải Quốc gia, Quốc tế về Tin học. Chính các em này luôn là hạt nhân trong học tập, nghiên cứu khoa học và là các sinh viên xuất sắc các lớp chất lượng cao của ngành Công nghệ Thông tin. Mấy năm gần đây, hầu hết các em đạt giải Quốc tế đều vào học tại Trường ĐH Công nghệ (anh Nguyễn Xuân My, Khối THPT chuyên Toán - Tin, Trường ĐHKHTN là người rất tích cực giới thiệu và khuyên các em sự lựa chọn đó). Đầu năm 2005, anh My cùng nhóm sinh viên K48CA và K49CA (cựu học sinh chuyên Tin) Trường ĐH Công nghệ tổ chức thử nghiệm Olympic Tin học trên mạng (Icamp) được sự quan tâm hào hứng tham gia của nhiều học sinh, sinh viên cả nước. Đây là một sự mở đầu mới, đầy trách nhiệm của một khối chuyên lớn của một trường lớn. Điều tôi muốn nói, đấy là những việc làm cần thiết để góp phần tạo nguồn tuyển sinh cho Khoa Công nghệ Thông tin nói riêng, Trường ĐH Công nghệ nói chung. Để xã hội biết đến Trường ĐH Công nghệ, biết đến ĐHQGHN có nhiều việc phải làm, có việc thoạt nhìn chẳng có liên quan gì, như hai việc kể trên chẳng hạn.

Quy mô tuyển sinh hợp lý. Khoa Công nghệ chủ trương không tăng nhiều chỉ tiêu tuyển sinh bậc đại học. So với thời k còn ở Trường ĐHKHTN, sau 5 năm tăng không quá 25%. Chỉ tiêu cao học lại tăng khá nhanh (khoảng 2 lần). Trước đây do nhu cầu xã hội, Khoa Công nghệ Thông tinKhoa Điện tử - Viễn thông đã mở đào tạo bậc cao đẳng, nhưng sau 2 năm, Khoa Công nghệ đã ngừng tuyển sinh. Ngành Công nghệ Thông tin không tổ chức đại học hóa bậc cao đẳng. Cả hai quyết định mở và ngừng đào tạo bậc cao đẳng đều hợp lý, phù hợp từng thời điểm. So với nhiều nơi trong nước và ngay trong ĐHQGHN, tỷ lệ sinh viên hệ vừa học vừa làm của khoa Công nghệ lâu nay là thấp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo là một vấn đề lớn, là một bài toán mà Khoa Công nghệ Thông tin hiện nay cần thận trọng xem xét và quyết định.

Các lớp chất lượng cao. Mục tiêu của Khoa Công nghệ khá rõ ràng trong việc tổ chức các lớp chất lượng cao. Ý tưởng là mở rộng, nâng cao chất lượng dạy và học từng bước và có kế hoạch từ khóa K50, chỉ còn lại một chương trình đào tạo chung cho toàn khoa là chương trình chất lượng cao. Ngay từ năm đầu ý tưởng đào tạo chất lượng cao được phát triển sang bậc cao học. Việc liên kết với Viện Công nghệ Thông tin mở lớp cao học đặt tại Viện, do hai bên hợp tác quản lý là giải pháp để thực hiện ý tưởng đó. Ý tưởng đào tạo thí điểm Công nghệ Thông tin bằng tiếng Anh và theo chương trình tiên tiến của nước ngoài đã được Khoa quan tâm sớm (trên chuyến bay từ Cuba về Pari anh Hiệu đưa ra ý tưởng đó, trao đổi và yêu cầu tôi triển khai thực hiện). Khoa đã thành lập nhóm (về sau có mời thêm anh Nguyễn Hữu Đức và chị Nguyễn Thị Tuyết ở Ban Đào tạo cùng tham gia) chủ động xây dựng dự án. Khi Bộ GD&ĐT có chủ trương thì Khoa đã có sẵn dự án đệ trình. Đây cũng là một vấn đề mà Khoa Công nghệ Thông tin hiện nay đang quan tâm.

Trường ĐHCN là trường đầu tiên trong cả nước mà trong quyết định thành lập được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài. Một nhiệm vụ thật trọng đại, vẻ vang, nhưng thực hiện được sẽ không đơn giản chút nào. Có điều thế hệ trẻ bây giờ thật thông minh, dám nghĩ, dám làm, năng động và dũng cảm lắm. Họ sẽ làm nên chuyện. Vào các dịp năm mới, ngày 20/11, tôi thường nhận được nhiều thư của các cựu sinh viên của Khoa Công nghệ hiện đang học tập ở nước ngoài (hàng năm có hàng chục sinh viên của Khoa Công nghệ được nhận học bổng đi học tiếp ở các nước tiên tiến) gửi về chúc mừng, báo tin vui, thành đạt của các em. Mấy năm trước, một tin vui đến, em Nguyễn Ngọc Huy nguyên sinh viên K46CA đang học tại Cambrichdge (một trường danh tiếng của Anh) vừa nhận được học bổng sang học tiếp tại MIT của Mỹ - Học Viện Công nghệ danh tiếng hàng đầu của thế giới (chỉ riêng được nhận vào học ở đây đã là một vinh dự lớn rồi). Huy nguyên là học sinh chuyên tin của trường ĐHKHTN, hai lần huy chương vàng Olympic Tin học Quốc tế (năm 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ và năm 2000 tại Trung Quốc). Huy là một trong 04 em của đoàn Việt Nam (mà tôi vinh dự là trưởng đoàn) đã làm nên kì tích, đoàn Việt Nam được xếp thứ nhất thế giới (Việt Nam mới chỉ có đoàn Olympic Tin học đạt được đỉnh cao này) tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 1999. Sau khi vào học lớp chất lượng cao K46 ngành CNTT khoa Công nghệ, Huy được cấp học bổng đi học ở Úc. Vì muốn sang học ở Cambrichdge, Huy từ chối đi Úc và sang Anh học tự túc tại một trường tư thục. Lúc đến chào tôi để đi, Huy đã nói rất tự tin: “em đăng kí xin vào trường đó cốt là được sang Anh để có cơ hội tìm cách để vào học ở Cambrichdge”. Và chỉ sau một năm với sự nỗ lực của mình ước muốn của em đã thành hiện thực. Năm 2002 khi về phép em có đến thăm tôi. Huy đã hỏi tôi khá ấn tượng: “Theo thầy thì ở Việt Nam cần loại người nào nhất và em nên trở thành ai: một chính khách hay một nhà khoa học hay một nhà doanh nghiệp?” Thoạt đầu mới nghe tôi có ngỡ ngàng nhưng rồi cũng nhanh chóng cảm nhận được điều Huy nói không phải là viển vông mà đó là khát vọng, là hoài bão. Tôi đã trả lời đại thể: “Việt Nam rất cần và quý trọng cả 3 loại người em nêu ra, trở thành ai trong số họ cũng đều quý giá cả. Việc của Huy bây giờ là phải học, kiến thức là nền tảng của bất cứ loại người tài nào. Trong dăm bảy năm tới, nhiệm vụ của Huy là phải có bằng Tiến sĩ để vào đời, để lập nghiệp. Lúc đó sẽ xác định con đường của sự nghiệp lâu dài”. Bây giờ Huy được nhận vào MIT, tôi thấy vui vui, ngày đó mình cũng có được một lời khuyên khá “bài bản”. Tôi rất tin Huy sẽ thành danh và tự nhiên tôi liên tưởng, trong hồ sơ của Huy có dòng: cựu học sinh chuyên Tin Trường ĐHKHTN và cựu sinh viên lớp chất lượng cao K46CA, ngành Công nghệ Thông tin của Khoa Công nghệ, ĐHQGHN mà thấy thêm phấn chấn trong lòng.

Sinh viên là đối tượng phục vụ. Trên quan điểm sinh viên là đối tượng cần được phục vụ, được đáp ứng nhu cầu học tập, Khoa Công nghệ đã cố gắng tạo dựng một môi trường để sinh viên nói ngắn gọn là có thể nghe, nhìn, nói, đọc, viết và làm. Do hạn chế về mặt bằng, nhiều việc chưa làm được, song Khoa vẫn kiên trì hướng đó. Câu lạc bộ sáng tạo của sinh viên được thành lập, có quyền tự chủ cao (Khoa chỉ làm công tác chỉ đạo và phê duyệt, cấp kinh phí). Đó là một chủ trương xuất phát vì quyền lợi học tập của sinh viên. Hàng năm, sinh viên được quyền và có trách nhiệm phát biểu ý kiến đánh giá mọi mặt liên quan đến họ. Chủ trương này thể hiện sự tôn trọng sinh viên, đồng thời giúp Khoa có được lượng thông tin phong phú, chính xác về các mặt hoạt động để kịp sửa đổi, điều chỉnh, phát triển cái mới cho công tác đào tạo chất lượng tốt hơn. Tổ chức trang thông tin sinh viên được thiết lập tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên. Tất cả các việc đó thể hiện quan niệm mới khi nhìn nhận sinh viên và bước đầu tạo dựng một mô hình quản lý mới. Một việc làm mạnh dạn, một cách đặt vấn đề mới không dễ ai cũng chấp nhận và triển khai.

Đại học số hóa. Ai cũng biết, ứng dụng Công nghệ Thông tin để đổi mới dạy và học là một giải pháp hữu hiệu, nhiều trường trên thế giới phát triển rất mạnh. Năm 2002, tôi tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về e-learning tại Hồng Kông. Ngay sau đó, tôi được tham gia đoàn của Bộ GD& ĐT (do Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng làm trưởng đoàn) đi dự giờ dạy và học ở 5 trường đại học và 5 truờng phổ thông ở Mỹ. Được xem, được giới thiệu thực tế cách dạy và học ở Hồng Kông và ở Mỹ, vẫn biết nhưng thực sự không ngờ, phương pháp, môi trường dạy và học của ta lạc hậu xa quá. Về nhà trình bày ý tưởng xây dựng mô hình trường Đại học số hóa, được anh Hiệu và nhiều anh trong khoa Công nghệ rất ủng hộ. Một số anh em Công nghệ Thông tin (các anh Lê Quang Hiếu, Nguyễn Việt Hà, Trần Minh Châu, Đào Kiến Quốc, Nguyễn Việt Anh...) đã chủ động xây dựng các website môn học, thu được sự đồng tình của sinh viên và cán bộ. Một sự mở đầu rất khả quan cần khuyến khích, phát triển.

Rất may là năm sau, ĐHQGHN triển khai xây dựng dự án giáo dục Đại học mức C ưu tiên II. Khoa công nghệ trình các đề xuất các nội dung chính của dự án mà thực chất là triển khai mô hình Đại học số hóa. Năm 2004, dự án (với khoản kinh phí khoảng 2.5 triệu USD) đã được phê duyệt, hy vọng Trường ĐH Công nghệ sẽ được số hóa, có cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin hiện đại đầu tiên trong cả nước, đủ điều kiện để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đào tạo theo tín chỉ. Là một trường tiên tiến không thể không tiến hành phương thức đào tạo theo tín chỉ. Trên thế giới và ngay cả ở nước ta cũng có nhiều trường thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Đây là một việc làm không dễ nhưng không làm không được. Sau khi có nghiên cứu cẩn thận Khoa Công nghệ đã trình và đã được ĐHQGHN phê duyệt để triển khai cho bậc Cao học, bước đầu kết hợp cả hai hình thức niên chỉ và tín chỉ. Dự án cho bậc đại học đã được hoàn tất văn bản, đang giai đoạn trình phê duyệt để thực hiện.

Tin học hóa. Khoa Công nghệ trước đây và Trường ĐH Công nghệ hiện nay là một đơn vị hiếm hoi trong cả nước hội đủ tất cả các yếu tố cần thiết nhất (quy mô nhỏ, hầu hết cán bộ nhân viên đều có kĩ năng sử dụng máy tính tốt và được trang bị mỗi người/một máy riêng ) để tiến hành tin học hóa, thực hiện chương trình 112 về cải cách hành chính của Chính phủ. Nhận thức điều đó, khoa đã thành lập nhóm công tác tư vấn cho khoa về Tin học hóa. Một số dự án đã được triển khai, đưa vào sử dụng. Chủ nhiệm Khoa đã ký quyết định sử dụng phần mềm NetOffice để Tin học hóa công tác điều hành quản lý của Khoa Công nghệ bắt đầu từ 1/7/2003. Tuy đơn lẻ cũng còn có người chưa ủng hộ, song thời gian đã minh chứng tính đúng đắn và Khoa Công nghệ đã là đơn vị đào tạo đầu tiên (chí ít là trong ĐHQGHN) thực hiện cách quản lý tiên tiến này. Đầu năm 2004, Cơ quan ĐHQGHN cũng bắt đầu triển khai sử dụng NetOffice.

Trách nhiệm và điều kiện đòi hỏi phải có mô hình tổ chức hợp lý, cách điều hành tiên tiến, ít nhân lực mà chất lượng công việc lại cao. Nếu chỉ sao chép cấu trúc và mô hình quản lý của một trường Đại học của thời bao cấp thì Trường ĐH Công nghệ khó lòng “bằng chị bằng em” ngay cả với các trường Đại học trong nước chứ nói gì đến khu vực và thế giới. Một cách đặt vấn đề mới về Tin học hóa một trường đại học cũng đã được nghiên cứu và đề xuất. Trong một trường đại học, đối tượng hưởng thụ chính các hệ thống thông tin phải là cán bộ giảng dạy và sinh viên. Đơn giản là thế, nhưng lâu nay triển khai người ta hay chỉ nghĩ Tin học hóa là để phục vụ quản lý đào tạo, hành chính, văn thư lưu trữ mà quên đi mục tiêu chính yếu.

Vận hội và trách nhiệm

Tháng 5/2004 có quyết định thành lập Trường ĐH Công nghệ. Là một trường trọng điểm có sứ mạng rất vẻ vang, đi tiên phong trong cả nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, phát triển đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các ngành công nghệ cao, mũi nhọn dựa trên nền khoa học cơ bản và ứng dụng Công nghệ Thông tin..

Trong cái khó, cái bề bộn nhất, Trường ĐH Công nghệnhững thuận lợi rất lớn, rất căn bản là không chịu ảnh hưởng những khó khăn, bất cập như của nhiều trường đại học khác do quá khứ hàng chục năm để lại về bộ máy tổ chức cồng kềnh, về dư thừa nhân sự, về cơ chế, về mô hình, lề lối và thói quen quản lý trì trệ. Mà điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại (theo số liệu trong tạp chí “Dạy và học ngày nay” số 1 - 2/2005 thì yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng đào tạo là: quản lý và lãnh đạo 51%; giáo viên và phương pháp giảng dạy 22%; chương trình và cơ sở vật chất 18%; kiểm tra đánh giá 9%). Mục tiêu, sứ mạng đã được xác định rõ ràng. Trường ĐH Công nghệ được tạo nhiều ưu tiên, có quyền tự chủ rất cao kể cả tự chủ tài chính. Khó có trường Đại học nào ở Việt Nam có được các cơ may lớn lao, có tiền và có quyền như vậy. Một vận hội mới với nhiều hứa hẹn Trường ĐH Công nghệ sớm trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt nam có một mô hình quản lý mới, hiện đại và đạt các chuẩn mực các trường Đại học khu vực và quốc tế. Vận hội và trách nhiệm đòi hỏi phải là như thế, không thể khác được.

 PGS. Hồ Sĩ Đàm - M.T (ghi) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   |