Thông báo tuyển sinh
Trang chủ   >  TUYỂN SINH  >   Thông báo tuyển sinh  >  
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh

CHƯƠNG II:

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG

TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

 

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS) trường

Hằng năm tại mỗi trường có chỉ tiêu tuyển sinh, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành mọi công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

 

1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:

 

a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền.

b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng.

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Giáo vụ (hoặc Phòng Đào tạo).

d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và

cán bộ công nghệ thông tin.

Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường

 

 - HĐTS các trường đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD&ĐT.

 - HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện tốt các khâu: ra đề thi (nếu không sử dụng chung đề thi của Bộ GD&ĐT); nhận đề thi từ các cơ sở được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ sao in (nếu sử dụng chung đề thi của Bộ GD&ĐT); tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố có trường).

 

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS trường

 

a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Bộ

GD&ĐT.

b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến

tuyển sinh.

c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành hoặc

UBND tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinh của trường.

d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng trường, Chủ tịch HĐTS trường có thể thành lập Ban Cơ sở vật chất hoặc chỉ định một nhóm cán bộ để phụ trách công tác cơ sở vật chất cho kỳ thi tuyển sinh của trường. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường.

đ) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ

được Chủ tịch HĐTS phân công và thay thế Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.

 

Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

 

1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:

 

a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm.

b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Giáo vụ (Phòng Đào tạo), các Phòng

hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

 

a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó.

b) Nhận bài thi của Ban Coi thi, bảo quản, kiểm kê bài thi.

c) Thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi theo quy định tại Điều 22

Quy chế này .

d) Bàn giao bài thi của thí sinh cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác

nghiệp vụ quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Quy chế này.

đ) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới bài thi. Lập biên bản xử lý điểm bài thi.

e) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS  quyết định.

g) In và gửi giấy chứng nhận kết quả thi, giấy báo điểm cho thí sinh không

trúng tuyển theo mẫu của Bộ GD&ĐT.

h) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của

thí sinh.

Ban thư ký HĐTS trường chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi

khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban trở lên.

 

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường

 

a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ luật,

có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét ra quyết định cử vào Ban Thư ký.

b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

 

Điều 11. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT

 

1.Thành phần Ban Đề thi

 

Ban Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT (sau đây gọi tắt là Ban đề thi) do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập, thành phần gồm có:

a) Trưởng ban

b) Các Phó Trưởng ban.

c) Các Trưởng môn thi phụ trách từng môn thi.

d) Các cán bộ tham gia biên soạn và phản biện đề thi.

Giúp việc Ban Đề thi có cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in sao, đóng gói đề

thi và cán bộ do Bộ Công an và Bộ GD&ĐT điều động làm nhiệm vụ bảo vệ bí mật, an toàn tại nơi làm đề thi.

Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi ĐH, CĐ ngay trong năm thi tuyển sinh không được tham gia vào Ban Đề thi hoặc giúp việc Ban Đề thi.

Thành viên Ban Đề thi được thay đổi hằng năm.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi

 

a) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi

 Ban Đề thi có trách nhiệm tổ chức biên soạn đề thi dùng chung trong kỳ thi

tuyển sinh ĐH, CĐ và tổ chức chuyển giao đề thi cho Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT để Ban Chỉ đạo chuyển cho các cơ sở được giao trách nhiệm sao, in đề thi.

 Xác định yêu cầu cụ thể về nội dung, quy trình xây dựng đề thi, tổ chức làm

đề thi, đánh máy đề thi, đóng gói, bảo quản, chuyển giao đề thi cho Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

 Soạn thảo đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm thi đối với từng môn thi.

Bàn giao đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm thi cho Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT để chuyển giao cho các trường.

 Ban Đề thi làm việc theo nguyên tắc độc lập, trực tiếp, lần lượt giữa Trưởng

ban Đề thi với từng Trưởng môn thi.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Đề thi

 Lựa chọn người làm Trưởng môn thi, cán bộ ra đề thi và phản biện đề thi,

cán bộ giúp việc Ban Đề thi và cán bộ bảo vệ, trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định.

 Nêu yêu cầu chi tiết và cụ thể về cấu trúc, nội dung, độ khó, độ dài của từng

môn thi.

 Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác đề thi.

 Mã hoá các đề thi và trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định chọn đề thi chính thức và đề thi dự bị.

 Chỉ đạo xử lý các tình huống bất thường về đề thi.

 Chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT về chất lượng đề thi, không được phép có sai sót về nội dung, in đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và chịu trách nhiệm bảo mật đề thi tại nơi làm đề thi.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban Đề thi

 Chỉ đạo việc chuẩn bị sách giáo khoa và các tài liệu cần thiết để giúp Trưởng ban Đề thi và các Trưởng môn thi điều hành công tác đề thi.

 Giúp Trưởng ban trong việc lập kế hoạch và lịch duyệt đề thi, tổ chức phản

biện, ghi biên bản xét duyệt đề thi trong các buổi làm việc giữa Trưởng ban Đề thi với từng Trưởng môn thi.

 Giúp Trưởng ban chỉ đạo việc in đề thi, đóng gói, bảo quản, bàn giao đề thi

cho Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

 Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho Ban Đề thi.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Đề thi phân công.

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn thi

 Nắm vững và thực hiện đầy đủ yêu cầu của việc ra đề thi của môn thi do

mình phụ trách.

 Chỉ đạo các cán bộ ra đề thi thuộc môn thi do mình phụ trách, xây dựng cấu

trúc đề thi, biên soạn đề thi. Trình Trưởng ban Đề thi số đề thi đã chuẩn bị, kể cả đáp án và thang điểm để tổ chức phản biện độc lập. Sau khi nhận được ý kiến phản biện, tổ chức việc đối thoại, chỉ đạo việc tu chỉnh, tổ hợp lại đề thi, đáp án và thang điểm trình Trưởng ban Đề thi phê duyệt.

 Giúp Trưởng ban Đề thi theo dõi, giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến

đề thi do mình phụ trách trong thời gian sao in đề thi, trong các buổi thi và trong thời gian chấm thi.

 Chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng đề thi của môn thi do mình phụ

trách.

đ) Nhiệm vụ của cán bộ làm đề thi

 Chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ việc ra đề thi và chịu trách nhiệm

trước Trưởng môn thi về việc sử dụng những tài liệu này.

 Xây dựng đề thi đáp ứng các yêu cầu về nội dung đề thi của Quy chế Tuyển

sinh theo sự phân công của Trưởng môn thi.

 Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình bảo mật đề thi.

 Chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng đề thi do mình phụ trách.

e) Nhiệm vụ của cán bộ phản biện đề thi

 Nắm vững yêu cầu về nội dung đề thi.

 Trực tiếp giải chi tiết đề thi.

 Phát hiện sai sót của đề thi.

 Đề xuất ý kiến bằng văn bản với Trưởng môn thi về nội dung đề thi, độ khó,

độ dài, đáp án, thang điểm và các phương án bổ sung sửa chữa.

g) Nhiệm vụ của cán bộ giúp việc, cán bộ bảo vệ và cán bộ công an

 Thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ cụ thể do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng

ban Đề thi giao phó.

 Công an bảo vệ vòng ngoài địa điểm làm đề thi có trách nhiệm bảo vệ an

toàn khu vực làm đề thi, không cho những người không có nhiệm vụ vào khu vực làm đề thi, không cho những người trong khu vực làm đề thi liên lạc với bên ngoài, nếu không được sự đồng ý của Trưởng ban Đề thi.

 Công an và người bảo vệ vòng trong địa điểm làm đề thi có trách nhiệm

kiểm soát sự cách ly của những người tham gia làm đề thi với bên ngoài, thi hành các quy định và các biện pháp bảo đảm bí mật an toàn khâu làm đề thi tại địa điểm làm đề thi.

Người được giao nhiệm vụ nào, ở vòng nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm

vụ đó, ở vòng đó, không được tham gia vào các nhiệm vụ khác hoặc sang vòng khác.

 Cán bộ bảo vệ và cán bộ công an không được tiếp xúc với việc biên soạn,

đánh máy, in, đóng gói và xử lý tình huống đề thi.

 

Điều 12. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi trường

 

1. Thành phần Ban Đề thi gồm có:

 

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm.

b) Uỷ viên thường trực do Chủ tịch HĐTS hoặc Trưởng ban Đề thi trường chỉ định.

c) Tuỳ theo số lượng môn thi của trường, Trưởng ban Đề thi chỉ định mỗi môn thi một Trưởng môn thi.

Giúp việc Ban Đề thi có một số cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in, đóng gói

đề thi.

Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia Ban Đề thi hoặc giúp việc Ban Đề thi.

Cán bộ ra đề thi được thay đổi hằng năm.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi

 

a) Giúp Chủ tịch HĐTS trường xác định yêu cầu xây dựng đề thi, in, đóng

gói, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi theo các quy định của Quy chế Tuyển sinh.

b) Ban Đề thi làm việc theo nguyên tắc độc lập và trực tiếp giữa Trưởng ban

Đề thi với từng Trưởng môn thi, không làm việc tập thể toàn Ban.

c) Đối với những trường dùng chung đề thi của Bộ GD&ĐT, Ban đề thi của

trường chịu trách nhiệm nhận đề thi từ Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; tổ chức sao in, đóng gói đề thi (nếu được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ); bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi theo các quy định của Quy chế Tuyển sinh. Không phải thực hiện quy định tại các khoản 3, 4, 5 của Điều này.

d) Những trường không có điều kiện tự ra đề thi, không được mời người tham gia làm đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Mỗi thành viên tham gia làm đề thi của hai bên đều phải tuân thủ các quy định của Quy chế, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Quy chế.

 

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Đề thi

 

a) Lựa chọn người tham gia làm đề thi. Xác định yêu cầu biên soạn đề thi.

b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác đề thi theo đúng các quy trình

làm đề thi do Bộ GD&ĐT ban hành.

c) Xét duyệt, quyết định chọn đề thi chính thức và đề thi dự bị, xử lý các tình

huống cấp bách, bất thường về đề thi trong kỳ thi tuyển sinh.

d) Chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐTS trường về chất lượng chuyên môn

và quy trình bảo mật đề thi cùng toàn bộ các khâu công tác liên quan đến đề thi.

 

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên thường trực Ban Đề thi

 

a) Nghiên cứu nắm vững các quy định về công tác đề thi, chuẩn bị sách giáo

khoa và các tài liệu tham khảo cần thiết để giúp Trưởng ban Đề thi điều hành

công tác đề thi.

b) Lập kế hoạch và lịch duyệt đề thi, ghi biên bản xét duyệt đề thi trong các

buổi làm việc giữa Trưởng ban Đề thi với từng Trưởng môn thi.

c) Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức in, đóng gói, bảo quản, phân phối và sử

dụng đề thi cho các điểm thi, phòng thi.

 

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn thi

 

a) Nắm vững và và thực hiện đầy đủ yêu cầu của việc ra đề thi.

b) Nghiên cứu các đề thi đã được giới thiệu để chọn lọc, chỉnh lý, tổ hợp và

biên soạn đề thi mới đáp ứng các yêu cầu của đề thi tuyển sinh. Dự kiến phương án chọn đề thi chính thức và đề thi dự bị (kể cả đáp án và thang điểm) để trình Trưởng ban Đề thi xem xét, quyết định.

c) Giúp Trưởng ban Đề thi trực thi để giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan

đến đề thi do mình phụ trách trong suốt các buổi thi sử dụng đề thi đó.

Trưởng môn thi không tham gia quyết định chọn đề thi chính thức cho kỳ thi.

 

Điều 13. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Coi thi

 

1. Thành phần Ban Coi thi gồm có:

 

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm.

b) Uỷ viên thờng trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm.

c) Các Uỷ viên bao gồm một số Trưởng phòng (Tổ chức Cán bộ, Công tác

Học sinh  Sinh viên, Tài vụ, Đào tạo, Bảo vệ, Hành chính tổng hợp, Quản trị,

Ban Ký túc xá) một số Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự).

d) Nếu trường có nhiều điểm thi thì ở mỗi điểm thi Trưởng ban Coi thi chỉ

định một uỷ viên của Ban phụ trách điểm thi.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Coi thi

 

Điều hành toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ

phòng thi, tổ chức coi thi, thu và bàn giao bài thi, bảo đảm an toàn cho kỳ thi và bài thi của thí sinh.

 

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Coi thi

 

a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại trường, quyết định

danh sách thành viên Ban Coi thi, danh sách cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an, kiểm soát quân sự, nhân viên phục vụ tại các điểm thi.

b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.

 

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên phụ trách điểm thi

 

a) Thay mặt Trưởng ban Coi thi điều hành toàn bộ công tác coi thi tại điểm

thi được giao.

b) Xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi. Nếu tình huống phức tạp

phải báo cáo ngay cho Trưởng ban Coi thi giải quyết.

c) Chọn cử một số cán bộ của trường có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao làm cán bộ giám sát phòng thi.

d) Trước mỗi buổi thi, tổ chức bốc thăm để phân công cán bộ coi thi.

 

5. Cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban

Coi thi

 

a) Phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, vô tư, trung thực, không

được làm nhiệm vụ tại điểm thi có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi.

b) Nếu thiếu cán bộ coi thi, Ban Coi thi được phép sử dụng sinh viên các năm cuối đang học tại trường mình hoặc mời giảng viên của các trường khác, giáo viên THPT, THCN, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quản cấp trên của trường làm cán bộ coi thi nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.

Mọi cán bộ coi thi và các thành viên khác của Ban Coi thi, kể cả sinh viên hoặc cán bộ, giáo viên của các trường và các cơ quan khác đều phải thực hiện các quy định của Quy chế Tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo Điều 38 của Quy chế này.

 

Điều 14. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng coi thi liên trường

 

1. Thành phần Hội đồng coi thi liên trường

 

Hằng năm, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng coi thi

liên trường để điều hành công tác coi thi tại cụm thi do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Thành phần gồm:

a) Chủ tịch: Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) trường sở tại.

b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trường trường sở tại.

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Giáo vụ) trường sở tại.

d) Các uỷ viên: Toàn bộ uỷ viên Ban Coi thi của trường sở tại, một số đại diện và cán bộ giám sát, cán bộ thư ký của các trường có thí sinh dự thi tại cụm thi.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng coi thi liên trường, của Chủ tịch Hội đồng, của Uỷ viên phụ trách điểm thi, của cán bộ coi thi, cán bộ giám sát và các thành viên khác của Hội đồng coi thi liên trường thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 13 của Quy chế này.

 

3. Hội đồng coi thi liên trường được sử dụng con dấu của trường sở tại.

 

Điều 15. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấm thi

 

1. Thành phần Ban Chấm thi bao gồm:

 

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm.

b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm.

c) Các uỷ viên gồm: các cán bộ phụ trách từng môn chấm thi (gọi là Trưởng

môn chấm thi) và các cán bộ chấm thi.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấm thi

 

Thực hiện toàn bộ công tác chấm thi theo các quy định của Quy chế và tiến

độ do Bộ GD&ĐT quy định.

 

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Chấm thi

 

a) Lựa chọn và đề cử các thành viên Ban Chấm thi để Chủ tịch HĐTS quyết

định. Đối với những môn thi có số lượng thí sinh không lớn, tối thiểu phải có 3 cán bộ chấm thi.

b) Điều hành công tác chấm thi. Chịu trách nhiệm trước HĐTS trường về chất lượng, tiến độ và quy trình chấm thi.

 

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên thường trực Ban Chấm thi

 

Điều hành các uỷ viên Ban Thư ký HĐTS trường thực hiện các công tác

nghiệp vụ.

 

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn chấm thi

 

a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS trường và Trưởng ban Chấm thi về

việc chấm các bài thi thuộc môn mình phụ trách theo đúng quy trình chấm thi.

b) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức giao nhận bài thi và phân công cán bộ chấm thi.

c) Thường xuyên kiểm tra chất lượng chấm từng bài thi ngay từ lần chấm đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa các sai sót của cán bộ chấm thi. Nếu phát hiện bài thi có nghi vấn vi phạm Quy chế, cần báo cáo Trưởng ban Chấm thi biết để tổ chức kiểm tra các môn thi khác của thí sinh đó.

d) Trước khi chấm, tổ chức cho cán bộ chấm thi thuộc bộ môn thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm. Sau khi chấm xong, tổ chức họp cán bộ chấm thi thuộc bộ môn mình phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm.

đ) Kiến nghị Trưởng ban Chấm thi thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối

với những cán bộ chấm thi thiếu trách nhiệm, vi phạm Quy chế hoặc chấm sai sót nhiều.

 

6. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ chấm thi

 

a) Là những người có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trung thực, có trình độ chuyên môn tốt và đang trực tiếp giảng dạy đúng môn đợưc phân công chấm. Những giảng viên, giáo viên đang trong thời kỳ tập sự không được tham gia chấm thi. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường nào thì không được làm cán bộ chấm thi tại trường đó, kể cả chấm phúc khảo. Thành viên Ban Thư ký không được tham gia chấm thi.

b) Để đảm bảo đúng tiến độ chấm thi, Trưởng ban Chấm thi được phép mời

giảng viên của các trường khác hoặc giáo viên THPT không có người thân (vợ, chồng, con, anh chị em ruột) dự thi tại trường để tham gia chấm thi nhưng phải tuân thủ các quy định nói trên và phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường  đang quản lý cán bộ, giảng viên đó. Trường hợp mời nhà giáo đã về hưu làm cán bộ chấm thi, phải được sự chuẩn y của Chủ tịch HĐTS trường tổ chức kỳ thi.

c) Mọi cán bộ chấm thi, kể cả cán bộ của các trường khác tham gia chấm thi

phải thực hiện các quy định của Quy chế Tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo Điều 38 của Quy chế này.

 

Điều 16. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo

 

1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:

 

a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm

nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, không bố trí người làm Trưởng ban Chấm thi làm Trưởng ban Phúc khảo.

b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật.

Người tham gia chấm đợt đầu bài thi nào thì không được chấm phúc khảo bài  thi đó.

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo

 

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo đúng quy định tại Quy chế Tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của

người này sang người khác.

b) Phúc khảo các bài do thí sinh đề nghị.

c) Chấm bài thi thất lạc đã được tìm thấy.

d) Chấm bài mới thi bổ sung do sai sót của HĐTS.

đ) Trình Chủ tịch HĐTS trường quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :