Thông báo tuyển sinh
Trang chủ   >  TUYỂN SINH  >   Thông báo tuyển sinh  >  
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ  VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH

 

Công tác chuẩn bị cho kỳ thi

 

Điều 17. Quy định về khối thi, môn thi, thời gian thi và phòng thi. Tổ chức nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và gửi giấy báo thi cho thí sinh

 

1. Khối thi và môn thi của các trường, ngành không thuộc diện năng khiếu:

 

 Khối A thi các môn: Toán, Lý, Hoá.

 Khối B thi các môn: Toán, Sinh, Hoá.

 Khối C thi các môn: Văn, Sử, Địa.

 Khối D thi các môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ.

 

2. Khối thi và môn thi của các trường, ngành năng khiếu:

 

 Khối N thi các môn: Văn, Kiến thức âm nhạc, năng khiếu âm nhạc.

 Khối H thi các môn: Văn, Hội hoạ, Bố cục.

 Khối M thi các môn:Văn,Toán, Đọc, kể diễn cảm và hát.

 Khối T thi các môn: Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT.

 Khối V thi các môn: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật.

 Khối S thi các môn: Văn, 2 môn Năng khiếu điện ảnh.

 Ngành Báo chí thi các môn: Văn, Sử, Năng khiếu báo chí.

Thời gian làm bài của mỗi môn thi do HĐTS trường quyết định nếu thi theo

đề thi riêng, do Bộ GD&ĐT quyết định nếu thi theo đề thi chung của Bộ

GD&ĐT và được công bố công khai trước kỳ thi 3 tháng. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh vắng không dự thi đủ ba môn, không được xét tuyển.

 

3. Thời gian quy định cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ là 4 ngày. Ngày thứ nhất làm thủ tục dự thi. Ngày thứ hai và thứ ba làm bài thi và ngày thứ tư

dự trữ cho trường hợp cần thiết.

Lịch thi từng ngày do Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (đối với các

trường sử dụng đề thi chung của Bộ GD&ĐT) hoặc do Chủ tịch HĐTS trường

(nếu thi theo đề thi riêng) quyết định .

 

4. Trước kỳ thi chậm nhất là 1 tuần, HĐTS trường phải tổ chức các điểm thi và chuẩn bị đủ số phòng thi cần thiết. Mỗi phòng thi phải có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn, bảng. Khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề nhau phải từ 1,2m Trở lên. Vị trí phòng thi phải an toàn, yên tĩnh. Mỗi phòng thi phải có hai cán bộ coi thi.

 

5. Hiệu trưởng (hoặc Chủ tịch HĐTS) giao cho Phòng Đào tạo (hoặc Ban Thư ký) tổ chức nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và in giấy báo dự thi cho thí sinh, đồng thời chỉ đạo bộ phận máy tính triển khai hoạt động theo quy định tại Điều 22 Quy chế này.

 

Điều 18. Yêu cầu về nội dung đề thi

 

1. Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến

thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình THPT chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học (cấp THPT). Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót.

Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. Đề thi Toán khối A phải khó hơn đề thi Toán khối B và đề thi Toán khối B phải khó hơn đề thi Toán khối D. Đề thi Hoá khối A phải khó hơn đề thi Hoá khối B. Đề thi Văn khối C phải khó hơn đề thi Văn khối D.

 

2. Không được phép có sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi ngoài

chương trình và vượt chương trình THPT. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp.

 

3. Bám sát chương trình, nội dung sách giáo khoa THPT (theo từng bộ môn).

Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Thống nhất các ký hiệu, thuật ngữ theo quy định hiện hành.

 

Điều 19. Quy trình ra đề thi

 

1. Đối với đề thi dùng chung do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn

 

Việc biên soạn đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức tại một địa điểm biệt

lập, được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy trình sau đây:

a) Trưởng ban Đề thi tổ chức quán triệt các yêu cầu về nội dung đề thi, quy

trình làm đề thi, yêu cầu bảo mật cho các Trưởng môn thi và các cán bộ tham gia biên soạn đề thi.

b) Trưởng môn thi chỉ đạo các cán bộ bộ môn độc lập biên soạn đề thi, đáp án chi tiết và thang điểm. Đối với một số môn khoa học xã hội, phải bốc thăm chọn chủ đề một cách ngẫu nhiên, sau đó các cán bộ ra đề thi theo các chủ đề đã chọn.

c) Trưởng môn thi làm việc với từng cán bộ biên soạn đề thi để hoàn chỉnh đề thi, đáp án và thang điểm. Trong đề thi phát cho thí sinh có ghi điểm cho từng câu.

d) Tổ chức phản biện với 3 người làm bài độc lập. Người làm phản biện không tiếp xúc với người ra đề thi, không mang theo bất kỳ tài liệu nào, không có đáp án và thang điểm, trực tiếp giải chi tiết đề thi (có bấm giờ). Sau đó, đề xuất ý kiến bằng văn bản với Trưởng môn thi về nội dung đề thi, đáp án, thang điểm, độ khó, độ dài của đề. Sau khi phản biện, người ra đề thi và người phản biện, dưới sự chủ trì của Trưởng môn thi, phải họp lại để thống nhất ý kiến (có ghi biên bản) về những điểm cần sửa chữa, bổ sung, thống nhất các phương án tổ hợp đề để không dùng nguyên đề do một cán bộ chủ trì biên soạn.

đ) Sau khi tu chỉnh lần cuối đề thi, đáp án và thang điểm, với sự đóng góp ý

kiến của các cán bộ biên soạn đề thi và phản biện đề thi của từng môn, Trưởng môn thi ký tên vào bản gốc và giao cho Trưởng ban Đề thi.

e) Trưởng ban Đề thi tự mã hoá các đề thi dự kiến theo ký hiệu I, II, III... và

trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định đề thi chính thức và các đề thi dự bị.

Toàn bộ đề thi chính thức và đề thi dự bị, đáp án và thang điểm khi chưa công bố là tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật” do Trưởng ban Đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật.

g) Trưởng ban Đề thi trực tiếp chỉ đạo việc đánh máy vi tính, in, đóng gói

bằng 3 lớp phong bì đủ đen và bền có kích cỡ từ nhỏ đến lớn, có nhãn niêm

phong, bảo quản, phân phối đề thi theo quy trình bảo mật.

 

2. Đối với các trường tự ra đề thi

 

a) Bước 1

 

 Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng trường, đối với mỗi môn thi, Trưởng ban

Đề thi chỉ định một số giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao và trình độ

chuyên môn giỏi tham gia giới thiệu đề thi.

 Người giới thiệu đề thi phải căn cứ vào yêu cầu, nội dung đề thi tuyển sinh,

đối tượng và trình độ thí sinh dự thi và những yêu cầu cụ thể khác của Trưởng ban Đề thi để biên soạn và giới thiệu đề thi kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết.

 Trong thời hạn quy định của Trưởng ban Đề thi, người giới thiệu đề thi phải

nộp bản gốc viết tay cho Trưởng ban Đề thi. Không được đánh máy, sao chép thành nhiều bản, không lưu giữ riêng và không đem nội dung đề thi đã giới thiệu để giảng dạy, phụ đạo, luyện thi.

 

b) Bước 2

 

 Trước ngày thi môn đầu tiên, tại địa điểm cách ly với môi trường bên ngoài,

Trưởng ban Đề thi làm việc trực tiếp và độc lập lần lượt với từng Trưởng môn thi với sự có mặt của Uỷ viên thường trực Ban Đề thi.

 Trên cơ sở những đề thi đã được giới thiệu, Trưởng môn thi lựa chọn các câu hỏi từ những đề thi khác nhau để tổ hợp thành hai, ba đề thi mới. Sau đó biên soạn đáp án và thang điểm chi tiết cho từng đề thi rồi trình Trưởng ban Đề thi xem xét.

 Trưởng ban Đề thi có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi, thay câu này bằng câu

khác hoặc yêu cầu Trưởng môn thi biên soạn lại. Căn cứ ý kiến của Trưởng ban Đề thi, Trưởng môn thi hoàn chỉnh lại lần cuối đề thi dự kiến kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết, ký tên vào bản gốc và giao cho Trưởng ban Đề thi.

 

c) Bước 3

 

 Trưởng ban Đề thi tổ chức phản biện đề thi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Trưởng ban Đề thi tự mã hoá các đề thi dự kiến theo ký hiệu I, II, III... và tổ chức chọn một trong hai, ba đề thi dự kiến làm đề thi chính thức, các đề thi còn lại làm đề thi dự bị, đồng thời quyết định thang điểm cho từng phần của đề thi chính thức và dự bị.

 Toàn bộ các đề thi do các giảng viên giới thiệu, đề thi dự kiến do Trưởng

môn thi biên soạn, đề thi chính thức và đề thi dự bị, các đáp án và thang điểm cùng tất cả các tài liệu liên quan khi chưa công bố, là tài liệu mật và tối mật do chính Trưởng ban Đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật.

 

d) Bước 4

 

Trưởng ban Đề thi chỉ đạo việc đánh máy, in, đóng gói, bảo quản, phân phối,

sử dụng đề thi theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này.

 

Điều 20. Quy định về bảo mật đề thi

 

1.Quy định đối với người tham gia làm đề thi và nơi làm đề thi

 

Đề thi, đáp án, thang điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ khi chưa công bố thuộc

danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Quá trình làm đề thi, chuyển giao đề thi tới các cơ sở được giao nhiệm vụ sao, in đề thi, quá trình sao in, đóng gói đề thi, chuyển giao tới các điểm thi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau đây:

a) Danh sách những người tham gia làm đề thi được giữ bí mật. Người tham

gia làm đề thi không được tiết lộ việc mình tham gia làm đề thi.

b) Nơi làm đề thi phải là một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo

vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ điều kiện về thông tin liên lạc, phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy. Người làm việc trong khu vực làm đề thi phải đeo phù hiệu riêng và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép.

c) Tất cả mọi người tham gia làm đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi đều phải

hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc nào khác. Trong trường hợp cần thiết, chỉ Trưởng ban Đề thi mới được liên hệ với Chủ tịch HĐTS bằng điện thoại dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ. Cán bộ tham gia biên soạn, phản biện đề thi và những người phục vụ Ban Đề thi tại nơi làm đề thi chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi đã thi xong môn cuối cùng của đợt thi thứ 2. Trưởng môn thi và các cán bộ làm đề thi phải thường trực trong suốt thời gian sao, in đề thi và trong thời gian thí sinh làm bài thi của môn thi do mình phụ trách để giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi. Riêng Trưởng môn thi phải trực trong thời gian chấm thi.

d) Việc đánh máy, in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Đề thi.

đ) Máy và thiết bị tại nơi làm đề thi và nơi sao in đề thi, dù bị hư hỏng hay

không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn cuối cùng.

 

2. Đánh máy và in đề thi

 

a) Trưởng môn thi trực tiếp chế bản đề thi trên máy tính và in thử hoặc giao

cho cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm chế bản và in thử, sau đó kiểm tra lại trước khi in chính thức.

b) Đề thi phải được đánh máy và in thử rõ ràng, chính xác, sạch, đẹp, đúng

quy cách. Các giấy tờ đánh máy hoặc in hỏng và bản gốc đề thi không được cho vào sọt rác mà phải nộp cho Trưởng ban Đề thi quản lý. Không đổ rác trong thời gian làm đề.

c) Đánh máy hoặc in dứt điểm từng đề thi. Chỉ tiếp tục đánh máy hoặc in đề

thi khác sau khi đã kiểm tra khu vực đánh máy và in, thu dọn và giao cho Trưởng ban Đề thi mọi giấy tờ liên quan đến đề thi vừa làm trước đó.

d) Tuyệt đối không đánh máy hoặc in đáp án đề thi trước khi thi xong môn đó.

đ) Trưởng môn thi và Trưởng ban Đề thi có trách nhiệm kiểm tra kỹ bản in thử rồi cả 2 người cùng ký duyệt trước khi in.

e) Trong quá trình in, Trưởng môn thi phải kiểm tra chất lượng bản in. Các

bản in thử phải được thu lại và bảo quản theo chế độ tài liệu mật.

 

3. Chuyển giao đề thi cho các trường dùng chung đề thi của Bộ GD&ĐT

 

a) Theo đúng kế hoạch, Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT chuyển giao

đề thi cho Trưởng ban Đề thi của các trường được giao nhiệm vụ sao, in đề thi. Các trường được giao nhiệm vụ sao, in đề thi có trách nhiệm sao, in, đóng gói đề thi theo đúng yêu cầu của các trường nhận đề thi.

b) Theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Trưởng ban Đề thi của các trường sử dụng chung đề thi đến nơi sao, in đề để nhận đề thi cho trường mình.

c) Khi đến nhận đề thi từ nơi sao, in đề thi, các trường phải mang theo ôtô,

vali hoặc hòm có khoá bảo mật, đi cùng với đại diện công an địa phương được

ngành công an phân công giám sát việc tiếp nhận, vận chuyển, in, đóng gói và phân phối đề thi của trường.

d) Trong trường hợp dùng chung đề thi của Bộ GD&ĐT, đề thi chỉ giao cho

Trưởng ban Đề thi của từng trường với sự chứng kiến của Uỷ viên thư ký HĐTS trường, cán bộ công an địa phương được cử giám sát bảo vệ đề thi và đại diện của Bộ GD&ĐT được cử giám sát kỳ thi tại trường.

Việc in, đóng gói, phân phối, sử dụng và bảo quản đề thi tại trường do HĐTS

các trường thực hiện theo quy định tại Điều này.

 

4. Đóng gói đề thi

 

a) Uỷ viên thường trực Ban Đề thi nắm vững số lượng thí sinh của từng khối,

từng ngành, địa điểm thi của trường để phân phối đề thi, ghi tên địa điểm thi,

phòng thi và số lượng đề thi vào từng phong bì, sau đó giao cho người phụ trách đóng gói, hoặc tự mình trực tiếp cho đề thi vào từng phong bì.

b) Người đóng gói đề thi phải làm đúng quy cách thủ tục, bảo đảm đúng số

lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng

điểm thi, từng phòng thi, không có tờ trắng, tờ hỏng.

c) Phong bì đề thi làm bằng giấy đủ kín tối được dán chặt, không bong mép,

có đủ nhãn và dấu niêm phong (nửa dấu in vào nhãn, nửa dấu in vào phong bì). Nội dung, hình thức, câu chữ in ngoài phong bì phải theo đúng quy định thống nhất của Bộ GD&ĐT.

d) Sau khi đóng gói xong đề thi từng môn, Uỷ viên thường trực Ban Đề thi

kiểm tra đủ số lượng phong bì đã đóng gói và bàn giao cho Trưởng ban Đề thi quản lý, kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.

 

5. Bảo quản và phân phối đề thi

 

a) Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ, hay két sắt, có khoá chắc chắn, niêm

phong kỹ và có người bảo vệ thường xuyên. Chìa khoá hòm, tủ hay két sắt do Trưởng ban Đề thi giữ.

b) Lịch phân phối đề thi từng buổi cho các điểm thi do Trưởng ban Đề thi chỉ đạo thực hiện theo đúng lịch quy định của Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (với các trường dùng chung đề) hoặc của Hiệu trưởng (với các trường tự ra đề). Khi giao nhận đề thi phải có biên bản. Khi đưa đề thi đến các điểm thi phải có công an bảo vệ, nếu điểm thi ở xa phải đi bằng ô tô riêng.

 

6. Sử dụng đề thi chính thức và dự bị

 

a) Đề thi chính thức chỉ được mở để sử dụng tại phòng thi đúng ngày, giờ và

môn thi do Chủ tịch HĐTS quy định thống nhất cho mỗi kỳ thi và được dùng để đối chiếu, kiểm tra đề thi đã phát cho thí sinh.

b) Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, khi có đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của HĐTS trường và cơ quan Công an địa phương theo quy định tại Điều 21 của Quy chế này.

 

Điều 21. Xử lý các sự cố bất thường của đề thi

 

1. In và phát đề thi sai lịch thi đã công bố, hoặc không đúng mã số đề thi quy

định. Nếu thấy ký hiệu hoặc nội dung đề thi không phù hợp với văn bản hướng dẫn mật của Bộ thì báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; nếu đang in hoặc khi in xong đề thi nào đó mới phát hiện tình huống trên thì ngừng việc in và niêm phong lại, in tiếp đề thi khác theo quy định.

 

2. Trường hợp đề thi còn có những sai sót (có thể từ đề thi gốc hoặc do sao chụp, in sao) hoặc đề thi bị lộ

a) Nếu phát hiện sai sót trong đề thi, các cán bộ coi thi phải báo cáo ngay với

HĐTS trường và HĐTS trường báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT để có phương án xử lý thích hợp.

Tuỳ theo tính chất và mức độ sai sót nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xảy ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay muộn, Chủ tịch HĐTS trường, sau khi xin ý kiến Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, phải cân nhắc và quyết định xử lý theo một trong các phương án:

 Chỉ đạo các HĐTS hoặc các điểm thi sửa chữa kịp thời các sai sót, thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làm bài.

 Chỉ đạo việc sửa chữa các sai sót, thông báo cho thí sinh biết và kéo dài thích đáng thời gian làm bài cho thí sinh.

 Không sửa chữa, cứ để thí sinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang điểm cho thích hợp).

 Tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi cuối cùng bằng đề thi dự bị.

b) Chỉ có Trưởng ban Chỉ đạo thi tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (đối với đề thi

chung do Bộ GD&ĐT biên soạn) hoặc Chủ tịch HĐTS trường (đối với các trường tự ra đề thi) mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (đối với đề thi chung do Bộ GD&ĐT biên soạn) hoặc Chủ tịch HĐTS trường (với các trường tự ra đề thi) quyết định đình chỉ môn thi bị lộ, thông báo cho thí sinh biết. Các buổi thi môn khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn bị lộ sẽ được thi ngay sau buổi thi cuối cùng.

Sau khi thi, Bộ GD&ĐT, HĐTS trường sẽ phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề, người làm lộ đề và những người liên quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

 

3. Trường hợp thiên tai xảy ra bất thường trong những ngày thi tuyển sinh ở

một hay nhiều vùng

 

a) Nếu thiên tai xảy ra trên quy mô toàn quốc, Bộ GD&ĐT sẽ quyết định lùi

buổi thi.

b) Nếu thiên tai xảy ra trên phạm vi hẹp của một số địa phương, HĐTS trường phải huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các địa phương, kể cả việc phải thay đổi địa điểm thi. Nếu xảy ra tình huống hoàn toàn bất khả kháng thì HĐTS trường báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho phép lùi một hoặc hai môn thi vào ngay sau buổi thi cuối cùng với đề thi dự bị; các môn thi còn lại vẫn thi theo lịch chung.

 

Điều 22. Các quy định về sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong công tác tuyển sinh

 

Các trường, các Sở GD&ĐT phải cử cán bộ đủ trình độ làm chuyên trách

công nghệ thông tin, chuẩn bị đủ máy vi tính, máy in, lập địa chỉ email; thực

hiện đúng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT (về cấu trúc, quy trình, thời hạn xử lý dữ liệu tuyển sinh) trong các khâu công tác sau đây:

1. Nhập dữ liệu tuyển sinh từ hồ sơ ĐKDT của thí sinh và truyền dữ liệu cho

Bộ GD&ĐT và các trường.

2. Đánh số báo danh và lập danh sách thí sinh dự thi.

3. Lập danh sách phòng thi căn cứ tên thí sinh theo vần A, B, C... theo từng khối, ngành. Tuyệt đối không được xếp phòng thi theo cách gom học sinh từng địa phương vào các số thứ tự gần nhau.

4. In giấy báo thi cho từng thí sinh (có thể kết hợp dùng làm thẻ dự thi).

5. Lập các biểu mẫu thống kê về số lượng thí sinh dự thi theo khối ngành,

theo tỉnh và đối tượng rồi truyền về Bộ GD&ĐT trước ngày 30/5 hằng năm.

6. Công bố trên mạng Giáo dục (www.edu.net.vn )và trên các phương tiện

thông tin đại chúng: đề thi, đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm theo quyết định của Bộ GD&ĐT.

7. Lập biểu mẫu chấm thi bao gồm bản hướng dẫn dồn túi, bản đối chiếu số

báo danh  phách và biên bản chấm thi.

a) Bản hướng dẫn dồn túi là tài liệu để Ban Thư ký HĐTS trường dồn các bài

thi vào các túi chấm thi. Mỗi môn thi, mỗi ngành được dồn túi theo các quy luật khác nhau và phải tuân theo nguyên tắc sau:

 Trong mỗi môn thi, khối ngành, quy luật dồn túi phải do máy tính tự động

thực hiện. Mỗi một túi chấm thi không được dồn quá 50 bài. Trong mỗi túi

không dồn trọn vẹn bài của một phòng thi.

 Sau khi in xong bản hướng dẫn dồn túi, mỗi môn thi, mỗi ngành cho vào

một phong bì ghi rõ tên môn thi ở bên ngoài và niêm phong bảo mật.

b) Bản đối chiếu số báo danh  phách là tài liệu để Ban Thư ký HĐTS trường

đánh số phách vào bài thi của thí sinh.

 Căn cứ vào bản hướng dẫn dồn túi, tiến hành đánh số phách của từng môn

và từng ngành theo thứ tự tăng dần qua từng túi, số phách phải đánh bắt đầu từ một số ngẫu nhiên và do máy tính thực hiện tự động. Số phách phải đơn trị trong từng môn, giữa các môn, ngành không được trùng nhau về quy luật.

 Khi in xong, các bản đối chiếu số báo danh  phách của mỗi môn thi, mỗi

ngành phải được đưa riêng vào từng phong bì, ghi rõ tên môn thi ở bên ngoài và niêm phong bảo mật.

c) Biên bản chấm thi là tài liệu để cán bộ chấm thi ghi kết quả chấm thi từng

bài sau khi đã chấm hai vòng độc lập.

 Điểm phải ghi cả phần chữ và số, nếu có sửa chữa, cán bộ chấm thi phải ký

tên, Ban Chấm thi kiểm tra và đóng dấu.

 Bản hướng dẫn dồn túi, bản đối chiếu số báo danh  phách, biên bản chấm

thi và tất cả các tài liệu, phương tiện lưu giữ thông tin có liên quan như đĩa mềm, chương trình v.v... là những tài liệu tối mật do Chủ tịch HĐTS trường cất giữ theo chế độ bảo mật.

8. Sau khi có kết quả chấm thi:

a) Trước 15/8 hàng năm, gửi dữ liệu kết quả chấm thi cho Bộ GD&ĐT theo

đúng cấu trúc quy định.

b) Lập thống kê điểm theo đối tượng, khu vực, ngành học để xây dựng điểm trúng tuyển.

c) Công bố kết quả thi của thí sinh trên mạng Giáo dục (www.edu.net.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

d) In Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.

đ) In Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh không trúng tuyển nhưng có

kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn hệ CĐ.

Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp một lần và đóng dấu đỏ của trường.

Trường hợp thí sinh bị mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.

e) In Giấy báo điểm cho thí sinh có kết quả thi thấp dưới điểm sàn hệ CĐ.

g) In Sổ điểm.

9. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu điểm đã nhập vào máy, đã in trên Giấy báo trúng tuyển, Giấy chứng nhận điểm và Sổ điểm với điểm đã ghi ở Biên bản chấm thi. Nếu có sai sót phải sửa ngay.

Người thực hiện khâu kiểm tra này phải ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra.

10. Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trên mạng Giáo dục (www.edu.net.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :