Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, người làm chính sách, học giả, nhà quản lý giáo dục thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục đại học hai nước. Các báo cáo tham luận tập trung vào những chủ đề chính như: tăng cường cơ hội giáo dục Hoa Kỳ ở Việt
Theo GS.TS Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, tại hội nghị lần này, học giả hai nước cùng thảo luận để tìm kiếm những khả năng và giải pháp khả thi, những nội dung mà các trường ĐH Hoa Kỳ có khả năng giúp đỡ để giúp hình thành những đại học xuất sắc của Việt Nam theo mô hình đại học Hoa Kỳ.
![]() |
Chứng kiến sự đổi mới và phát triển của giáo dục ĐH Việt
Bà cũng nhấn mạnh, thành tựu dễ nhận tháy nhất là số lượng sinh viên Việt
Tuy nhiên, để nhanh chóng hội nhập với giáo dục đại học thế giới, theo GS. Kathryn Mohrman, Việt
![]() |
GS. Kathryn Mohrman khẳng định: “Việc trao thêm quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục là một bước đi hoàn toàn đúng dắn và tôi nhất trí cao với hướng đi này vì nếu không được trao thêm quyền tự chủ cho các trường đại học, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu là có một đại học nằm trong top 200 trường đại học hàng đầu vào năm 2025”.
Ngoài ra, GS. Kathryn Mohrman đồng tình với ý kiến cho rằng, các trường đại học cần phát triển theo hướng đa ngành.
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc ĐHQGHN đã làm rõ khái niệm về quản trị đại học tiên tiến và đối chiếu giữa mô hình đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam để từ đó chỉ ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng đại học tiên tiến ở Việt Nam.
Đồng tình với ý kiến của GS. Kathryn Mohrman, GS.TS Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh, động lực phát triển quan trọng của một ĐH là được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao. Về điều này, các ĐH ở Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm từ giáo dục đại học Hoa Kỳ. Công tác tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục, theo GS.TS mai Trọng Nhuận, là tối cần thiết.