Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Phát triển bền vững Tây Bắc
Ngày 12/7/2012, tại 11 Lê Hồng Phong, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc đã chủ trì Hội nghị phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Tại hội nghị quan trọng này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng và giao cho ĐHQGHN làm cơ quan chủ trì Chương trình khoa học công nghệ phát triển bền vững cùng Tây Bắc.

>>> Bản tin số 257

>>> Phát triển bền vững Tây Bắc (pdf)

ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC

Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tây Bắc có vai trò quyết định sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng lợi thế về nông, lâm, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu; là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, gắn bó lâu đời, là căn cứ địa cách mạng của các cuộc kháng chiến.

Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc, trên 10 triệu người với một không gian văn hóa rất rộng lớn và phong phú. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc có truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất, đấu tranh cách mạng kiên cường chống ngoại xâm, cần cù lao động, giàu lòng nhân ái.

Ông Bùi Thanh Thu – Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn xác định xây dựng và phát triển vùng Tây Bắc vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ cực kì quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh lâu dài của đất nước. Những năm qua, được Đảng và Nhà nướ quan tâm chỉ đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, liên tục phấn đấu đạt được nhiều tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, hiệu quả thấp và thiếu vững chắc, hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém. Những yếu tố mất ổn định về chính trị còn tiềm ấn, phải hết sức đề phòng và chủ động giải quyết.

BỆ ĐỠ TRI THỨC PHÁT TRIỂN VÙNG

Ông Bùi Thanh Thu cho rằng, từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học, các dự án điều tra cơ bản hoặc chuyển giao công nghệ được tổ chức triển khai trên địa bàn vùng Tây Bắc hoặc có liên quan đến Tây Bắc song các kết quả nghiên cứu chưa trở thành bệ đỡ tri thức trực tiếp, chưa tương xứng với tiềm năng để phát triển bền vững vùng.

Đồng tình với quan điểm coi sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, theo ý kiến không chỉ của riêng ông Bùi Thanh Thu mà còn của đại đa số các đại biểu tham dự hội nghị ngày 12/7/2012 và hội nghị 10/4/2012 do ĐHQGHN tổ chức với sự đồng chủ trì của ông Đinh Văn Cương – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững vùng Tây Bắc là phát triển chất lượng nguồn nhân lực bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng cơ sở và phát huy lợi thế của vùng.

Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐHQGHN và một số cơ quan khoa học tán đồng với kiến nghị do ĐHQGHN đề xuất, đó là việc xây dựng một chương trình khoa học công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc đã mang tính cấp thiết.

GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc ĐHQGHN chia sẻ, chương trình sẽ mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc Tây Bắc và nhân dân cả nước. ĐHQGHN có đủ năng lực, nhân lực, thời gian, kinh nghiệm và tâm huyết để thực hiện Đề án này. ĐHQGHN sẵn sàng đảm nhận việc chủ trì chương trình và phối hợp với các cơ quan liên quan trong đó đặc biệt chú trọng đến các cơ quan thuộc khối 4V (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ĐHQGHN và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh) để cùng triển khai thực hiện. Chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc là một hoạt động để đội ngũ các nhà khoa học tri ân đối với Tây Bắc – vùng khó khăn nhất của cả nước.

Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh tới việc phối hợp về ý tưởng và đề xuất ý tưởng; phối hợp về xây dựng đề án; việc tổ chức thực hiện và đặc biệt là phối hợp về nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực và khó hơn nữa là đưa những kết quả nghiên cứu đó ứng dụng vào thực tiễn của Tây Bắc hay đúng hơn là chịu trách nhiệm tạo được sản phẩm tốt phục vụ đồng bào Tây Bắc.

GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐHQGHN đặc biệt tán đồng với ý kiến của đại diện Bộ Tài nguyên & Môi trường. Đó là, sản phẩm đầu tiên và quyết định tất thảy sự thành công của chương trình là vấn đề con người. Kinh nghiệm của nhiều vùng miền, đặc biệt là vùng Tây Bắc thì tiềm năng nhiều nhưng chưa được đánh thức. Đào tạo nguồn nhân lực ở các dạng khác nhau đóng vai trò then chốt mang lại thành công của việc triển khai chương trình. Tây Bắc phát triển không chỉ cần thêm đường xá mà còn cần cả sự phát triển nhân lực. ĐHQGHN có sứ mệnh quốc gia trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Bên cạnh đó, ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ khoa học giàu kinh nghiệm và đội ngũ học viên sau đại học hùng hậu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ khác nhau, tâm huyết cùng thực hiện đề tài, dự án khoa học. ĐHQGHN có kinh nghiệm triển khai hợp tác toàn diện đem đến nhiều thành công với tỉnh Hà Giang – một tỉnh thuộc Tây Bắc. ĐHQGHN coi việc được giao nhiệm vụ chủ trì chương trình là một vinh dự lớn và sẽ huy động mọi nguồn lực, năng lực để thực hiện chương trình.

TIN TƯỞNG GIAO CHO ĐHQGHN LÀM CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHƯƠNG TRÌNH KHCN

Kết luận tại hội nghị ngày 12/7/2012, sau khi nghe ý kiến thảo luận của đại diện lãnh đạo của các cơ quan khoa học và của ĐHQGHN, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Vấn đề đầu tư khoa học công nghệ là cần thiết để phát triển bền vững khu vực này. Bộ Chính trị quyết định đầu tư 3 chương trình cấp nhà nước với 3 vùng: Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.

Xuất phát từ tinh thần đó, Ban Chỉ đạo Tây Bắc họp với các cơ quan khoa học, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học cùng bàn để có chủ trương xây dựng một chương trình cấp Nhà nước phục vụ cho Tây Bắc phát triển bền vững, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đây là Chương trình mang ý nghĩa nhân văn có tầm quốc gia, thể hiện tình nghĩa, trách nhiệm đối với Tây Bắc.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng và giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì Chương trình khoa học công nghệ quan trọng này, thời gian thực hiện năm 2013 - 2015. Phó Thủ tướng lưu ý, Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng xây dựng chương trình thiết thực, hiệu quả để áp dụng trong thực tiễn; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình. Đại học Quốc gia Hà Nội cần thuyết minh đề cương làm rõ mục tiêu, nội dung chương trình, các nhóm giải pháp, các mô hình triển khai áp dụng có hiệu quả trong đời sống đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

 Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   |