Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
GS. Nguỵ Như Kontum: một trí thức yêu nước, nhà khoa học đích thực, nhà lãnh đạo tài ba
Ngày 23/4/2013, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, trang trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 100 năm cuộc đời và sự nghiệp cố GS. Ngụy Như Kom Tum (1913 - 2013) - Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (giai đoạn 1956 – 1982).

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Ngụy Như Kontum
03/5/1913 - 03/5/2013 
Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS. Ngụy Như Kontum sẽ được ĐHQGHN tổ chức vào buổi sáng ngày 03/5/2013 tại Giảng đường Ngụy Như Kontum, số 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tới dự có GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TS Phan Hồng Khôi – Chủ tịch Hội Vật lí Việt Nam; các nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHTH Hà Nội GS.NGND Phan Hữu Dật, nguyên Phó hiệu trưởng GS.TS Phan Văn Hạp; đại diện lãnh đạo một số ban chức năng, các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN cùng người thân gia đình cố Giáo sư.
Triển lãm gồm hàng trăm bức ảnh, hiện vật, tài liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của cố GS.Ngụy Như Kontum do ĐHQGHN, gia đình cố GS. Ngụy Như Kontum, các nhà giáo, nhà khoa học lão thành cung cấp, tập hợp.
Giáo sư Ngụy Như Kontum sinh ngày 3 tháng 5 năm 1913 tại Kontum, trong một gia đình viên chức thành thị. Sau khi tốt nghiệp Thành chung loại xuất sắc, năm 1930, ông được cấp học bổng học tiếp Ban Tú tài Bản xứ tại Trường Bưởi.
Năm 1932, với kì tích đậu “Tam nguyên” cả 3 bằng Tú tài - Tú tài Bản xứ, Tú tài Tây ban Toán, Tú tài Tây ban Triết - ông được nhận học bổng du học ở Đại học Sorbonne Paris.
Với bản tính thông minh, lòng say mê học tập, ý chí quyết tâm đạt tới đỉnh cao khoa học, ông đã đạt bằng thạc sĩ Lý – Hóa vào hạng xuất sắc. Tiếp đó, ông được Nhà Vật lí hạt nhân nổi tiếng của Pháp là Giáo sư Giôliô Quyri hướng dẫn làm nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của ông. Một năm sau, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, nghe lời khuyên của Giáo sư Giôliô Quyri, ông về nước phục vụ Tổ quốc.
Trở về quê hương, ông đã cùng các giáo sư người Việt như Dương Quảng Hàm, Trần Văn Khang, Lê Thước… phụ trách giảng dạy tất cả các bộ môn ở các bậc Cao đẳng tiểu học, khởi đầu cho nền giáo dục bằng tiếng Việt ở Việt Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giáo sư lên căn cứ địa Việt Bắc và được Chính phủ cử làm Tổng Giám đốc trung học vụ, đồng thời làm Đổng lý Bộ Quốc gia Giáo dục từ cuối năm 1946 đến hết năm 1950. Có thể nói đây là quãng thời gian Giáo sư dồn hết sức mình để xây dựng nền Trung học trên quy mô cả nước. Trong thời gian này, Giáo sư đã biên soạn bộ sách Vật lý cho các trường.
Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, Giáo sư về dạy Vật lý ở Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, Giáo sư được cử làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường, liên tục giữ chức vụ đó cho tới năm 1982, khi Giáo sư về hưu. 26 năm dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Ngụy Như Kontum, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng phát triển các ngành khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn của Việt Nam, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thống nhất đất nước. Trường thực sự trở thành đại học trọng điểm, đầu ngành và là cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nước. Trường đã đào tạo hàng vạn cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học, có đức có tài. Họ đã trở thành đội ngũ cán bộ khoa học nòng cốt của các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan trung ương và địa phương. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học lớn của đất nước, những cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo chủ chốt của một số Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Với những đóng góp cho nhân dân, đất nước, GS. Ngụy Như Kontum đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy hiệu Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, Huy hiệu Nhà giáo nhân dân… Ông mất ngày 28-3-1991. Để ghi nhận công lao của GS. Ngụy Như Kontum đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, tên của ông đã được đặt cho một đường phố thuộc quận Thanh Xuân, Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, GS.TS Nguyễn Hữu Đức đánh giá cao Trường ĐHKHTN đã nỗ lực tổ chức triển lãm 100 năm cuộc đời và sự nghiệp GS. Nguỵ Như Kontum - một trí thức Việt Nam yêu nước, một nhà khoa học đích thực và một nhà lãnh đạo tài ba. Phó Giám đốc nhấn mạnh, thầy trò Trường ĐHKHTN kỉ niệm 100 năm ngày sinh - cuộc đời thầy GS. Nguỵ Như Kontum, đồng thời cũng là kỉ niệm và tri ân đến một thế hệ các nhà khoa học tiền bối, một thế hệ đã khai sáng, vun đắp và xây dựng nên truyền thống của ĐHQGHN. Đó là lời tri ân nhưng đồng thời là một sự cam kết của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN sẽ tiếp tục xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đại học nghiên cứu hiện đại tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, một địa chỉ giao lưu văn hoá giáo dục của các nước cũng như quốc tế.
Cũng tại buổi lễ, PGS.TS Bùi Duy Cam - Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN - khẳng định, thầy và trò Trường ĐHKHTN luôn tự hào về GS Ngụy Như Kom Tum, người hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường, tự hào về truyền thống vẻ vang đã được các thế hệ lãnh đạo, các thầy cô và sinh viên của Nhà trường xây đắp. Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư là tấm gương sáng cho mỗi cán bộ và sinh viên ĐHQGHN nói chung và sinh viên Trường ĐHKHTN nói riêng noi theo. Những đóng góp của Giáo sư vào lịch sử phát triển ĐHQGHN và của Trường ĐHKHTN sẽ còn mãi theo năm tháng.
Bày tỏ niềm tự hào về người thầy đáng kính GS. Nguỵ Như Kontum, sinh viên Nguyễn Mạnh Hùng - Khoa Vật lí, Trường ĐHKHTN - cho biết, qua buổi triển lãm giúp em và các bạn sinh viên hiểu hơn về người Thầy, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐHTH HN. Noi gương Thầy, em sẽ nỗ lực phấn đấu học tập, nghiên cứu học tập thật tốt, xứng đáng là sinh viên của Trường ĐHKHTN - trường đại học hàng đầu của cả nước.
>>> Một số hình ảnh của buổi khai mạc triển lãm:
 

 

 Việt Hà - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   |