Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Khát vọng đưa nghiên cứu vào thực tiễn
Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên mang tên “Quả Cầu Vàng” năm 2013 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức đãđược trao cho 10 tài năng trẻ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên toàn quốc thuộc bốn lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); công nghệ y - dược; công nghệ sinh học; và công nghệ môi trường. Trong lĩnh vực CNTT-TT, giải thưởng này được trao cho bốn người, trong đó có TS. Phan Xuân Hiếu, Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân trao Giải thưởng Quả cầu vàng cho TS. Phan Xuân Hiếu
NIỀM ĐAM MÊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hiếu học Yên Thành, Nghệ An, TS. Phan Xuân Hiếu đã ấp ủ niềm đam mê với tin học ngay từ thời trung học. Những năm 1995-1996, máy vi tính vẫn là một khái niệm xa lạ với học sinh nông thôn. Lần đầu tiên anh biết đến khả năng của máy tính điện tử là qua lời kể của một giáo viên đã hoàn thành chương trình cao học toán-tin. Từ đó, anh đã có những tưởng tượng có ngày được máy tính thực hiện theo những suy nghĩ của mình. Niềm đam mê với lĩnh vực CNTT được bắt nguồn từ những ý nghĩ đơn sơ đó.
Tốt nghiệp phổ thông trung học, bến đỗ đại học của TS. Phan Xuân Hiếu chính là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Khoa Công nghệ, ĐHQGHN. Những năm tháng đại học đã bồi đắp thêm niềm đam mê về CNTT với nhiều kỷ niệm khó quên. Những năm đầu khi chưa có máy tính, anh đã luôn ưu tiên tiền chi tiêu cho việc mua sách và thuê máy tính để lập trình. Những môn học tưởng như khô khan như đại số tuyến tính, xác suất thống kê, trí tuệ nhân tạo … đã tạo nền tảng cho đam mê về khoa học máy tính của anh được chấp cánh sau này.
Tốt nghiệp đại học năm 2001, TS. Phan Xuân Hiếu công tác tại Trường ĐH Công nghệ với vai trò trợ giảng và cán bộ tạo nguồn. Sau chương trình cao học, anh tiếp tục hành trình của mình với chương trình nghiên cứu sinh ba năm tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 2006, anh đã được Hiệp hội phát triển khoa học Nhật Bản (JSPS) tài trợ chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ trong hai năm tại Đại học Tohoku. Năm 2008, anh tiếp tục công việc nghiên cứu ở một môi trường mới là Đại học New South Wales, Sydney, Australia. Khi việc nghiên cứu ở Australia kết thúc, anh đã quyết định trở về Hà Nội và bến đỗ không đâu khác chính là Trường ĐHCN. Ở đây, anh đảm nhận vai trò nghiên cứu và giảng dạy tại Phòng thí nghiệm Công nghệ tri thức và Bộ môn Các hệ thống thông tin thuộc Khoa CNTT. “Năm tháng đi qua và khi về lại trường, niềm đam mê với máy tính, với CNTT của tôi vẫn chưa hề thay đổi, điều đó giúp tôi có nhiều động lực gắn bó với nghề.” – TS. Phan Xuân Hiếu chia sẻ.
NHỮNG ĐÓNG GÓP BƯỚC ĐẦU TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
Những năm tháng du học và làm việc ở nước ngoài, TS. Phan Xuân Hiếu đã đồng chủ trì một dự án do Nhật Bản tài trợ, làm trưởng nhóm nghiên cứu của một dự án ở Sydney, và đặc biệt là tham gia hai dự án liên quan đến Việt Nam. Anh đã có những đóng góp thiết thực vào sự thành công chung của dự án Xử lí ngôn ngữ tiếng Việt (VLSP). Dự án này đã để lại không ít kỉ niệm với anh vì đây là dự án cần sự phối hợp của nhiều đơn vị trong và ngoài nước, nên việc tập trung mọi người cũng khá vất vả. Các giáo sư chủ trì không quản ngại khó khăn để tập hợp được các nhà nghiên cứu ở các đơn vị. Cuối cùng, sự thành công của dự án đã được kế thừa và ứng dụng ở nhiều trường, viện cũng như các doanh nghiệp. Trong thời gian này, anh cũng đã phát triển nhiều công cụ và phần mềm mã nguồn mở trong lĩnh vực, khai phá dữ liệu, và xử lí ngôn ngữ tự nhiên. Những phần mềm như FlexCRFs, GibbsLDA++ đã được cộng đồng nghiên cứu và phát triển trong và ngoài nước sử dụng khá rộng rãi cho mục đích nghiên cứu và ứng dụng.
Về lại Việt Nam, anh vẫn tiếp tục triển khai các hướng nghiên cứu là thế mạnh của mình. Đồng thời anh đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động chuyên môn của Khoa CNTT, như hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh, tổ chức các seminar khoa học, tham gia công tác hợp tác quốc tế, tham gia câu lạc bộ VSL của ĐHQGHN, tham gia phản biện khoa học cho các hội nghị, tạp chí, và tổ chức các hội nghị khoa học,...
Không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu thuần túy, TS. Phan Xuân Hiếu luôn mong muốn chuyển giao được những ý tưởng và kết quả nghiên cứu của mình và cộng sự vào ứng dụng trong công nghiệp. Trên thực tế, anh đã tham gia tư vấn và đề xuất giải pháp xây dựng mạng quảng cáo trực tuyến eClick của Công ty FPT Online (VnExpress) và hệ thống gợi ý tin tức theo sở thích của người dùng trên mạng xã hội Zing Me của Tập đoàn VNG. Những vấn đề nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn luôn là động lực để anh có những đóng góp thiết thực hơn nữa trong tương lai.
MÔI TRƯỜNG NUÔI DƯỠNG ĐAM MÊ
Con đường đến những thành công bước đầu ngày hôm nay của TS. Phan Xuân Hiếu có dấu ấn của các giáo sư, của không ít các thầy cô và đồng nghiệp trong và ngoài nước. Những định hướng, hướng dẫn, góp ý, và trao đổi học thuật của các giáo sư, đồng nghiệp, cộng sự đã giúp anh trưởng thành hơn trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó tình yêu, sự thấu hiểu và ủng hộ không điều kiện từ phía gia đình, nguời thân cũng giúp anh yên tâm tập trung cho công việc nghiên cứu và giảng dạy.
Trở về công tác tại Khoa CNTT, Trường ĐHCN, anh may mắn được làm việc và cộng tác cùng nhiều đồng nghiệp giỏi, trẻ trung trong tư duy, luôn có tinh thần kết nối và tương trợ nhau trong công việc. TS. Phan Xuân Hiếu cho rằng Trường ĐHCN là môi trường thuận lợi để phát triển khoa học vì tỉ lệ giữa thời lượng giảng dạy và nghiên cứu là hợp lí. Trên thực tế, việc nghiên cứu và giảng dạy hỗ trợ bổ sung lẫn nhau vì những tri thức chắt lọc trong quá trình nghiên cứu sẽ được truyền tải đến sinh viên. Cũng tại đây, anh luôn tìm thấy những sinh viên giỏi, có đam mê và dám dấn thân trong con đường nghiên cứu khoa học lâu dài.
Trong thời gian tới, TS. Phan Xuân Hiếu sẽ tập trung hơn vào các nghiên cứu liên quan đến khai phá dữ liệu và thông minh doanh nghiệp tại Phòng thí nghiệm Công nghệ tri thức, Khoa CNTT, Trường ĐHCN. Bên cạnh những nghiên cứu cơ bản, anh luôn trăn trở việc kết nối và chuyển giao được những kết quả nghiên cứu vào các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

+ Năm 2003-2006: Nghiên cứu sinh tiến sĩ theo học bổng Chính phủ Nht Bản.
+ Năm 2006-2008: Nghiên cứu sau tiến sĩ tài trbởi Hiệp hội phát triển khoa học Nht Bản (JSPS).
+ Năm 2008-2010: Nghiên cứu tại Trung tâm y tế sức khe, Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
+ Gần 30 công trình đăng trên các hội nghị và tạp chí chuyên ngành uy tín và nhiều công trình có chỉ strích dẫn cao.
+ Tham gia phát triển phần mềm mã nguồn mở trong khai phá dliệu, học máy và xử lí ngôn ngphục vụ cho nghiên cứu và phát triển, điển hình như GibbsLDA++, FlexCRFs, JVnTextPro,...
+ Tham gia tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong đời sng và doanh nghiệp như hệ thng gi ý tin tức trực tuyến theo sở thích trên mạng xã hội Zing Me hoặc mạng quảng cáo trực tuyến eClick.
+ Giải thưởng H-Index cao của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, 2013.

+ Giải thưởng Quả cầu vàng 2013.

 Tuyết Nga (thực hiện) - Bản tin ĐHQGHN số 274 - 275
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   |