Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hình ảnh cho giới khoa học nữ Việt Nam
Sau dáng vóc nhỏ nhắn là những đóng góp to lớn vì sự phát triển ngành KH&CN nước nhà. GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu là một tấm gương sáng về sự say mê học tập và nghiên cứu khoa học. Bà đã làm rạng rỡ thêm biểu tượng đáng tự hào của các nhà khoa học nữViệt Nam nói riêng và của phụ nữViệt Nam nói chung.

HẾT MÌNH CỐNG HIẾN CHO KHOA HỌC
GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu là nhà khoa học nữ uy tín, từng là đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khoá X. Đam mê nghiên cứu khoa học, yêu thích Enzim học nên ngay từ khi tốt nghiệp Trường ĐHTH Hà Nội vào năm 1959, người con gái đất Quảng Nam ấy đã “kết duyên” nghiên cứu Enzim học, đặc biệt là Proteinaz và gắn bó đến tận bây giờ. Ngoài những lúc trên bục giảng, gần như toàn bộ thời gian bà dành cho phòng thí nghiệm. Với thành công của đề tài nghiên cứu về dinh dưỡng từ xúc tác enzym, năm 1988 bà đã vinh dự được trao giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ có nhiều cống hiến, giải thưởng Kovalevskaia.
Bằng nhiều nỗ lực và kiên trì, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã trở thành một trong những chuyên gia khoa học đầu ngành trong lĩnh vực sinh học với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Enzim có tiếng vang trong nước và quốc tế, một số kết quả được ứng dụng có hiệu quả trong thực tế. Khẳng định nghiên cứu cơ bản có hệ thống là cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng và phát triển ứng dụng ở tầm cao hơn nên bà đi sâu nghiên cứu hiểu kỹ về nguồn gốc, đặc tính, thiết lập quy trình thích hợp sản xuất các chế phẩm enzim có độ sạch khác nhau, tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu và lĩnh vực ứng dụng. Bà đã thành công trong việc tách chiết Bromelain từ chồi ngọn dứa và ứng dụng vào thực tiễn như: sản xuất chế phẩm “Prozimabo” có độ sạch cao và vô trùng sử dụng thử nghiệm trong điều trị bỏng tại Viện bỏng quốc gia.
Trước bức xúc về việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, bà và cộng sự bắt tay nghiên cứu đặc điểm của một vài loại sâu phổ biến phá hoại nghiêm trọng một số loại rau xanh, tinh sạch và nghiên cứu những đặc tính cơ bản của các proteinase từ sâu và thử nghiệm tác dụng PPI hạt gấc đến quá trình sinh trưởng, biến thái của sâu, cũng như các proteinase của chúng. Chế phẩm thuốc trừ sâu hoá sinh Momosertatin (Mos) và chế phẩm MM ra đời trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cơ bản này, với sự tài trợ kinh phí của chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về Công nghệ sinh học. Đến năm 2005, các chế phẩm đã được sử dụng thử nghiệm có hiệu quả trên các ruộng rau su hào, bắp cải.
Tính đến nay, bà là tác giả và đồng tác giả của hàng chục đề tài nghiên cứu (cả ứng dụng và cơ bản) cấp Nhà nước, cấp Bộ... mang lại lợi ích không nhỏ cho xã hội. Có thể kể đến các đề tài tiêu biểu do bà chủ trì như Nghiên cứu Proteinaz của dứa (bromalain); Nghiên cứu sản xuất và khả năng ứng dụng Proteinaz; Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng Proteinaz phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi; Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng Proteinaz phục vụ chế biến thực phẩm; Sản xuất chế phẩm Proteinaz, Protein điều hoà hoạt động Proteinaz và ứng dụng trong thực tế…
Không những thế, bà còn chung tay với các nhà khoa học khác biên soạn sách giáo khoa, giáo trình như Các phương pháp hoá sinh hiện đại - Các phương pháp sắc kí; Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học.; Những hiểu biết mới về enzym… Nhiều báo cáo khoa học của bà đã được công bố trên các tập san chuyên ngành ở nước ngoài.
Với những cống hiến lớn cho KH&CN Việt Nam, bà đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Nhà giáo ưu tú, Huân chương Lao động hạng Ba, rồi hạng Nhì, giải thưởng Kovalevskaia năm 1988,… Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 10 năm liên tục xuất sắc (1978 - 1988) và nhiều bằng khen khác của các cấp về thành tích nghiên cứu, giảng dạy và quản lí…
ĐAU ĐÁU VÌ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Gia đình luôn là chốn bình yên nhất với GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu sau khi hoàn thành công việc trong ngày. Bà tâm sự, tôi thật may mắn có người bạn đời làm công tác nghiên cứu khoa học, chia sẻ và giúp đỡ trong công việc gia đình cũng như cuộc sống. Để có một gia đình hạnh phúc, lại có thời gian dành cho khoa học, bà luôn sắp xếp công việc hài hoà giữa cuộc sống gia đình và hoạt động xã hội.
Nay đã hơn 70 tuổi nhưng bà vẫn mạnh khỏe, say mê đọc sách, đam mê nghiên cứu, tham dự các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế và đặc biệt GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu luôn đau đáu với sự phát triển của giáo dục và KHCN nước nhà. Đất nước đang hội nhập và phát triển, KH&CN ngày càng có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Là người có bề dày nghiên cứu khoa học, bà muốn gửi gắm chia sẻ với các nhà khoa học trẻ, cần biết tận dụng hiệu quả thời gian, cơ hội, lựa chọn cho mình một nghề gắn bó suốt cuộc đời thì mới khai thác, phát huy được thế mạnh của bản thân và rồi sẽ đến ngày gặt hái thành công. Các bạn cần đầu tư công sức, dành tâm huyết, đam mê, tự tin và có phương pháp làm việc khoa học, biết hợp tác khai thác thế mạnh tập thể, đặt lợi ích của mình trong lợi ích tập thể.
Bên cạnh đó, trước những vấn đề về trọng bằng cấp mà xem nhẹ năng lực, không thu hút được người có thực tài là điều mà nhà khoa học này luôn trăn trở. GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu cho rằng, phải làm thế nào để người học có động cơ đúng đắn, không phải chỉ để có tấm bằng thật nhưng không có trình độ tương xứng. Vì thế cần có các quy định chặt chẽ để xã hội, trong đó có các bộ máy công quyền và mọi cơ sở sử dụng nhân lực chỉ chấp nhận những người có trình độ tương xứng với bằng cấp mà người đó sở hữu chứ không đơn thuần chỉ đòi hỏi bằng cấp. “Cách mà một số đơn vị tuyển dụng cán bộ chỉ quan tâm hay chú trọng đòi hỏi bằng cấp sẽ không thật phù hợp, không khuyến khích người học thật”.
Với những cống hiến xuất sắc của mình, bà đã nhận nhiều huy chương như: Vì sự nghiệp Phát triển nghề cá; Vì sự nghiệp khoa học công nghệ; Vì sự nghiệp giáo dục; Vì sự nghiệp hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc,… Khi Bộ Nội vụ có quyết định thành lập Hội Nữ trí thức Việt Nam, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu - Trưởng ban vận động thành lập Hội đã được cộng sự tín nhiệm bầu làm chủ tịch.
Từ cuộc sống có nhiều cống hiến cho cộng đồng, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu cho rằng, điều quan trọng của người nữ trí thức là phải biết điểm mạnh, điểm yếu; sở trường, niềm ham thích của mình để định hướng nghề nghiệp và chọn đối tượng cho thích hợp. Khi đã dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, phải tìm cho mình một người bạn đời biết cảm thông chia sẻ và ủng hộ công việc của mình.

 Phương Anh - Bản tin ĐHQGHN số 274 - 275
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   |