Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
TPP – Điều gì ở phía trước?
Ngày 25/2/2014, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp với Công ty CP Thương Mại, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc tế (IDT International) và Công ty CP Tư vấn, Đào tạo và Xúc tiến Đầu tư Apex đồng tổ chức Tọa đàm: “TPP – Điều gì ở phía trước?”.

Các nước tham gia đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership -TPP)
Tham dự có PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN; TS. Phạm Thanh Hải – Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty IDT; TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ; TS. Trịnh Minh Anh – Phó Vụ trưởng, phụ trách Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế; TS. Cấn Văn Lực – Cố vấn Cao cấp Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) khởi nguồn là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mehico. Tháng 4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4.
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết, Hiệp định TPP là Hiệp định thương mại tự do lớn với phạm vi và mức độ cam kết rộng và sâu nhất mà Việt Nam từng tham gia cho đến nay. TPP sẽ tạo ra sân chơi với đóng góp trên 40% GDP và khoảng 30% trao đổi thương mại toàn cầu. Sau 19 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên không chính thức, đàm phán Hiệp định TPP đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Được đánh giá là Hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 3, các nội dung đàm phán trong TPP được dự đoán sẽ không chỉ giới hạn trong các nội dung về tự do hóa thương mại mà còn mở rộng tới nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội khác. Một số nội dung được đánh giá là rất quan trọng với mỗi thành viên và sẽ được tập trung đàm phán là: mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, lao động, nông nghiệp; bên cạnh các vấn đề điển hình về thương mại như xuất xứ hàng hóa, an toàn thực phẩm, thủ tục hải quan…
Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN nhấn mạnh, TPP được đánh giá là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, thương mại cho mọi quốc gia thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, TPP cũng đem đến cho Việt Nam không ít các thách thức. Tọa đàm: “TPP – Điều gì ở phía trước?” là buổi tọa đàm đầu tiên trong một chuỗi các sự kiện mà trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN sẽ cùng với hai đơn vị tài trợ tổ chức về các vấn đề liên quan đến TPP.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận, trả lời các câu hỏi liên quan đến 2 nội dung chính là: (1) TPP – Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam; (2) TPP và Quyền Sở hữu trí tuệ. PGS.TS Hà Văn Hội – Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN nhận định: Hội nhập khu vực đang đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tham gia vào Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại. Ngoài ra, tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Hiệp định TPP. TPP được coi là tạo cơ hội lớn, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Các ngành có khả năng phát triển mạnh khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP đó là dệt may và điện tử.
Hội đàm cũng nghe nhiều ý kiến đề cập những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP trong đó có tình trạng phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu; những tác động tới môi trường lao động ở Việt Nam. TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn cao cấp Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết: “TPP mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp da giày, dệt may, nông sản… cơ hội để mở rộng thị trường, hạ thuế suất nhưng với các ngành như ngân hàng, tài chính, ô tô, chăn nuôi…sẽ gặp không ít khó khăn”.

Các nội dung chính của Hiệp định TPP – P4
Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động.
Điểm nổi bật nhất của P4 là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Về dịch vụ, P4 thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn - bỏ. Theo đó, tất cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ.
Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam
Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Pê-ru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay.
Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Malaysia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên thành 9 nước. Tính đến nay, TPP đã có 12 nước tham gia.

 

 

 

 Sinh Vũ - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   |