Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội thảo khoa học: Nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam trong thế kỷ XX
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất học giả Trần Đình Hượu (11/2/1995 – 11/2/2015), sáng ngày 7/2/2015, tại hội trường Lê Văn Thiêm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam trong thế kỷ XX”.

PGS.NGƯT Trần Đình Hượu (1926 - 1995) là nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử - tư tưởng - văn hoá nghệ thuật Việt Nam và phương Đông có những đóng góp, cống hiến to lớn, để lại dấu ấn đậm nét và sâu sắc đối với các thế hệ học trò cũng như giới KHXH&NV nước nhà.

 

PGS.NGƯT Trần Đình Hượu (1926 - 1995)
Ảnh: Kim Chung, chụp năm 1993

Trong suốt 30 năm công tác tại khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1963 - 1993), nay là khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV, học giả  Trần Đình Hượu đã cống hiến miệt mài cho sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu, để lại những công trình, những trang viết có hàm lượng khoa học cao, mang ý nghĩa định hướng cho nghiên cứu Nho giáo và tư tưởng, văn hóa truyền thống Việt Nam.
Các công trình chính của ông có: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 (Đồng tác giả với Lê Chí Dũng), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1988; Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Giáo dục, 1995; Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hoá Thông tin, 1996; Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; Tuyển tập Trần Đình Hượu (Hai tập), NXB Giáo dục, 2007. Với những đóng góp và cống hiến của mình, ông được phong Phó Giáo sư năm 1981, danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1985. Ông được tặng Huy chương chống Pháp hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng Ba.
Những đóng góp trong sự nghiệp khoa học của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu tập trung trên hai lĩnh vực: Nghiên cứu lịch sử triết học - tư tưởng phương ĐôngNghiên cứu văn học Việt Nam trung cận đại.  
Tại hội thảo, trong dòng suy tưởng của mình dành cho học giả Trần Đình Hượu, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết: “Trong những năm học đại học của tôi (1964 – 1968), bài giảng về lịch sử tư tưởng phương Đông của thầy Trần Đình Hượu là một trong những bài giảng đáng nhớ nhất”. Ông cho biết thêm, chuyên đề tư tưởng Nho gia và Lão Trang của học giả Trần Đình Hượu được ông ghi chép và lưu giữ cẩn thận. Đây chính là minh chứng rõ rệt cho sự ghi nhận của hậu thế và học giới đối với di sản tinh thần mà học giả xứ Nghệ để lại.
Phát biểu tại hội thảo, nhiều bài viết nhấn mạnh đóng góp về phương diện tư tưởng “Đến hiện đại từ truyền thống” của học giả Trần Đình Hượu, đánh giá cao quan điểm của ông ở chỗ không coi Nho giáo là thứ có thể “thanh toán”, “xóa sổ”. Việc thừa nhận sự tồn tại và nghiên cứu Nho giáo nhằm để xem đâu là yếu tố cản trở, đâu là yếu tố có thể lợi dụng trong việc phát triển của xã hội hiện đại. Học giả Trần Đình Hượu đã nghiên cứu, xem xét sự vận động của Nho giáo, của truyền thống để phục vụ cho hiện đại chứ không phải để bảo vệ cái cũ.  
Hội thảo đã nhận được hàng trăm tham luận của các nhà nghiên cứu đến từ nhiều Viện nghiên cứu trong và ngoài ĐHQGHN. Nội dung các tham luận khá đa dạng, phong phú, tập trung vào 4 hướng chính sau: Đánh giá, ghi nhận và thảo luận về những đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đối với việc nghiên cứu lịch sử triết học - tư tưởng truyền thống của khu vực Đông Á và Việt Nam; Đánh giá, ghi nhận và thảo luận về những đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong việc nghiên cứu văn học Việt Nam trung cận đại; Đặt ra và bước đầu đề xuất hướng giải quyết đối với việc nghiên cứu văn học, văn hóa truyền thống, của Nho giáo trong xã hội Việt Nam xưa và nay, tiếp nối mạch nghiên cứu mà nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã góp phần đặt nền móng, khai phá; Ghi nhận và hồi tưởng lại những kỉ niệm, ân tình về nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong kí ức của bạn bè, đồng nghiệp và học trò của ông.

 

 Hương Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   |