Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nâng cao cảnh giác trong xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh melioidosis
Ngày 4/12/2015, tại Trung tâm văn hóa ULIS – SUNWAH, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã phối hợp cùng Viện Vi sinh Y học Friedrich Loeffler, Đại học Y khoa Greifswald (Đức) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao cảnh giác trong xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh melioidosis”.

Đây là hội thảo khoa học đầu tiên tại Việt Nam về bệnh Melioidosis hay còn gọi là Whitmore, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trong xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh melioidosis, cũng như cung cấp các kiến thức mới nhất về tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới.

Tham dự hội thảo có gần 200 đại biểu là các lãnh đạo, nhà khoa học, bác sĩ đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện của Việt Nam, Đức, Thái, Lào, Thái Lan, Anh và Úc.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức đã tới dự và phát biểu chào mừng hội nghị.

Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh, ĐHQGHN là đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam. Hiện ĐHQGHN có 4 đơn vị nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ sinh học là Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN; Khoa Y - Dược, nhóm nghiên cứu Nano và Tin - Sinh tại Trường ĐH Công nghệ và Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN.

Nghiên cứu về vi sinh vật là một thế mạnh của ĐHQGHN và là lĩnh vực ưu tiên của chính phủ Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù đã triển khai nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa đủ và vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế là rất quan trọng.

Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức bày tỏ hi vọng hội thảo là dịp để các nhà khoa học quốc tế và trong nước cùng chia sẻ những kinh nhgiệm nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, nhằm tiếp tục xây dựng các ý tưởng hợp tác nghiên cứu..

Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Giám đốc Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính chia sẻ, melioidosis là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và khá nguy hiểm ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, việc xét nghiệm và chẩn đoán bệnh melioidosis là rất khó khăn và các nghiên cứu về bệnh này hiện còn rất ít.

Chủ tịch Nguyễn Văn Kính hi vọng hội thảo tổ chức tại ĐHQGHN là bước khởi đầu cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để có thể làm rõ tình hình dịch bệnh này, nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những tác động xấu của bệnh tới sức khỏe đời sống nhân dân.

Viện Trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học , ĐHQGHN Dương Văn Hợp cho biết, Viện được thành lập năm 2007, có nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu về công nghệ sinh học và công nghệ vi sinh vật. Viện đặt biệt nhận thấy các nghiên cứu ứng dụng vi sinh trong lĩnh vực y học là rất quan trọng. Mới đây, ĐHQGHN đã thành lập Khoa Y Dược và là cơ hội hợp tác giữa các bên trong nghiên cứu y sinh, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu y học. Những hướng nghiên cứu mới sắp tới của chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày 9 báo cáo, tập trung vào một số nội dung: Melioidosis - những hé lộ về tảng băng chìm, Melioidosis ở Thái Lan: bài học kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu trong tương lai, Melioidosis ở miền Bắc Australia: bài học kinh nghiệm từ những nghiên cứu tiến cứu tại Darwin, Cơ chế miễn dịch bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn Burkholderia, Cơ chế xâm nhiễm vật chủ và các đặc tính sinh học của vi khuẩn B. pseudomallei, Thiết lập mạng lưới nghiên cứu bệnh melioidosis tại Việt Nam, Báo cáo ca bệnh melioidosis tại bệnh viện Bạch Mai, Báo cáo các ca bệnh melioidosis tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo các ca bệnh melioidosis tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An.

TS. Trịnh Thành Trung, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay, sau hơn 5 tháng triển khai, mạng lưới nghiên cứu bệnh melioidosis tại Việt Nam đã hình thành, hơn 100 ca bệnh đã được ghi nhận. Bên cạnh đó, kết quả điều tra ngoài môi trường đã phát hiện sự phân bố của vi khuẩn B. pseudomallei ở 1 số vùng trong miền Nam, nơi xét nghiệm vi khuẩn B. pseudomallei chưa thực sự được quan tâm. Kết quả đó chứng minh rằng, nhiều bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa có đủ năng lực xét nghiệm và vẫn còn bỏ sót các ca bệnh melioidosis.

TS. Trịnh Thành Trung đề xuất một số giải pháp như: mở rộng hệ thống mạng lưới nghiên cứu, tổ chức các khóa đào tạo và lớp tập huấn tới các bệnh viện tuyến là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm hạn chế số lượng ca tử vong do bệnh melioidosis gây ra.

TS. David Dance đến từ Đơn vị nghiên cứu Wellcome Trust, Viêng Chăn, Lào, cho biết, tại Lào, ca nhiễm bệnh melioidosis đầu tiên được phát hiện vào năm 1999 tại 1 phòng xét nghiệm vi sinh. Kể từ đó, hơn 900 ca nhiễm bệnh đã được phát hiện tại phòng xét nghiệm này và đây là phòng xét nghiệm duy nhất của cả nước thực hiện nhiều xét nghiệm nuôi cấy vi sinh. Điều đó chứng tỏ, những phát hiện về số lượng ca bệnh melioidosis tại phòng xét nghiệm vi sinh này mới chỉ hé lộ phần đỉnh của tảng băng chìm melioidosis tại quốc gia Lào.

Mặc dù một số ca nhiễm bệnh melioidosis tại Việt Nam đã được công bố nhưng số lượng ca bệnh vẫn còn quá ít so với các nước láng giềng như Thái Lan. Điều này có thể là do công tác xét nghiệm bệnh vẫn còn bị bỏ sót tại Việt Nam. Các nghiên cứu mô phỏng gần đây đã ước lượng rằng, năm 2015 có khoảng 165 nghìn người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 98 nghìn người tử vong.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 10 nghìn người nhiễm bệnh, và con số này ngày càng tăng vì tỉ lệ thuận với số lượng người bị tiểu đường. Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh melioidosis tại Việt Nam đều không được phát hiện.

Hy vọng, sự tăng cường về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực xét nghiệm, cùng với việc nâng cao cảnh giác về bệnh sẽ giúp cho nhiều người bệnh melioidosis được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp.

GS. Ploenchan Chetchotisakd, Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và Y học nhiệt đới, Khoa Y, Đại học Khon Kaen, Thái Lan chia sẻ: ca nhiễm bệnh melioidosis đầu tiên ở Thái Lan được phát hiện vào năm 1955. Suốt thời gian sau đó, không có ca nhiễm bệnh nào được phát hiện. Mãi tới năm 1974, thêm 4 ca nhiễm bệnh melioidosis mới được phát hiện tại bệnh viện Ramathibodi. Năm 1976, hội truyền nhiễm Thái Lan tổ chức cuộc họp để báo cáo 10 ca nhiễm bệnh melioidosis. Kể từ đó, bác sỹ lâm sàng và cán bộ xét nghiệm vi sinh bắt đầu để ý đến bệnh melioidosis. Đến tháng 11 năm 1985, hơn 700 ca bệnh melioidosis đã được báo cáo.

Hiện tại, melioidosis thực sự trở thành một loại bệnh đáng chú ý ở Thái Lan, đặc biệt là ở vùng Đông Bắc, nơi tỷ lệ tử vong do melioidosis đứng hàng thứ 3 về các bệnh truyền nhiễm sau HIV và lao phổi. Các nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh được triển khai nghiên cứu mạnh mẽ. Melioidosis gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi 50 là dễ bị nhiễm bệnh nhất. Hầu hết các ca nhiễm bệnh thường gặp trong mùa mưa. Người có nguy cơ nhiễm bệnh là những người có nền bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính hoặc bệnh thiếu máu và là những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước. Biểu hiện lâm sàng phổ biến của bệnh là nhiễm khuẩn huyết, sau đó vi khuẩn lan ra và gây viêm nhiễm tới các cơ quan khác như phổi, gan và lách. Tất cả các thử nghiệm điều trị bệnh melioidosis, gồm hai pha là tiêm tấn công và uống thuốc duy trì, đều được tiến hành ở Thái Lan. Ceftazidime là kháng sinh được lựa chọn trong pha điều trị tấn công và cotrimoxazole là kháng sinh dùng cho pha duy trì. Các thử nghiệm tiến cứu gần đây tại Thái Lan đang tập trung vào nghiên cứu thời gian tối ưu cho pha điều trị duy trì 12 tuần so với pha điều trị duy trì 20 tuần. Hơn nữa, hướng dẫn những người có nguy cơ nhiễm bệnh biết cách phòng tránh bệnh cũng đang được chú ý.         

Trong khi đó, GS. Bart Currie, Khoa Y học Bệnh Nhiệt đới, Đại học Y khoa Menzies, Australia, người nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể ở dạng không biểu hiện bất kỳ triệu một chứng lâm sàng nào nhưng kháng thể vẫn được tạo ra để chống lại với bệnh, hoặc có thể bị vết trầy xước ngoài da tự lành hoặc không tự lành, hoặc viêm phổi phát triển ở dạng mạn tính hoặc cấp tính mà có thể bị nhầm lẫn sang lao phổi, hoặc có thể tiến triển rất nhanh dẫn đễn nhiễm khuẩn huyết và tử vong.

GS. Bart Currie nhấn mạnh, một số bệnh nhân nhiễm bệnh không có dấu hiệu lâm sàng trong một thời gian dài nhưng sau đó bệnh bùng phát mạnh mẽ cũng đã được ghi nhận. Melioidosis có triệu chứng lâm sàng đa dạng, do vậy việc chẩn đoán được bệnh thường bị muộn, một phần là do triệu chứng lâm sàng không điển hình, mặt khác là do khó khăn trong xét nghiệm vi sinh hoặc do mất cảnh giác với bệnh ở những nơi nằm ngoài vùng dịch bệnh. B. pseudomallei là tác nhân sinh học nguy hiểm đứng đầu bảng xếp loại và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cơ sở vật chất cho xét nghiệm chẩn đoán bệnh cũng như cho điều trị bệnh ở một số nơi trong vùng dịch bệnh vẫn còn rất nhiều hạn hẹp, dẫn đến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm bệnh có thể lên tới 50% so với tỷ lệ tử vong khoảng 10% ở những vùng có trang thiết bị hiện đại cho xét nghiệm và điều trị bệnh. Vì tỷ lệ người nhiễm bệnh do hít phải vi khuẩn hay do tiếp xúc qua da với vi khuẩn vẫn chưa rõ ràng. Các hướng nghiên cứu về tác nhân sinh học này đang tập trung tìm bằng chứng để chứng minh đường lây nhiễm B. pseudomallei phần lớn là theo con đường hô hấp.

GS. Danny Altmann, Khoa Y, Đại học Imperial, London, Anh thì trình bày  các nghiên cứu miễn dịch học để từ đó giúp cho chúng ta có định hướng phát triển được các kỹ thuật miễn dịch phát hiện nhanh bệnh, phát triển được vaccine phòng bệnh, và sử dụng kỹ thuật miễn dịch học để điều tra huyết thanh học về tỷ lệ người nhiễm bệnh ở các vùng.

GS. Ivo Steinmetz, Viện Vi sinh Y học, Đại học Y khoa Greifswald, CHLB Đức thì nêu: Sự phân bố chính xác của vi khuẩn B. pseudomallei trên toàn thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của vi khuẩn ngoài môi trường vẫn chưa được biết rõ. Hầu hết các nghiên cứu điều tra vi khuẩn ngoài môi trường ở các vùng trên thế giới đều dựa vào phương pháp nuôi cấy vi sinh. Sử dụng các phương pháp sinh học phân tử với độ nhậy cao và có khả năng định lượng chính xác vi khuẩn ngoài môi trường là việc làm cần thiết nhằm xác định sự phân bố của vi khuẩn và khoanh vùng dịch bệnh melioidosis. Các kỹ thuật sinh học phân tử này cũng có thể được ứng dụng để nghiên cứu điều kiện sinh thái tồn tại của vi khuẩn cũng như các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại của vi khuẩn B. pseudomallei.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống ở trong đất gây nên. Melioidosis có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, tiến triển nhanh và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao, với tỷ lệ tử vong trên 50% nếu bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh kịp thời.

Từ lâu, Việt Nam được coi là một nước nằm trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh melioidosis cao nhưng thông tin dịch tễ học về tỷ lệ người mắc bệnh gần như không có. Nhiều bác sỹ và cán bộ xét nghiệm vi sinh lâm sàng tại các bệnh viện tuyến vẫn còn chưa để ý và chưa có nhiều kinh nghiệm phản xạ với các ca nhiễm bệnh.

 

>>> Các tin bài liên quan:

- TS. Trịnh Thành Trung: Whitmore - bệnh cũ bị bỏ quên

 

- Truyền hình TTXVN:  

 Đỗ Ngọc Diệp - Quốc Toản - VNU - Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   |