Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội thảo: Định hướng đào tạo Thạc sĩ liên ngành về Phát triển đô thị ở ĐHQGHN
Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Dân số đô thị ước tính sẽ tăng từ 22% lên đến 38% vào năm 2025.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Định hướng đào tạo Thạc sĩ liên ngành về Phát triển đô thị ở ĐHQGHN do Khoa Sau Đại học, ĐHQGHN phối hợp với Viện nghiên cứu Định cư tổ chức ngày 6/10/2016.

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực Phát triển đô thị thuộc Bộ Xây dựng, Viện nghiên cứu Định cư, Viện Quy hoạch Hà Nội, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và các trường ĐH thành viên của ĐHQGHN.

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục – Viện trưởng Viện nghiên cứu Định cư chỉ ra rằng, sự gia tăng dân số đô thị kèm với gia tăng sử dụng đất, việc làm, tiện ích và tổng diện tích xây dựng đô thị, kéo theo các tài nguyên và nguồn lực khác ồ ạt chảy vào theo đô thị hóa. Việt Nam bắt buộc phải phát triển một hệ thống các thành phố, đô thị có khả năng cạnh tranh và linh hoạt trong chống chịu, phục hồi các không gian kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Điều này đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị ngày càng cao.

Hiện nay, gần như nguồn nhân lực đô thị đều theo tiếp cận đơn ngành, cục bộ theo từng ngành, từng trường đại học, khó phối kết trong định hướng phát triển, tổ chức không gian hoạt động, xây dựng và quản lý phát triển. Đây là nguyên nhân làm hạn chế sức sáng tạo và liên kết ngày càng đòi hỏi cao trong thực tiễn đô thị.

GS.TS Trương Quang Hải – Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cho biết, hiện nay, những nước phát triển đều có tỷ lệ đô thị hóa trên 80% dân số và GDP ở khu vực đô thị chiếm từ 70-80% quốc gia mặc dù diện tích nhỏ hơn khu vực nông thôn nhiều lần. Đô thị vì thế rất cần được nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để có thể đưa ra được những chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực đô thị thích hợp với thời đại kinh tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng.

Từ nhiều năm nay, ĐHQGHN đã chủ trương xây dựng các chương trình đào tạo sau đại học theo hướng liên ngành và liên thông nhiều cấp độ đào tạo chất lượng cao và quốc tế hóa. Đào tạo sau đại học về Đô thị với phát triển bền vững theo hướng tiếp cận liên ngành là hướng đi phù hợp mà thế giới đã triển khai, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển đô thị đòi hỏi cấp bách nguồn nhân lực.

Với thế mạnh là một trung tâm đại học đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực, việc xây dựng chương trình đào tạo mới về Đô thị với phát triển bền vững ở ĐHQGHN, mà mở đầu là Quản lý phát triển đô thị - nhấn mạnh đến thiết kế chiến lược tích hợp cho đô thị là tầm nhìn lâu dài cho đất nước. Chương trình cũng cung cấp các công cụ đa ngành để đánh giá tiềm năng và kịch bản phát triển đô thị Việt Nam – vốn nhiều tính đặc thù, tính riêng biệt cần phát lộ bằng khoa học đô thị đồng thời với quốc tế hóa. Từ đó xây dựng tầm nhìn và phương thức phát triển bền vững về phân bổ tài nguyên, không gian và nguồn lực hợp lý.

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh – Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Sau Đại học, ĐHQGHN cho hay, việc hình thành và triển khai các chương trình đào tạo mang tính liên ngành, liên lĩnh vực, liên quan tới nhiều đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong ĐHQGHN là rất cần thiết, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức và cách tiếp cận tổng thể, có khả năng nhận diện, đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề mang tính nhiều chiều, phức tạp.

Một chương trình đào tạo đảm bảo tính liên ngành được thể hiện ở quá trình xây dựng đề án mở chương trình và quá trình thực hiện, triển khai chương trình. Đối với quá trình xây dựng đề án mở chương trình, tính liên ngành được thể hiện ở sự kết hợp của các nhà khoa học ở các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau cùng tìm được tiếng nói chung để hoàn thiện chương trình đào tạo. Trong quá trình triển khai và thực hiện chương trình đào tạo, tính liên ngành được thể hiện ở đầu vào, đầu ra và việc tổ chức, quản lý trong suốt chương trình đào tạo.

Là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, được giao chức năng, nhiệm vụ là đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo sau đại học có tính liên ngành, liên lĩnh vực liên quan đến nhiều đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Sau Đại học đã đưa vào triển khai hai chương trình đào tạo thạc sĩ: Biến đổi khí hậu (năm 2011) và Khoa học bền vững (năm 2014).

“Khoa Sau Đại học mong muốn nhận được đánh giá của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài ĐHQGHN quan tâm tới vấn đề đô thị và tính cấp thiết của việc mở một chương trình đào tạo thạc sĩ liên ngành về phát triển đô thị, các định hướng cho chương trình đào tạo… để có những kế hoạch cụ thể, chi tiết và khả thi cho quá trình xây dựng đề án mở chương trình đào tạo trong thời gian tới” – TS. Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đóng góp nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phát triển đô thị, những yêu cầu cấp bách trong đào tạo liên ngành về quản lý phát triển đô thị nhằm đáp ứng thực tiễn xã hội.

 Hương Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   |