Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5
Chiều nay 16/12/2016, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 với chủ đề “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” đã bế mạc sau 2 ngày làm việc khẩn trương, tích cực và hiệu quả của các nhà khoa học, học giả nghiên cứu Việt Nam học trên toàn thế giới.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã dự phiên bế mạc.

Về quy mô, Hội thảo đã nhận được tóm tắt báo cáo của hơn 1.200 nhà khoa học, trong đó có 150 nhà khoa học nước ngoài đến từ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. 834 bản báo cáo tóm tắt và gần 500 báo cáo toàn văn đã được lựa chọn trình bày tại Hội thảo, trong đó có 30 báo cáo do Ban tổ chức mời từ các nhà khoa học có uy tín về ngoại giao, văn hóa, kinh tế, giáo dục, đổi mới sáng tạo và biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, Hội thảo đã thực sự là nhịp cầu kết nối các nhà Việt Nam học và nghiên cứu Việt Nam trên toàn cầu, không những thúc đẩy kết nối mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam mà đã bắt đầu hình thành các nhóm nghiên cứu phối hợp quốc tế. Đồng thời, Hội thảo lần này là một dấu mốc gắn kết, phát triển, đưa sự quan tâm của Việt Nam học truyền thống đến với những lĩnh vực rộng hơn, liên ngành hơn, gắn với các vần đề đương đại của Việt Nam.

Tại phiên bế mạc, các đại biểu đã nghe Báo cáo “Những hàm ý chính sách cho việc bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do TS. Alistair Nolan – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trình bày và báo cáo “Công nghiệp hóa Việt Nam trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới” GS. Trần Văn Thọ, Trường ĐH Waseda, Nhật Bản trình bày. Trong phần trình bày của mình, các học giả đều nhấn mạnh ấn tượng tốt đẹp với Hội thảo lần này và cho rằng các nội dung có ý nghĩa thực tiễn, có tính liên ngành và đề cập được những vấn đề nóng đang đặt ra với nhiều thách thức cho Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển. Hội thảo thực sự trở thành cầu nối học thuật các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước.

Các nhà khoa học chủ trì phiên bế mạc của hội thảo Việt Nam học ngày 16/12/2015, ảnh từ trái sang: Alistair Nolan, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Quang Thuấn và Trần Văn Thọ   

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Giám đốc ĐHQGHN – Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo Nguyễn Hữu Đức cho biết, thông tin trực tiếp từ hội thảo lần này và thông tin hỗ trợ từ các khảo sát thư tịch nói chung đã cho phép định vị 10 cơ sở nghiên cứu mạnh về các vấn đề Việt Nam học, gắn với khoa học xã hội và nhân văn nói riêng và 10 cơ sở nghiên cứu mạnh trên thế giới về các vấn đề khoa học và công nghệ của Việt Nam nói chung (bao gồm cả khoa học tự nhiên, công nghệ, y học, nông nghiệp và môi trường…). Các cơ sở này đang có nhiều kết quả công bố quốc tế rất sâu sắc về Việt Nam, trong đó có một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam đã tham gia hội nhập mạnh mẽ như: ĐHQGHN, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Đại học Y Hà Nội, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Quốc dân…

Bên cạnh các cơ sở nghiên cứu, Ban tổ chức cũng đã định vị được top 50 các nhà nghiên cứu Việt Nam và Việt Nam học hàng đầu bao gồm các người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và người Việt Nam đang hoạt động khoa học công nghệ ở trong nước.

Về kết quả khoa học, Hội thảo lần này tập trung vào chủ đề Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Chủ đề này đã được thảo luận cho chính sách ngoại giao và hợp tác trong trật tự thế giới mới; về các xu hướng biến đổi của đạo đức, lối sống; về nguồn lực văn hóa; nguồn lực xã hội; hội nhập kinh tế và hội nhập khoa học và công nghệ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các nhà khoa học tham dự hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 ngày 15/12/2016

Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu còn được đề cập với ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tất cả các lĩnh vực quan tâm của hội thảo. Năm công nghệ hiện đại của thiên niên kỷ mới là công nghệ thông tin, dữ liệu lớn, internet của vạn vật; Công nghệ sinh học và công nghệ gen; Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu và Công nghệ in 3D sẽ đưa các quốc gia đến với những thách thức và cơ hội hết sức to lớn. Bên cạnh việc củng cố, vận hành hiệu quả các giải pháp vận hành truyền thống, việc tiếp nhận và khuyếch tán các các công nghệ đó, cần nghiên cứu để có các giải pháp mới, phương thức quản lý và vận hành mới, phi truyền thống; Đổi mới công nghệ đào tạo và phương thức liên kết ba lĩnh vực – quản lý, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp sáng tạo, phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng lần thứ 4.

Tại Hội thảo, các chuyên gia về biến đổi khí hậu Việt Nam và quốc tế đã khá thống nhất khi nhận định Việt Nam là một trong ít quốc gia chịu tổn thương nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Vì vậy, ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu gắn liền với phát triển bền vững được xem là lựa chọn thích hợp nhất cho Việt Nam. Để giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo cần đấy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, khai thác tài nguyên năng lượng gió, năng lượng mặt trời và khí sinh học…

Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức khẳng định, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 đã thực sự là nhịp cầu kết nối các nhà Việt Nam học và nghiên cứu Việt Nam trên toàn cầu, không những thúc đẩy kết nối mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam mà đã bắt đầu hình thành các nhóm nghiên cứu phối hợp quốc tế. Đồng thời, ĐHQGHN sẽ tiên phong triển khai một số nhiệm vụ chính sau đây:

Thứ nhất, sau Hội thảo, Ban Tổ chức tiếp tục thực hiện các quy trình để lựa chọn xuất bản các báo cáo toàn văn của Hội thảo ở Tạp chí ĐHQGHN.

Thứ hai, từ năm 2017, ĐHQGHN sẽ ra mắt Chuyên san Nghiên cứu Việt Nam thuộc Tạp chí Khoa học ĐHQGHN và mong muốn các nhà nghiên cứu Việt Nam trong nước và trên thế giới tham gia gửi bài cho chuyên san. Phó Giám đốc mong muốn, Chuyên san Nghiên cứu Việt Nam sẽ là diễn đàn cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế để công bố các công trình nghiên cứu của mình về Việt Nam học, tăng cường quan hệ giao lưu giữa cộng đồng, mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam trên toàn thế giới, thúc đẩy lĩnh vực Việt Nam học phát triển trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, tập trung hoàn thiện, cập nhật và phát triển chương trình đào tạo đại học và sau đại học về Việt Nam học và Khu vực học đạt chuẩn quốc tế.

Thứ tư, được sự ủng hộ của Đảng và Chính phủ, ĐHQGHN sẽ thúc đẩy nhanh việc xây dựng Trung tâm tư liệu Việt Nam sẽ đặt tại Hòa Lạc. ĐHQGHN mong các học giả trên toàn thế giới bằng hiểu biết, kinh nghiệm của mình sẽ hỗ trợ thông tin, chỉ nguồn và trợ giúp trong việc khai thác, tập hợp. ĐHQGHN tin tưởng, một ngày gần nhất Trung tâm sẽ đi vào hoạt động và sẽ thành nơi hội tụ thường xuyên của các nhà Việt Nam học trên toàn thế giới.

Thứ năm, tập trung nguồn lực, xác định cấu trúc, triển khai xây dựng Bộ Quốc chí Việt Nam.

Thứ sáu, ĐHQGHN chuyển giao nhiệm vụ đầu mối tổ chức Hội thảo Việt Nam học lần thứ 6 vào năm 2020 cho Viện hàn lâm KHXH Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của đơn vị sáng lập và đồng tổ chức hệ thống Hội thảo này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với các đại biểu tham dự hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 tại phiên khai mạc ngày 15/12/2016

Phát biểu nhận chuyển giao chủ trì tổ chức Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 vào năm 2020, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn khẳng định, Hội thảo lần thứ 5 đã thực sự là diễn đàn để các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam chia sẻ những vấn đề vừa có tính lịch sử, vừa có tính thời sự đặt ra hiện nay đối với Việt Nam. Ông cho rằng những kết quả nghiên cứu mới, những tư liệu  mới được các nhà khoa học mang đến hội thảo sẽ là tài liệu quý giá trong kho tư liệu về Việt Nam học, đồng thời đây cũng là cơ sở quan trọng để Ban tổ chức Hội thảo xây dựng các kiến nghị chính sách cho Đảng và chính phủ Việt Nam. Hội thảo này cũng đã củng cố và mở rộng thêm mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt nam trên toàn thế giới và đây sẽ là cơ sở cho việc tổ chức hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn đã gửi lời mời trân trọng tới các các nhà khoa học, các học giả quan tâm đến Hội thảo lần 6 và tin tưởng rằng, với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học của Viện và sự phối hợp nhịp nhàng, với tinh thần cộng đồng trách nhiệm ở mức cao nhất của ĐHQGHN vì sự phát triển của đất nước nói chung, sự phát triển của ngành Việt Nam học nói riêng, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 6 hứa hẹn sẽ thành công tốt đẹp.

Hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 năm 2016 và Hội thảo “Gặp gỡ Việt Nam” tại tỉnh Bình Định tháng 7 năm 2016 là 2 sự kiện được bình chọn là các sự kiện tiêu biểu của hoạt động khoa học và công nghệ Việt Nam 2016.

>>> Thông tin liên quan trên website ĐHQGHN:

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp các nhà khoa học tham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

Khai mạc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5: Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu

Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu (Diễn văn khai mạc hội thảo của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn

(Ảnh) Khai mạc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, năm 2016 

Để Việt Nam trở thành Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học của thế giới

Họp báo Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 - Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu

 - ĐHQGHN sẵn sàng cho Hội thảo khoa học Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

 >>> Thông tin về hội thảo trên báo chí:

- Vietnamnet: Sắp có trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam lớn nhất thế giới

- Tổ quốc:Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học

- Tuổi trẻ:Xử lý tốt quan hệ tay ba "Việt - Mỹ - Trung"

- Khám phá:Các nhà Việt Nam học là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới

- Tia sáng:Cộng đồng Việt Nam học: Cầu nối Việt Nam và thế giới

- Chính phủ:Cộng đồng Việt Nam học: Cầu nối Việt Nam và thế giới

- Văn hiến:Việt Nam có thể không giàu về vật chất nhưng sẽ giàu về văn hóa

- Vietnam Plus:Khuyến nghị nhiều giải pháp để Việt Nam phát triển bền vững

- Dân trí:Hình thành các nhóm nghiên cứu phối hợp quốc tế về Việt Nam

- Tuổi trẻ Thủ đô:Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

- Đảng CSVN:Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

- VOV5:Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

- Vietnamnet:Sắp có trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam lớn nhất thế giới

- Kinh tế đô thị:Định vị 20 cơ sở nghiên cứu mạnh về Việt Nam

- Chính phủ:Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

- Tuổi trẻ:Hội thảo quốc tế VN học: Kênh tư vấn chính sách giá trị

- Kinh tế đô thị:GS Carl Thayer: Philippines đang “mạo hiểm” ở Biển Đông

- Vietq:Các nhà khoa học hội tụ, hiến kế cho hoạch định chính sách quốc gia

 

 

 

 Sinh Vũ - Ảnh: Bùi Tuấn, Quốc Toản - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   |