Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hướng đến chuẩn mực quốc tế về kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm
Năm 2016, ĐHQGHN chủ trương thành lập các Phòng thí nghiệm (PTN) trọng điểm nhằm phát triển tập trung tiềm lực KH&CN, năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, quốc tế; xây dựng các đầu mối triển khai các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, tạo ra các sản phẩm KH&CN tiên tiến và phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tài năng. Nhân dịp này, Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN có cuộc trao đổi với GS. Phạm Hùng Việt – người vừa được bổ nhiệm là Giám đốc PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm.

- Thưa Giáo sư, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nào mà ông và các cộng sự của mình đã có ý tưởng phát triển nhóm nghiên cứu mạnh về Khoa học phân tích và ứng dụng trở thành PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm?

Một trong những lý do đầu tiên tôi phải nói đến là Khoa học vị dân sinh, con người là trung tâm của vũ trụ, mọi con đường khoa học đều nhằm phục vụ cho cuộc sống, cải thiện cuộc sống và đảm bảo người dân có một cuộc sống an toàn.

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay trên toàn thế giới, việc kiểm soát và đảm bảo an toàn cho người sử dụng các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và y tế là nhu cầu thực tế và bắt buộc. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện nhờ vào các PTN phân tích hiện đại trang bị các thiết bị cao cấp và do các nhân viên có tay nghề cao vận hành.

Trong một vài thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến các vụ scandal về an toàn thực phẩm trên thế giới. Ví dụ, nhiều trẻ em ở Trung Quốc đã bị suy thận, thậm chí tử vong do uống sữa bột có hàm lượng melanin quá cao. Hoặc việc các sản phẩm chocolate ở Bỉ có hàm lượng chất gây ung thư dioxin vượt quá ngưỡng cho phép. Nước ngầm ở nhiều nơi trên thế giới nhiễm asen cao, gây ung thư và ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều triệu dân. Nhờ vào các thiết bị phân tích cao cấp mà người ta có thể phát hiện các chất độc hại ở hàm lượng rất nhỏ, mức phần tỷ trong nhiều mẫu phức tạp như thức ăn, máu, nước tiểu. Đây là các công cụ phân tích hữu hiệu cho nhiệm vụ kiểm soát an toàn thực phẩm và môi trường.

Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao. Các ngành công nông nghiệp xuất nhập khẩu đều phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, sự an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường, đó cũng chính là mục tiêu phát triển bền vững của toàn nhân loại.

An toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp thiết của xã hội trong những năm gần đây nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc kiểm định các chỉ tiêu trong thực phẩm và môi trường như hormone kích thích sinh trưởng, dư lượng kháng sinh, dược phẩm, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng là các độc tố với hàm lượng nhỏ là nhiệm vụ cấp thiết hiện xã hội đang đòi hỏi và có nhu cầu rất cao. Tại Việt Nam nhiều bộ, ngành đã và đang xây dựng các PTN phân tích chuyên biệt ở tuyến trung ương. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn cho thấy các PTN trung ương này đều đang quá tải với số lượng mẫu phân tích rất nhiều. Việc xây dựng thêm các PTN tại cơ sở địa phương vẫn đang được phát triển hàng năm. Tuy nhiên nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học phân tích và phát triển phương pháp phân tích là nhiệm vụ hiện ngày càng tăng.

ĐHQGHN là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Việt Nam. ĐHQGHN đang có chủ trương xây dựng và phát triển các chương trình nghiên cứu trọng điểm và nhóm nghiên cứu mạnh. Đó là các nhóm các nhà khoa học Việt Nam có trình độ đạt tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị các thiết bị khoa học hiện đại nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu khoa học đỉnh cao, đáp ứng xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới. PTN trọng điểm này ra đời sẽ đáp ứng nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học phân tích trình độ cao cũng như nghiên cứu, phát triển các phương pháp phân tích hiện đại cho nhu cầu thực tiễn đang được toàn xã hội quan tâm hiện nay trên lĩnh vực kiểm định môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn (bên trái) và Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (bên phải) trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc PTN Trọng điểm cấp ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm cho GS. Phạm Hùng Việt

- Xin GS giới thiệu một số thông tin về PTN, các hướng nghiên cứu chính cũng như lực lượng nghiên cứu?

PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm gồm có 21 cán bộ (9 tiến sĩ, 8 thạc sĩ) thuộc ĐHQGHN và 7 cộng tác viên từ các đơn vị ngoài ĐHQGHN.

Ngoài hướng nghiên cứu phân tích, ứng dụng mà chúng tôi đang triển khai, PTN còn định hướng phát triển, xây dựng các phương pháp phân tích online hoặc offline đặc thù, chất lượng cao, thương mại hóa đáp ứng nhu cầu kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phân tích sinh, y, dược.

- GS có thể thông tin cụ thể hơn về quá trình thành lập PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm?

Ý tưởng về việc xây dựng một PTN trọng điểm với trang thiết bị phân tích hiện đại, đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đã được đưa ra thảo luận từ những năm 2007, 2008. Bên cạnh đó, với chủ trương tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, từ năm 1998 đến nay, ĐHQGHN đã và đang có hợp tác chặt chẽ với tập đoàn chế tạo thiết bị phân tích Shimadzu, Nhật Bản thông qua mô hình PTN hợp tác giữa VNU và Shimadzu (VSL). Đây là mô hình hợp tác rất hiệu quả nhằm phát huy thế mạnh của cả ĐHQGHN và tập đoàn sản xuất thiết bị phân tích cao cấp hàng đầu thế giới. Trải qua 17 năm hoạt động, mô hình hợp tác này đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho cả hai bên. Đặc biệt, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã đóng góp vào công bố những công trình khoa học tại những tạp chí hàng đầu thế giới (NATURE) cũng như đào tạo rất nhiều cán bộ phân tích chất lượng cao cho các PTN phân tích thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Vào thời điểm cuối năm 2012, tập đoàn Shimadzu đã cam kết hỗ trợ cung cấp cho ĐHQGHN một số thiết bị phân tích model mới nhất do tập đoàn sản xuất nhằm xây dựng một PTN phân tích hiện đại định hướng vào ứng dụng an toàn thực phẩm và phân tích ô nhiễm môi trường. Tổng số kinh phí đầu tư thiết bị từ tập đoàn Shimadzu ước tính khoảng 30 tỷ đồng (tương đương 1,5 triệu dollar Mỹ). Theo đó, ĐHQGHN sẽ cùng hợp tác đầu tư với phía Shimadzu nhằm xây dựng một PTN về phát triển khoa học và công nghệ phân tích ứng dụng trong kiểm định an toàn thực phẩm và môi trường; ý tưởng về việc mở rộng đối tượng từ môi trường sang lĩnh vực an toàn thực phẩm được khẳng định thêm trên cơ sở tư vấn từ Tập đoàn Shimadzu và Ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN. PTN này sẽ đáp ứng nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học phân tích trình độ cao cũng như nghiên cứu, phát triển các phương pháp phân tích hiện đại cho nhu cầu thực tiễn đang được toàn xã hội quan tâm hiện nay trên lĩnh vực kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm và quan trắc ô nhiễm môi trường. Hình thức cùng hợp tác phát triển giữa ĐHQGHN và Tập đoàn Shimadzu đã được ưu tiên đầu tư nhằm tận dụng thế mạnh công nghệ và hợp tác tài chính của phía bạn để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn cho cán bộ của trường. Đây là cơ sở để thúc đẩy sự ra đời của Phòng thí nghiệm trọng điểm này.

- Hiện nay, mô hình đồng giám đốc là xu hướng mà các PTN trên thế giới hướng đến nhằm thu hút các nhà khoa học, học giả quốc tế cùng điều hành hoạt động nghiên cứu. Vậy GS đã có kế hoạch để triển khai việc này?

Đúng vậy, gần đây các phòng thí nghiệm trên thế giới đều có mô hình đồng giám đốc, đặc biệt là vai trò của các giám đốc đến từ các nước có nền khoa học tiên tiến sẽ là tiền đề để phát huy mạnh mẽ các đề tài hợp tác nghiên cứu chuyên sâu cũng như mở ra các hướng nghiên cứu mới ngang tầm quốc tế. Chúng tôi đã trao đổi và cơ bản đã đi đến thống nhất mời một giáo sư có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực này là GS. Francesco Stelacci, Giám đốc PTN thực phẩm và dinh dưỡng tổ hợp thuộc trường Đại học Kĩ thuật liên bang Thụy Sỹ tại Lausanne do chính phủ Thụy Sỹ và tập đoàn Néstle tài trợ để đảm nhận vị trí này.

- Định hướng phát triển của PTN, sản phẩm nghiên cứu trong thời gian tới là gì, thưa GS?

Định hướng của phòng thí nghiệm là phát triển một hệ thống PTN khoa học phân tích hiện đại, liên hoàn và đồng bộ phục vụ các nghiên cứu khoa học cơ bản chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, góp phần đắc lực trong việc nâng cao vị thế, chất lượng nghiên cứu cho ĐHQGHN.

Sản phẩn dự kiến trong thời gian tới là tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ như các phương pháp, các công cụ phân tích. Các quy trình tiêu chuẩn (Standard Operating Procedures - SOPs) trong việc xác định các chỉ tiêu khó trong kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm như lượng vết kháng sinh, dược phẩm, hocmon, chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng.v.v., trong các đối tượng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nông thủy hải sản, đối tượng môi trường, đối tượng y sinh. Thiết kế và chế tạo được một số hệ thiết bị theo nguyên tắc on-line và/hoặc xách tay phục vụ cho mục tiêu quan trắc liên tục chất lượng nước cấp an toàn cho người dân và nhu cầu xã hội từ nước ngầm và nước mặt, chế tạo được các loại test-kit phục vụ thanh tra an toàn thực phẩm và thanh tra môi trường, ưu tiên cho đối tượng nước nuôi trồng thủy hải sản phục vụ cho mục tiêu đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu. Hỗ trợ đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, thông qua việc thực hiện các dự án KHCN. Hàng năm PTN đào tạo khoảng 1-2 Tiến sỹ, 5-10 Thạc sỹ, 3-5 Cử nhân. Ngoài ra, PTN là đơn vị tổ chức các khóa đào tạo về phân tích công cụ cho các doanh nghiệp, PTN thuộc lĩnh vực Hóa phân tích ứng dụng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, hóa chất ô nhiễm môi trường.

Phòng thí nghiệm phân tích công cụ hiện đại bao gồm các nhóm thiết bị:

- Thiết bị đo phổ: gồm quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis), phổ hồng ngoại (FTIR), quang phổ phát xạ cộng hưởng plasma (ICP-OES), quang phổ hấp thụ nguyên tử.

- Thiết bị tách chất ghép nối với detector xác định cấu trúc:  sắc ký khí khối phổ một lần (GC-MS), khối phổ ba lần tứ cực (GC-TQMS). Sắc lý lỏng với các detector chùm diode (DAD), huỳnh quang (RF), ba lần khối phổ MS, sắc ký ion, sắc ký đa chiều.

- Nhóm các thiết bị đo nhanh ngoài hiện trường phục vụ sản xuất, các bộ test kit phục vụ thanh tra an toàn thực phẩm và thanh tra môi trường.

Các hướng nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu về địa hóa nước ngầm (các chất ô nhiễm vô cơ trong nước ngầm, đặc biệt là kim loại nặng như asen, mangan,.v.v.)

- Nghiên cứu các chất ô nhiễm hữu cơ (POPs, PTSs) trong các đối tượng môi trường, thực phẩm và y sinh. Nghiên cứu phân tách và giải thích cấu trúc của các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học.

-  Ứng dụng các phương pháp sinh hóa, hóa lý và hóa sinh trong nghiên cứu độc chất học và an toàn thực phẩm

- Phát triển các thiết bị phân tích điện di mao quản ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, dược phẩm và nhiên liệu sinh học.

>>> Các tin bài liên quan:

- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ra mắt Phòng thí nghiệm phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm

- (Ảnh) Lễ khai trương Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm

 Hương Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   |