Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
PGS.TS.NGƯT Phạm Xuân Hằng - Người đốt lên ngọn lửa
Ngày 01 tháng 4 năm 2018, PGS.TS.NGƯT Phạm Xuân Hằng đã rời xa cõi tạm. Sinh thời, PGS. Phạm Xuân Hằng là điển hình của một nhà khoa học, nhà quản lí đi lên từ cuộc sống theo phương châm Học - Hỏi - Hiểu - Hành. Thầy là tấm gương cho nhiều thế hệ đồng nghiệp, học trò nhờ tinh thần và ý chí mạnh mẽ trong công việc cũng như cuộc sống. PGS. Phạm Xuân Hằng luôn có tinh thần phản biện cao và luôn trăn trở với sự phát triển của đại học, của xã hội và của đất nước.

PGS.TS. Nhà giáo Ưu tú Phạm Xuân Hằng

Trong hơn 40 năm gắn bó với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS. Phạm Xuân Hằng giữ nhiều vị trí quản lý chủ chốt và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường.

PGS.TS.NGUT Phạm Xuân Hằng nguyên là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Ban biên tập Website ĐHQGHN xin đăng tải lại bài viết về Thầy trong cuốn "Chân dung nhà giáo - nhà khoa học tiêu biểu (1945-2015)" như một nén tâm nhang thành kính tưởng nhớ đến một trong những người Thầy lớn của các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, sinh viên, học viên của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Giáo dục... là đốt lên ngọn lửa”. Mặc dù còn chưa xác định được chính xác tác giả của nhưng chân lý ấy đã được các thế hệ học trò chúng tôi chứng nghiệm ở người thầy nhiệt huyết, cương trực, giầu tính nhân văn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Phạm Xuân Hằng.

PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng sinh năm 1950 tại làng Rãng, nay thuộc xã Thượng Hiền, Kiến Xương, Thái Bình. Mồ côi cha từ năm 10 tuổi, 6 năm sau, cùng với em gái, ông theo mẹ lên khai hoang ở Lào Cai. Có lẽ, cái “nắng rừng, gió núi” ấy đã hun đúc nên con người ông – luôn đứng mũi chịu sào, khai phá những mảnh đất khó và mới trong nghiên cứu và đào tạo.

Có lẽ từ những trải nghiệm thoát nghèo, vượt khó của gia đình và cá nhân, ông thông hiểu vai trò của giáo dục. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Đại học Lưu trữ-Lịch sử Quốc gia Mátxcơva (Liên Xô), ông đã từ chối công tác tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để làm giảng viên tại Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Chúng tôi nhớ lắm những giờ thầy lên lớp - hùng biện và phản biện như là cốt yếu trong các giờ lên lớp đã giúp chúng tôi hiểu vai trò của Sử liệu học trong nghiên cứu và viết Sử. Sự lan tỏa một chuyên ngành mới ở Việt Nam đã thôi thúc ông trở lại Đại học Lưu trữ - Lịch sử Quốc gia, Mátxcơva làm nghiên cứu sinh, cốt yếu là để nâng cao tri thức nhằm xây dựng và phát triển chuyên ngành mới - chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học trong chương trình đào tạo của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – nay là Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN. Đúng như F. Engels đã nói muốn hiểu sự vật phải tìm hiểu lịch sử của nó, Chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu liệu học đã nhanh chóng phát triển, thu hút được người học ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ.

PGS.TS.NGƯT Phạm Xuân Hằng là một chuyên gia về Lý thuyết Sử liệu học ở Việt Nam. Ông đã công bố nhiều công trình khoa học có giá trị như Vận dụng phương pháp sử liệu học trong đánh giá giá trị tài liệu chữ viết (1982), Một vài đặc điểm của lý luận sử liệu học Xô viết trong quá trình hình thành của nó (1983); Vấn đề nguồn sử liệu trong lịch sử sử học Xô viết hiện đại (1988); Khái niệm và bản chất nguồn sử liệu trong sử học Xô viết hiện đại (1990); Sử học - một khoa học, một thực trạng (1991); Các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam (1994); Vấn đề xử lý sử liệu học đối với tài liệu chữ viết (1996), Bản chất sử liệu (2011), v.v..

Trên nền tảng phương pháp luận Lịch sử sử học và sử liệu học, PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng cũng công bố những chuyên khảo có giá trị như Hoạt động ngoại giao của Vương triều Lý (1009-1225) (2009), Suy nghĩ về đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Minh xâm lược (2010), Nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (2010), Hoạt động ngoại giao trên đất Thăng Long-Hà Nội (2010), v.v..

Người ta nói rằng, những người có mạng “cây tùng, cây bách” lại trưởng thành giữa núi rừng thường có phẩm chất của thủ lĩnh. Chúng tôi không biết về tử vi nhưng hình như điều đó gắn liền với PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng. Ông từng được đề cử và điều động để đảm trách nhiều vị trí quản lý quan trọng: Uỷ viên Ban thường vụ Đoàn trường cấp 3 Thị xã Lào Cai (1968-1970); Uỷ viên Ban thường vụ Thành đoàn lưu học sinh Việt Nam thành phố Matxcơva (1973-1974); Phó Bí thư Chi bộ trường của Đại học Lưu trữ-Lịch sử Quốc gia Matxcơva (1986-1987), Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử (1990-1995), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN (1995-2001), Bí thư Đảng ủy (1999-2001), Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN (2001-tháng 1/2006). Năm 2006, ông được điều ra công tác tại các cơ quan của Thành phố Hà Nội, Trung ương và lần lượt giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trên cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam – cơ quan có chức năng phản biện đường lối, chính sách phát triển - với tính cương trực và bản lĩnh của nhà khoa học, ông không những có nhiều tư vấn, phản biện đường lối, chính sách phát triển của đất nước và Thành phố Hà Nội mà còn công bố các công trình nhằm tiếp cận tư duy và phương thức phản biện xã hội ở Việt Nam: Suy nghĩ về vấn đề tự phê và phê bình trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (2008), Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Một phương thức thực hành dân chủ tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (2010); Soạn giả Quy chế phối hợp tổ chức phản biện xã hội ở thành phố Hà Nội (2010), Thực hành dân chủ trong Đảng là điều kiện xây dựng Đảng vững mạnh (2011), Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quá trình hoạch định chính sách (2011), Qui chế chất vấn trong Đảng - Những vấn đề đặt ra (2012), v.v.. Một cách gián tiếp, những công trình này góp phần nâng cao chất lượng phản biện xã hội ở Việt Nam.

Năm 2010, ở cái tuổi lục tuần được nghỉ ngơi nhưng theo tiếng gọi của lương tâm và yêu cầu của Nhà trường, bằng trải nghiệm thực tiễn ở nhiều cương vị quản lý, người thầy của chúng tôi không ngại khó khăn, tiếp tục góp sức phát triển một ngành học mới – Khoa học Quản lý với các hướng đi mang đậm sắc màu của thực tiễn như Kỹ năng lãnh đạo, Đại cương về phản biện xã hội, v.v..

Ông không rao giảng cho chúng tôi, nhưng thực tiễn sự nghiệp của ông đã, đang và sẽ nhắc chúng tôi rằng “Học-Hỏi-Hiểu-Hành” (Hồ Chí Minh) là một bài học quý, là kim chỉ nam cho việc khai mở và chiếm lĩnh tri thức mới.

Thương lắm khi thấy mái tóc thầy đã bạc “bụi phấn” nhưng vẫn miệt mài vì sự nghiệp trồng người. Nhưng mong lắm nếu thầy luôn khỏe mạnh để tiếp tục cùng chúng em đốt lên nhiều ngọn lửa nữa góp phần vào sự phát triển của khoa học và giáo dục nước nhà, cho sự hưng thịnh của Việt Nam.

PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ, NHÀ GIÁO ƯU TÚ PHẠM XUÂN HẰNG

Quê quán: Thái Bình

Tốt nghiệp đại học ngành Lưu trữ - Lịch sử tại Moscow (Liên bang Nga) năm 1976

Nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Sử liệu học tại Moscow (Liên bang Nga) năm 1988

Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1996

Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2010

Thời gian công tác tại trường: 1978-2005; 2010-2017

+ Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (1978-1995); Khoa Khoa học Quản lý (2010-2017)

+ Chức vụ quản lý:

- Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1978-1995)

- Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (1995-2001)

- Bí thư Đảng ủy Trường ĐHKHXH&NV, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2001-2006)

- Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBMTTQ Hà Nội (2005-2010)

- Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII (2014-2019)

- Chủ nhiệm Khoa Khoa học Quản lý (2006-2010)

- Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý xã hội (Khoa Khoa học Quản lý) (2010-2017)

+ Các hướng nghiên cứu chính: Phương pháp sử liệu học; Chính sách xã hội; Phản biện chính sách.

+ Các công trình khoa học tiêu biểu:

- Sử học - một khoa học, một thực trạng, NCLS, H.; 1991, số 5.

- Hoạt động ngoại giao trên đất Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2010 (chủ biên) (Thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến).

- Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, H; 2000.

- Đại cương về Phản biện xã hội. In trong cuốn Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách”, Nxb Thế giới, 11/2011.

- Thực hành dân chủ trong Đảng là điều kiện xây dựng Đảng vững mạnh, Tạp chí Cộng sản, số tháng 9/2011, tr. 63-66.

- Qui chế chất vấn trong Đảng - Những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản số tháng 7/2012.

 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   |