Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
ĐHQGHN xây dựng Bộ quy chuẩn biên soạn địa chí quốc gia Việt Nam
Ngày 31/7/2018, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thể loại và định hướng biên soạn Quốc chí”.

Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí đã chủ trì hội thảo.

Tham dự Hội thảo có nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Bộ, Ban, ngành, cơ quan trung ương và đại diện các viện nghiên cứu, trường đại học.

Tại hội thảo, Giám đốc ĐHQHN, Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí Nguyễn Kim Sơn khẳng định đây là hội thảo quy mô lớn lần đầu tiên từ ngày ĐHQGHN nhận nhiệm vụ từ Thủ tướng Chính phủ.

“Với vai trò chủ trì,  ĐHQGHN sẽ học hỏi tinh hoa trên thế giới nhưng vẫn mang một bản sắc riêng, đặc trưng riêng của bộ Địa chí Quốc gia đó là sự kiểm đếm quốc gia, ghi chép, mô tả, cung cấp thông tin một cách chân thực nhất”- Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh.

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho rằng, qua buổi hội thảo này, Văn phòng Nhiệm vụ Quốc chí sẽ được lắng nghe những ý kiến quý báu cụ thể từ các nhà khoa học, chuyên gia, để triển khai công việc cùng với sự đồng lòng, chia sẻ, hợp sức cùng các tác giả biên soạn.

Tại hội thảo các đại biểu đã nghe các nhà khoa học trình bày các nội dung liên quan đển Thể loại và định hướng biên soạn Quốc chí.

PGS.TS Vũ Văn Tích – Trưởng ban KHCN đã giới thiệu khái quát nhiệm vụ và giúp các đại biểu hình dung rõ hơn về mục tiêu, nội dung, các sản phẩm và các công việc đang triển khai.

Trong đó, quyết định của Thủ tướng  nêu rõ: ĐHQGHN xây dựng bộ địa chí (sách in và sách số) và cung cấp tri thức cơ bản tổng hợp về điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa –xã hội nhằm góp phần phát triển khoa học, giáo dục và nâng cao dân trí phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

27 nội dung cơ bản giai đoạn 1 của Bộ Địa chí Quốc gia bao gồm: Vị trí, địa giới, lãnh thổ - lãnh hải; địa lý, địa chất và tài nguyên; động thực vật,  hành chính; nhân chủng, tộc người và dân cư; hệ thống chính trị; pháp luật; quốc phòng; an ninh; ngoại giao; kinh tế; lịch sử; văn hoá, văn học; nghệ thuật; ngôn ngữ và văn tự; tư tưởng; tôn giáo và tín ngưỡng; giáo dục; khoa học và công nghệ; y dược; giao thông…..và sẽ dựa vào quy chuẩn 4 nội dung: Bộ quy chuẩn về nội dung của địa chí; Bộ quy chuẩn về cơ sở dữ liệu; Atlas địa chí và quy chuẩn về địa phương chí.

Nhiệm vụ dự kiến sẽ thực hiện trong năm năm, theo dự tính đến năm 2022 sẽ có bản thảo sơ bộ đầu tiên.

PGS.TS Trần Thị An – Ban Thư ký Nhiệm vụ Quốc chí trình bày dự thảo bộ quy chuẩn biên soạn địa chí quốc gia Việt Nam với các nội dung: Các quy chuẩn về mặt nội dung và hình thức, công tác tư liệu, quy định sở hữu trí tuệ và quy định về tổ chức thực hiện biên soạn Quốc chí. Bộ quy chuẩn gồm 6 chương và 44 điều và hướng dẫn chi tiết kèm theo. Mục tiêu nhằm thống nhất quan điểm, cách hiểu về Bộ địa chí và việc biên soạn Quốc chí. Xác định chủ thể, phân chia trách nhiệm, quyền hạn các bên liên quan. Quy định tiêu chuẩn tư liệu, nội dung, hình thức; quy định, hướng dẫn về quy trình biên soạn.

Cho đến nay, Văn phòng chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí đã thực hiện được 25 cuộc tọa đàm và 01 cuộc khởi động nhiệm vụ. Dự kiến hoàn thành biên soạn bộ quy chuẩn vào tháng 10/2018. Quy trình thu thập, xử lý tư liệu được thực hiện hết sức cẩn trọng và nghiêm ngặt sau đó mới tiến hành viết sách.

TS. Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục, ĐHQGHN, Ban thư ký Nhiệm vụ Quốc chí đã trình bày về đặc trưng thể loại Chí mang tính tư liệu với các yếu tố xác thực và độ tin cậy cao, chính thống nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam; tôn trọng hiến pháp, pháp luật, khoa học, hiện đại. Các mục, chương đều đảm bảo trọn vẹn đặc điểm vốn có của nó mà không phụ thuộc vào mối quan hệ với các đối tượng cùng loại.

Tính chuẩn mực, hạn chế tu từ ẩn dụ, không sử dụng các tính từ, trạng từ mang tính chất phóng đại hoặc giảm nhẹ trong diễn đạt. Cần đảm bảo trung tính, không bình luận, quan điểm cá nhân. Văn phong ngắn gọn, trôi chảy giúp người đọc dễ hiểu. Bộ Quốc chí sẽ là tư liệu khảo cứu tổng hợp, biên soạn khách quan toàn diện của con người, tự nhiện, xã hội Việt Nam đương đại.

Những khái lược thể loại địa chí trong và ngoài nước do TS. Phạm Thị Thảo, Ban Thư ký Nhiệm vụ Quốc chí trình bày giúp các đại biểu có thể hình dung rõ hơn về các thế loại địa chí ở phương tây, phương đông.

Tại tọa đàm, các đại biểu cùng đồng thuận với cách thức triển khai trong thời gian tới mà Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí đưa ra.

Các nhà khoa học nêu nhiều đề xuất, kiến nghị liên quan đến phương thức thực hiện, cơ cấu tổ chức, nhân sự, địa điểm làm việc, cơ chế tài chính, giới hạn kiến thức, khoán biên soạn, hay cách thức thực hiện như thế nào để đảm bảo tính thời sự trong mọi lĩnh vực, đảm bảo tính khách quan.

GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ  tịch Hội đồng KH và ĐT ĐHQGHN, thành viên trong hội đồng Nhiệm vụ quốc chí cho biết: “Từ kinh nghiệm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam,  việc xây dựng Bộ Địa chí Quốc chí dứt khoát phải có lộ trình cụ thể, làm đến đâu gọn đến đấy. Trong đó trao quyền, trách nhiệm chính cho các trưởng ban của Nhiệm vụ và đặc biệt chú trọng vai trò của các nhà khoa học”.

GS.TS Phan Tuấn  Nghĩa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN cho rằng trong bối cảnh thế giới vận động liên tục cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, cần biên soạn Bộ địa chí Quốc chí Việt Nam vừa mang tính kiểm kê, đánh dấu, mang tính biên niên nhưng phải mở, công khai trên mạng để cập nhật, tiếp thu, bổ sung những sự kiện, các mục từ mới….

GS.TS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng giáo dục, chia sẻ đồng tình với phương hướng triển khai nhiệm vụ mà Văn phòng Quốc chí đã đưa ra. GS Nhuận cho rằng Quốc chí là một công trình khảo cứu theo nguyên tắc thể loại địa chí mang tính tư liệu với yếu tố xác thực và độ tin cậy cao cần bổ sung thêm lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hướng đến cẩm nang cho sinh viên.

Nhiệm vụ Quốc chí được phê duyệt theo Quyết định số 2079/QD-TTg ngày 22/12/2017, của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ĐHQGHN là cơ quan chủ trì và Giám đốc ĐHQGHN đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Nhiệm vụ.

Nhiệm vụ Quốc chí có mục tiêu: Xây dựng và cung cấp tri thức cơ bản, tổng hợp về điều kiện tự nhiên, con người và văn hoá, xã hội góp phần phát triển khoa học, giáo dục và nâng cao dân trí, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh thông qua hình thành cơ sở dữ liệu ở dạng sách số (digital book) và bộ sách in Địa chí Quốc gia Việt Nam.

 >>> Tin bài liên quan

- Khởi động nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng bộ quy chuẩn nội dung địa chí quốc gia Việt Nam (22/5/2018)

- Thủ tướng Chính phủ giao ĐHQGHN chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ đặc biệt cấp Quốc gia: Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam (22/12/2017)

 Thuỳ Dương, Ảnh: Ngọc Tùng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   |