Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất toàn cầu trong thế kỷ 21, đòi hỏi các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển phải xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm ứng phó kịp thời và hiệu quả.

 Là một trong những quốc gia được đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, Việt Nam đã sớm có những hành động quyết liệt nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH tới mọi mặt của đời sống. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã xây dựng các Chương trình Mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH, về Phát triển bền vững (PTBV)… nhằm đưa ra những chính sách, biện pháp thích ứng thông minh và linh hoạt, để vừa khai thác được tiềm năng về tài nguyên, phát triển kinh tế, vừa ứng phó hài hòa với BĐKH.

Bên thềm Diễn đàn Hà Nội năm 2018 với chủ đề “Hướng đến Phát triển bền vững – Ứng phó Biến đổi khí hậu để đảm bảo bền vững và an ninh” do ĐHQGHN phối hợp với Quỹ Cao học Hàn Quốc (KFAS) tổ chức từ ngày 8 - 10/11/2018,  phóng viên đã có buổi trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học quốc gia Hà nội (ĐHQGHN) về đào tạo nhân lực ứng phó với BĐKH.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của xã hội

1. Xin bà cho biết, xuất phát từ nguyên nhân nào mà ĐHQGHN tiên phong xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo Thạc sĩ BĐKH?

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là giải pháp có tính chất quyết định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong các Chương trình mục tiêu, chiến lược Quốc gia về BĐKH và các Kế hoạch hành động tương ứng.

Cho đến năm 2008, khi Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH được ban hành theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ, hệ thống giáo dục của chúng ta chưa có ngành đào tạo về BĐKH theo đúng nghĩa của nó, và cũng chưa có một chương trình đào tạo sau đại học nào về BĐKH. Vấn đề triển khai đào tạo thạc sĩ về BĐKH đã được ĐHQGHN lần đầu tiên đề xuất và triển khai xây dựng từ năm 2010. Đây là nhiệm vụ phù hợp với sứ mệnh tiên phong và năng lực trên thế mạnh đa ngành của ĐHQGHN. Đặc biệt, tiếp cận liên ngành trong đào tạo thạc sĩ BĐKH là một bước đột phá đưa đào tạo và phát triển các khoa học liên ngành trở thành một trong bốn trụ cột phát triển của ĐHQGHN trong định hướng phát triển tới năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu “Khoa học liên ngành tạo ra được các tri thức và luận cứ có tính dự báo, góp phần giải quyết các vấn đề của thời đại, phục vụ phát triển bền vững đất nước”.

Sau hơn một năm tích cực xây dựng đề án, trên cơ sở tập hợp và phát huy nguồn lực trí tuệ của nhiều nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, đến tháng 6/2011, Khoa Các khoa học liên ngành (lúc đó là Khoa Sau đại học) đã được giao nhiệm  tổ chức đào tạo chương trình đào tạo thạc sĩ BĐKH. Trải qua 8 năm kể từ khi bắt đầu tuyển sinh khóa 1 vào tháng 9/2011 đến nay chương trình đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận ở cả phương diện qui mô đào tạo lẫn phương diện chiều sâu chất lượng.

Thạc sĩ khoá I chương trình Biến đổi khí hậu 

Chương trình đào tạo mang tính liên ngành, liên lĩnh vực đặc sắc của ĐHQGHN theo chuẩn quốc tế

- Những đặc thù có tính đặc sắc của chương trình này là gì, thưa bà?

BĐKH được xác định là lĩnh vực học thuật có tính liên ngành cao, nội dung hàm chứa kiến thức tổng hợp của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc xây dựng chương trình đào tạo như vậy chưa có tiền lệ trong phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ở ĐHQGHN. Để thực hiện việc này, một tổ công tác xây dựng đề án mở chương trình đào tạo do Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập với 9 thành viên đến từ một số đơn vị khác nhau trong ĐHQGHN, giao cho Khoa Sau đại học làm đơn vị đầu mối tổ chức. Quá trình hoạt động của tổ công tác xây dựng đề án mở chương trình đào tạo đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc và sự hỗ trợ của các Ban chức năng của ĐHQGHN thời kì đó.

GS.TSKH Trương Quang Học lên lớp môn Phát triển bền vững

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên tham khảo nhiều chương trình của các cơ sở đào tạo tiên tiến trên thế giới đặc biệt là chương trình đào tạo thạc sĩ BĐKH của ĐHQG Australia. Với ba định hướng chuyên môn chủ yếu là: Khoa học về BĐKH (Science of Climate Change); Tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương (Climate Change Impacts and Vulnerabilities); Giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH (Mitigation and Adaptation to Climate Change), chương trình đào tạo thạc sĩ BĐKH đã thể hiện được tính cập nhật về tiếp cận trong đánh giá nguyên nhân và hậu quả BĐKH của tổ chức Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). 

Trong quá trình thực hiện, chương trình nhận được sự hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu của một đội ngũ nhà khoa học, cán bộ giảng dạy đa dạng, có trình độ cao, đến từ các đơn vị trong ĐHQGHN cũng như một số viện, trung tâm nghiên cứu bên ngoài ĐHQGHN, đảm bảo yêu cầu giảng dạy chất lượng các học phần của chương trình. Các giảng viên của chương trình có phương pháp giảng dạy tích cực, hiệu quả, phát huy được tính chủ động của người học, gắn các kiến thức được học trong môn học với thực tiễn công việc; tính liên ngành của mỗi môn học được đảm bảo và duy trì. Bên cạnh việc tăng cường tính chủ động của người học, các hoạt động thực tế, thực địa của chương trình được khuyến khích, nhằm đem lại cho học viên không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả các trải nghiệm thực tế môn học.

Tính liên ngành được duy trì và đảm bảo như thế nào, thưa bà?

Với một thực tế là đầu vào của học viên rất đa dạng, đơn ngành, khác nhau cả về lĩnh vực và chuyên môn, đồng thời đội ngũ giảng viên, cộng tác viên của chương trình đều không có xuất phát điểm liên ngành, việc đảm bảo duy trì tính liên ngành của giảng viên, cộng tác viên, học viên luôn phải được chú trọng và duy trì trong suốt quá trình tổ chức đào tạo. Từ khâu tuyển sinh đầu vào, việc tuyển sinh được thực hiện theo hướng đánh giá năng lực, thông qua các bài thi phù hợp, nhằm đánh giá nhận thức, thái độ đối với những vấn đề có tính mới, năng lực và tính sẵn sàng theo học thạc sĩ của mỗi thí sinh.

Việc đảm bảo các tiêu chuẩn đầu ra của chương trình cũng từng bước được chú trọng, thông qua những nỗ lực đảm bảo và nâng cao chất lượng các học phần trong giảng dạy, kết quả nghiên cứu đề tài các luận văn thạc sĩ. Bên cạnh đó, Khoa cũng tiến hành những khảo sát, trao đổi với các bên liên quan (nhà tuyển dụng, cựu học viên…) để xây dựng một mạng lưới cho chương trình, từ đó khích lệ các bên liên quan tham gia vào các khâu đào tạo phù hợp, như xác định nhu cầu của chương trình, đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và hoàn thiện chương trình.

Việc gắn các nghiên cứu liên ngành với thực tiễn cũng từng bước được thực hiện. Hàng năm, để hỗ trợ học viên trong việc xác định, định hướng nghiên cứu của mình, cũng như hỗ trợ học viên hình thành các kĩ năng trình bày, biên soạn luận văn, đề cương nghiên cứu, Khoa tổ chức các Hội thảo định hướng nghiên cứu và Hội thảo hướng dẫn kĩ năng xây dựng, bảo vệ đề cương, luận văn. Khoa cũng đã tổ chức thành công các Hội nghị khoa học liên ngành năm với chủ đề về nguồn nhân lực chất lượng cao trong BĐKH, các vấn đề trong nghiên cứu và đào tạo liên ngành…

GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ giảng bài tại thực địa, Lào Cai

Thạc sĩ BĐKH: Thí điểm đổi mới phương thức tuyển sinh

- Được biết Khoa Các khoa học liên ngành là đơn vị đầu tiên thí điểm tổ chức thi tuyển sinh sau đại học Chương trình Thạc sĩ BĐKH theo phương thức đánh giá năng lực. Bà có thể thông tin một cách khái quát về phương thức tuyển sinh này?

Việc lựa chọn, quyết định hình thức tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu, như tôi đã nói ở trên, cũng là một đặc thù của chương trình. Đối với một lĩnh vực học thuật mới nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều địa phương, cơ quan, ban ngành khác nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, đối tượng thí sinh đầu vào đa dạng, thì việc lựa chọn môn thi và hình thức thi phù hợp là điều hết sức quan trọng. Cũng vào thời điểm năm 2011, theo chỉ đạo của Ban giám đốc ĐHQGHN, Khoa Sau đại học và Trường Đại học Kinh tế đã phối hợp thực hiện nghiên cứu trong đề án đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực. Phương thức tuyển sinh mới này đã lần đầu tiên được Khoa Sau đại học đề nghị áp dụng đối với tuyển sinh đào tạo thạc sĩ BĐKH vào tháng 9/2011.

Trong các năm từ 2011 đến kì thi tuyển sinh đợt 1 năm 2014, thí sinh dự thi ngoài môn thi tiếng Anh theo quy định chung, sẽ phải thực hiện một bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) và bài thi Phỏng vấn. Môn thi ĐGNL được thiết kế theo dạng thức thi GRE (Graduate Record Examinations) của tổ chức ETS (Educational Testing Service) nhằm đánh giá tư duy logic, khả năng suy luận ngữ nghĩa, suy luận định lượng, các kĩ năng phản biện và năng lực lập luận với hai công cụ chính là Toán và Ngôn ngữ tiếng Việt. Môn thi Phỏng vấn được thực hiện thông qua việc xem xét trước hồ sơ và đối thoại trực tiếp với từng thí sinh, qua đó đánh giá được năng lực học tập, năng lực ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, đối thoại và những hiểu biết, nhận thức cơ bản ban đầu về BĐKH. Hình thức tuyển sinh này được đánh giá là phù hợp với đặc thù liên ngành, với đầu vào đa dạng của chương trình, tạo điều kiện lựa chọn các học viên phù hợp tham gia chương trình.

Từ kì thi tuyển sinh đợt 2 năm 2014 đến nay, môn thi ĐGNL được thực hiện theo dạng thức mới do ĐHQGHN ban hành và bài thi Phỏng vấn được thay bằng bài thi viết môn "Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Góp phần nâng cao vai trò của đại học trong ứng phó thông minh với BĐKH

- Bà có đánh giá như thế nào về chất lượng các khóa đào tạo của Chương trình?

Từ năm 2011 đến nay, chương trình đào tạo thạc sĩ BĐKH của Khoa Các khoa học liên ngành đã liên tục tuyển sinh được 8 khoá với khoảng 400 học viên, qui mô tuyển sinh 40-60 học viên/năm. Hiện có gần 250 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và nhận bằng thạc sĩ. Tham gia chương trình này, người học được trang bị kiến thức về BĐKH, các biện pháp giảm nhẹ tác động và thích ứng với BĐKH phục vụ chiến lược, chính sách phát triển bền vững ở phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phương; được trang bị các kỹ năng xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH, tư vấn hoạch định chính sách và chiến lược phục vụ cho phát triển bền vững; từng bước làm chủ tri thức và ứng dụng sáng tạo kiến thức được trang bị vào giải quyết các vấn đề thực tế; được rèn luyện tư duy lập luận và tư duy logic trong việc nêu vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hệ thống dưới góc nhìn liên ngành.

Báo cáo nhóm

Đến nay, một số nhóm nghiên cứu, nhóm tư vấn đã được hình thành và đạt những thành công nhất định trong lĩnh vực truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về ứng phó BĐKH, phổ biến các mô hình phát triển bền vững, tham gia các hoạt động tư vấn cộng đồng, xây dựng và tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo ngắn hạn…

Ý tưởng của ĐHQGHN về sự ứng phó dựa trên tri thức, khoa học, sự hiểu biết và những thích ứng linh hoạt, mềm dẻo với BĐKH được đánh giá như một cách ứng xử thông minh và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. ĐHQGHN đã phát huy tốt lợi thế của đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam, tiên phong trong đào tạo nhân lực và phát triển các ngành khoa học mới liên quan đến BĐKH và phát triển bền vững, từ đó kết nối gần hơn với cộng đồng để chung tay hợp sức tìm ra những cách thích ứng thông minh với các vấn đề mang tính toàn cầu.

- Hướng phát triển chương trình đào tạo này trong tương lai là gì, thưa bà?

Trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và rút kinh nghiệm những hạn chế của chương trình, chúng tôi vẫn thường xuyên thực hiện những điều chỉnh, cập nhật để chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới. Bên cạnh việc điều chỉnh bổ sung nội dung mới trong môn học, môn học mới trong chương trình, chúng tôi cũng hết sức chú trọng tới phát triển đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp dạy và học để đạt hiệu quả.

Nhằm tăng cường tổ chức đào tạo thạc sĩ theo hướng cung cấp phương pháp, kĩ năng và công cụ cho người học trong nhận diện và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh do BĐKH, đặc biệt là tại các địa phương, trong năm 2018 vừa qua, Khoa Các khoa học liên ngành đã xây dựng đề án và được ĐHQGHN cho phép đào tạo thạc sĩ BĐKH theo định hướng ứng dụng. Đối với chương trình này, chúng tôi sẽ thực hiện tại các địa phương đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực 3 Tây (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) và các vùng kinh tế trọng điểm. Hiện nay chúng tôi đã thỏa thuận hợp tác với các cơ sở đào tạo đại học tại Lào Cai, Tây Nguyên, Trà Vinh và Hải Phòng để triển khai tuyển sinh và tổ chức đào tạo trong những năm tới.

Đáp ứng nhu cầu của nhiều thạc sĩ đã tốt nghiệp, đồng thời tiếp tục phát triển khoa học về BĐKH ở tầm cao hơn, trong thời gian vừa qua Khoa Các khoa học liên ngành đã triển khai và hoàn thành việc xây dựng đề án mở chương trình đào tạo tiến sĩ Biến đổi khí hậu. Đề án dự kiến trình ĐHQGHN trong tháng 11 và kì vọng sẽ bắt đầu tuyển sinh trong năm 2019. Mong muốn tha thiết của chúng tôi là sau 4 đến 5 năm nữa sẽ cung cấp cho xã hội những nhân lực đầu tiên có văn bằng tiến sĩ Biến đổi khí hậu, có năng lực và trình độ sẵn sàng phục vụ cho công cuộc ứng phó với BĐKH với mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Mặc dù có thực hiện những bước đi mới trong phát triển chương trình, nhưng chúng tôi luôn ý thức được việc đảm bảo chất lượng chương trình là vấn đề cốt lõi, không thể lơ là coi nhẹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các yếu tố đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo.

Chúng tôi mong muồn tiếp tục nhận được sự phối hợp, cộng tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, của các nhà khoa học, giảng viên, cộng tác viên để tiếp tục phát triển chương trình xứng với tầm vóc và kì vọng.

- Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này!

Thực tế môn Truyền thông Biến đổi khí hậu tại Lào Cai

Thăm vườn khí tượng trong khuôn khổ chuyến thực địa liên ngành năm 2017

Thực địa tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Thực địa tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình

Nguồn tuyển sinh vào chương trình Thạc sĩ BĐKH khá rộng, bao gồm: những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chuyên môn về biến đổi khí hậu; cán bộ quản lý, hoạch định chính sách ở các bộ ngành thuộc trung ương và các sở ngành ở địa phương có liên quan; cán bộ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển, sinh kế và cộng đồng; các chuyên gia đang làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái; cán bộ công tác trong các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông,… những người vào học có thể xuất phát từ các lĩnh vực đào tạo cử nhân khác nhau: tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, luật…

 Các tin liên quan:

- Kỷ niệm 15 năm truyền thống Khoa Sau Đại học và ra mắt Khoa Các khoa học liên ngành

- Tiên phong đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu

- Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) Hoesung Lee thăm và làm việc tại ĐHQGHN

- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học

- ĐHQGHN có 20 tân thạc sĩ chương trình Biến đổi khí hậu

- Chuyến khảo sát thực tế đầu tiên của học viên lớp thạc sĩ Biến đổi khí hậu Khóa 1

 Sinh Vũ, Ảnh: Đức Thắng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   |