Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Kiểm tra thực địa đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu”
Cuối tháng 10/2018, Văn phòng Chương trình Tây Bắc, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viên nghiên cứu Lâm Sinh thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức đoàn kiểm tra thực địa tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu”.

Đề tài Sâm Lai Châu thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Chủ nhiệm đề tài là Thạc sỹ Lâm sinh Phạm Quang Tuyến.

Đoàn kiểm tra do GS.TSKH Dương Ngọc Hải – Phó Chủ nhiệm chương trình Tây Bắc dẫn dầu, đã nhận được sự phối hợp của các sở, ban ngành hữu quan của huyện Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung và cơ quan chủ trì đề tài là Viện nghiên cứu Lâm sinh.

Sâm Lai Châu hay còn gọi là cây tam thất hoang là một trong những loài cây dược liệu quý hiếm có những đặc tính, tác dụng gần giống với Sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, loài cây này được săn lùng và chào bán trên thị trường với giá rất cao, giá thị trường của loại cây này hiện nay dao động từ 5-20 triệu/1kg, tuỳ theo tuổi và kích thước củ. Tại địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Sâm Lai Châu phân bố tự nhiên ở độ cao 1900m trở lên, đây cũng là khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc La Hủ thuộc các bản Sín Chải B và Sín Chải C, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Cuộc sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn do địa hình xa xôi, hiểm trở, cộng thêm tập quán canh tác lạc hậu, người dân nơi đây cần một loại cây đặc hữu có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao để cải thiện cuộc sống. Mặc dù điều kiện tự nhiên và đất đai của khu vực này rất phù hợp để cây Sâm Lai Châu sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên, việc bảo tồn giống gốc của loài cây này đang gặp nhiều khó khăn do người dân bản địa chưa nhận thức được hết giá trị của chúng. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu” được kỳ vọng sẽ góp phần gián tiếp bảo tồn và phát triển loài Sâm Lai Châu tại Việt Nam, nâng cao đời sống và giúp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở khu vực vùng cao biên giới.

Đến nay, qua kiểm tra thực địa cho thấy, tập thể thực hiện đề tài đã thực hiện được ¾ tiến độ theo Thuyết minh khi đã xây dựng được mô hình trồng cây Sâm Lai Châu dưới mái che và dưới tán rừng. Để có được kết quả này, nhóm thực hiện đề tài đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của độ che sáng, độ cao, độ tàn che, mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây.  

 

Thạc sỹ Phạm Quang Tuyến, Chủ nhiệm đề tài chia sẻ, trong quá trình triển khai đề tài, tập thể đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chương trình Tây Bắc, ĐHQGHN, Sở Khoa học Công nghệ Tỉnh Lai Châu, đặc biệt là chính quyền địa phương huyện Mường Tè, Ủy ban Nhân dân xã Pa Vệ Sủ và những người dân tại bản Sín Chải B. Về tiến độ, ông Tuyến cho biết các hộ gia đình thuộc bản Sín Chải B đã tham gia nhiệt tình vào việc trồng mô hình. Mặc dù vậy, đồng bào dân tộc ở đây tuy sống gắn bó với rừng, nhưng tập quán sản xuất còn mang tính du canh du cư nên việc tập trung sản xuất theo hướng thâm canh cao vẫn còn hạn chế, dẫn đến vấn đề bố trí lao động gặp khó khăn. Bên cạnh đó, khí hậu diễn biến thất thường thất thường, đặc biệt là tình trạng mưa lũ nghiêm trọng trong hai năm 2017 và 2018 đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây giống, tiến độ đề tài, từ đó chi phí phát sinh thêm khá nhiều.

Ông Dương Đình Đức - Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu, đơn vị sẽ tiếp nhận cơ sở dữ liệu sau khi đề tài được hoàn thành, cho biết Sâm Lai Châu là loại cây có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao biên giới của Lai Châu, chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh Lai Châu và Sở KHCN tỉnh Lai Châu rất quan tâm đến việc phát triển loại cây này tới các doanh nghiệp và tổ chức có quan tâm. Trong thời gian tới, Sở KH CN Lai Châu phối hợp chặt chẽ với chương trình để có thể quản lý chặt chẽ các nghiên cứu của các nhà khoa học.

Về kết quả kiểm tra thực địa của đề tài KHCN-TB.16C/13-18, GS.TSKH Dương Ngọc Hải – Trưởng đoàn kiểm tra kết luận: Hiện nay dự án “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu” đang đến giai đoạn chuẩn bị kết thúc. Trong đợt kiểm tra này, đoàn kiểm tra kết quả thực tế ngoài hiện trường và triển khai ở hai địa điểm là phường Đông Phong, TP Lai Châu và bản vùng cao Sín Chải ở độ cao 1900m của huyện Mường Tè. Qua kiểm tra cho thấy tập thể thực hiện đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đã triển khai cơ bản bám theo nội dung đã đăng ký của đề tài, đó là triển khai các mô hình nhân giống Sâm gốc bản địa cũng như khả năng trồng xen canh, cũng như trồng thâm canh, tưới tiêu, bón phân đối với cây Sâm Lai Châu. Trong thời gian tới, nhóm thực hiện đề tài cần phải tiếp tục hoàn thiện và theo dõi những công đoạn cần phải kiểm tra; bởi tuổi sinh trưởng thực tế của cây Sâm Lai Châu là khoảng 5-6 năm, chính vậy, chỉ trong 2-3 năm thực hiện đề tài thì chưa thể đánh giá hết được triển vọng của cây. GS. Hải cũng cho biết cùng với việc thực hiện đề tài thì các nhà khoa học cần quan tâm hơn nữa về việc phối hợp chặt chẽ với địa phương, để sau khi thực hiện đề tài thì chuyển giao kết quả một cách thực chất, để địa phương có thể tiếp nhận các kết quả cũng như triển khai những thành tựu mà mô hình đã đạt được.

 

 Thùy Trang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   |