Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nguyên Tổng Giám đốc UNDP: Việt Nam không nên tập trung phát triển đô thị ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
Chiều ngày 9/11, Diễn đàn Hà Nội 2018 do ĐHQGHN phối hợp Quỹ Giáo dục và Cao học Hàn Quốc (KFAS) tổ chức đã chính thức diễn ra với sự tham gia của gần 500 đại biểu là lãnh đạo/cựu lãnh đạo của các quốc gia, các chính khách, các diễn giả và các nhà khoa học.

Nhân dịp này, Cổng Thông tin ĐHQGHN đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Helen Clark - nguyên Thủ tướng New Zealand, nguyên Tổng Giám đốc UNDP.

Bà Helen Elizabeth Clark - Nguyên Thủ tướng New Zealand, nguyên Tổng Giám đốc UNDP

- Bà đánh giá như thế nào về thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam hiện nay?

Bối cảnh thế giới hiện nay rất đáng lo ngại. Tôi cho rằng, những hành động chống biến đổi khí hậu mà chúng ta thực hiện là chưa đủ so với những mong muốn mà các bên đưa ra tại Hiệp định Paris.

Thời gian để chúng ta đạt được các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững đang ngày bị thu hẹp. Nếu cộng đồng quốc tế không đưa ra và thực hiện những hành động quyết liệt hơn, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn được những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu mà chúng ta đã được cảnh báo từ lâu.

Những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu là các quốc gia nghèo và một số lượng đáng kể người dân ở đây sẽ phải di rời hoặc tị nạn nội địa. Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhưng lại là một trong những nơi chịu tổn thương lớn nhất của biến đổi khí hậu, ảnh hướng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội như mực nước biển, xâm nhập mặn, lũ lụt, các cơn bão nhiệt đới tăng lên...

- Thông điệp mà bà muốn truyền tải khi dự Diễn đàn Hà Nội 2018 là gì?

Những thông điệp chính mà tôi muốn chuyển tải ở diễn đàn này đó là mức độ cam kết của Thỏa thuận Paris, làm thế nào kìm hãm sự nóng lên của toàn cầu ở dưới 2 độ C, nếu lý tưởng nhất là 1,5 độ C. Nhưng hiện tại, các quốc gia lại không làm được điều đó mà lại đang có xu thế vận hành làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên hơn 3 độ C. Và đây quả thật đây là một thảm họa của thế giới, vì thế mọi quốc gia phải có cam kết quả quyết hơn, mạnh mẽ hơn đối với giảm phát thải khí nhà kính; đồng thời phải hỗ trợ các quốc gia đang phát triển để họ thích ứng được, giảm thiểu phát thải nhà kính, và việc này cần phải làm nhanh.

Trong thỏa thuận Paris, các quốc gia đang phát triển đã cam kết gia tăng hỗ trợ tài chính là 100 tỷ USD/năm, từ nay đến 2020, duy trì đến 2025 để duy trì nỗ lực về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng đến nay, hỗ trợ tài chính vẫn chưa thấy đâu. Chính vì thế, hai vấn đề mà tôi muốn kêu gọi là thích ứng và giảm thiểu đối với biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng.

- Khi các nước chưa đi đến thỏa thuận thống nhất thì các quốc gia dễ tổn thương như Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Vậy bà có thể chia sẻ một số mô hình của New Zealand trong việc chống biến đối khí hậu?

Tôi nghĩ việc ứng phó đối với biến đổi khí hậu cần phải được tích hợp vào kế hoạch phát triển quốc gia và tôi chắc chắn Việt Nam đã làm được điều này rồi.

Giống như Việt Nam, New Zealand có đường bờ biển rất dài, chúng tôi có nhiều vấn đề dễ bị tổn thương như gia tăng mực nước biển, thường xuyên gánh chịu các cơn bão với cường độ lớn. Bộ Tài nguyên và Môi trường New Zealand đã đưa ra hướng dẫn mới, trong đó khuyến cáo người dân hạn chế xây dựng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng ở mức gần nhất có thể với biển là bao nhiêu – tức là khoảng cách phải an toàn, nếu không sẽ dễ gặp thiệt hại về nhà cửa, vật chất và hạ tầng nếu có thiên tai xảy ra.

Việt Nam cũng cần cẩn trọng, không nên tập trung phát triển đô thị ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó, sản xuất lương thực của Việt Nam cũng cần được cảnh báo thận trọng vì sự xâm nhập mặn của nước biển hiện là vấn đề lớn, ảnh hưởng nhiều tới diện tích đất canh tác của Việt Nam, cho nên Việt Nam nên xem xét mức độ thích ứng như thế nào của ngành nông nghiệp là phù hợp nhất với tình huống bây giờ.

New Zealand cũng dựa nhiều vào nông nghiệp, những hiện tượng khó lường của thời tiết cũng là vấn đề rất lớn. Cho nên chúng tôi tập trung xây dựng hệ thống thông tin thời tiết thật tốt để hỗ trợ cộng đồng những người nông dân để họ ứng phó tốt hơn với sự kiện bất thường của thời tiết cực đoan. Tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này của chúng tôi cũng như nên lựa chọn những loại giống cây có thể chịu mặn tốt hơn.

- Bà đánh giá như thế nào về sáng kiến tổ chức Diễn đàn Hà Nội 2018 của ĐHQGHN?

Tổ chức Diễn đàn Hà Nội của ĐHQGHN là một trong những sáng kiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.

Tôi cho rằng, với lợi thế là đại học hàng đầu của Việt Nam, việc ĐHQGHN đăng cai tổ chức Diễn đàn Hà Nội là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách trong nước và thế giới chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, bàn thảo để đưa ra các giải pháp tối ưu trong ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Những chuyên môn được chia sẻ giữa các học giả Việt Nam và quốc tế trong sự kiện này sẽ giúp Việt Nam có kế hoạch tốt hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Về khía cạnh giảm thiểu, tôi nghĩ Việt Nam cũng cần tìm ra giải pháp như chuyển nhiên liệu hóa thạch sang nguồn nhiên liệu tái tạo bền vững hơn, thân thiện với môi trường hơn.

Trân trọng cảm ơn bà!

Các tin liên quan trên website ĐHQGHN:

- Diễn đàn Hà Nội 2018: Cộng hưởng trí tuệ vì mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu

Diễn đàn Hà Nội 2018: Hướng đến Phát triển bền vững – Ứng phó Biến đổi khí hậu để đảm bảo bền vững và an ninh

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu

ĐHQGHN và KFAS: Ký kết thỏa thuận tài trợ cho Diễn đàn Hà Nội 2018

Diễn đàn Hà Nội - Sáng kiến của ĐHQGHN góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

 Sinh Vũ, Thùy Trang - Ảnh: Ngọc Tùng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   |