Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội thảo khoa học “Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam”
Hướng tới kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất tướng công Nguyễn Công Trứ, ngày 24/11/2018, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thứ kỷ XIX.

Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TS Nguyễn Hữu Đức chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo còn có Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN Nguyễn Văn Kim cùng các nhà nghiên cứu đến từ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn và một số trường đại học khác, đại diện dòng họ Nguyễn Công ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQGHN phát biểu khai mạc hội thảo khoa học "Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hóa Việt Nam"

Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, hội thảo lần này sẽ tập trung phân tích, làm sáng tỏ bối cảnh chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Thông qua đó, phác dựng và thấy rõ hơn hình ảnh và những đóng góp của Nguyễn Công Trứ với vương triều Nguyễn, với thời đại. Qua Nguyễn Công Trứ, chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về mối liên hệ và tác động qua lại giữa chính trị với các yếu tố xã hội, kinh tế, giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức cũng cho rằng, hội thảo sẽ đạt được nhiều kiến giải mới, sâu sắc về học thuật, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực, hữu ích cho việc hoạch định các chính sách phát triển bền vững, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh khẳng định, Hà Tĩnh là quê hương của nhiều danh nhân, chí sỹ, nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đó. Cuộc đời tướng công Nguyễn Công Trứ luôn là đề tài lớn để các nhà khoa học, các nhà văn hoá tìm tòi, nghiên cứu. Hội thảo Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thứ kỷ XIX với những khám phá mới mẻ về cuộc đời, sự nghiệp của ông sẽ tô đậm thêm công lao và đóng góp của danh nhân đối với đất nước. Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống văn hoá cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Tham gia hội thảo lần này có 52 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đến từ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sài Gòn, Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Văn học dân gian Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Ninh Bình…

Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã được nghe 3 tham luận với cách tiếp cận sâu hơn, rõ hơn về tư tưởng, tài năng và con người văn chương Nguyễn Công Trứ.

Tham luận “Tư tưởng tự do mang tầm thời đại” của Tiến sỹ Đặng Duy Báu - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tiếp cận tư tưởng tự do cùng tư duy tìm cái mới của Nguyễn Công Trứ và phân tích tầm ảnh hưởng của tư tưởng này tới các phong trào yêu nước về sau của dân tộc.

TS Đặng Duy Báu trình bày tham luận "Tư tưởng tự do mang tầm thời đại"

Tiến sỹ Đặng Duy Báu cho rằng: "Tất cả cuộc đời của Nguyễn Công Trứ quy tụ ở triết lý tự do "quân tử bất khí" với sức sống ngang tàng, mãnh liệt và những khía cạnh phóng khoáng đa chiều" và "Điều đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ là tự do đồng hành với trung quân, mẫn cán".

Tham luận "Nguyễn Công Trứ với biển – Tư duy và hành động” của GS.TS Nguyễn Văn Kim – Phó Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV đã phân tích sâu về tư tưởng, hoạt động của Nguyễn Công Trứ qua những biểu hiện của ông trong sự nghiệp dinh điền và bảo vệ an ninh các vùng biển đảo. Qua đó, khẳng định Nguyễn Công Trứ là người có tư duy khai mở, đột phá về kinh tế. Chính tư duy này đã đưa ông trở thành một những những nhân vật toàn năng, nhà kinh tế tài năng, lập nhiều công tích lớn trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX.

Ở một góc độ khác, tham luận “Trường hợp Nguyễn Công Trứ với lý luận đọc văn học”của GS.TS Trần Nho Thìn - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN lại đem đến những lý giải về con người văn chương của Nguyễn Công Trứ. Khẳng định, giữa sáng tác và cuộc đời Nguyễn Công Trứ hàm chứa khối mâu thuẫn lớn và đưa ra nhận định: Sáng tác của một nhà nho trung đại như Nguyễn Công Trứ cho thấy sự vận dụng lý luận liên văn bản và lý thuyết tiếp nhận cho văn học trung đại Việt Nam một cách linh hoạt, sáng tạo. Điều quan trọng là, cần phân biệt con người tác giả bên ngoài đời và con người tác giả trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ".

Sau phiên toàn thể, hội thảo đã chia thành 2 tiểu ban:

Tiểu ban 1 - “Nguyễn Công Trứ với văn học, văn hóa, gia đình, quê hương và dòng tộc” với các tham luận như: “Phác thảo về hình ảnh của một cán bộ tư duy ở cấp chiến lược” của GS.TS Trần Ngọc Vương, TS. Nguyễn Thanh Thủy (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); “Chủ nghĩa nhân văn trong thơ ca Nguyễn Công Trứ” của PGS.TS Phạm Công Nhất (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); “Nguyễn Công Trứ: Nhìn lại từ quê hương xứ sở” của TS. Lê Hiến Chương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội); “Nguyễn Công Trứ với thời đại – đôi điều suy ngẫm” của NNC. Đỗ Gia Hùng, HVCH. Hà My (Trường ĐH Nguyễn Trãi).

Tiểu ban 2 - “Nguyễn Công Trứ với lịch sử, chính trị, tư tưởng và thời đại” với các tham luận như: “Nguyễn Công Trứ trong lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của GS.TS Nguyễn Văn Khánh, ThS. Trần Xuân Hùng (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); “Doanh điền sử Nguyễn Công Trứ - nhà khẩn hoang tài ba ở nửa đầu thế kỉ XIX” của PGS.TS Đào Tố Uyên (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội); PGS.TS Trần Thị Hạnh (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); PGS.TS Phan Ngọc Huyền (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).

GS.TS Trần Nho Thìn - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN đã phát biểu kết luận bế mạc sau phiên toàn thể và thảo luận của 2 tiểu ban. Những tham luận bàn về các hoạt động kinh tế gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng biển đảo phản ánh hướng suy nghĩ mới, hiện đại về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ và sự cần thiết tiếp nhận, tham khảo các vấn đề và cách thức đối phó với các vấn đề biển đảo đó ở thời điểm hiện tại.

Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo "Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hóa Việt Nam"

 

 Thùy Dương - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   |