Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội thảo quốc tế về Phát triển dịch vụ trị liệu trong công tác xã hội ở Việt Nam
Ngày 20/12/2018, Trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN phối hợp với Cục Bảo Trợ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “ Phát triển dịch vụ trị liệu trong Công tác xã hội ở Việt Nam”.

Hội nhập kinh tế sẽ mang lại những bước phát triển tột bậc cho nền kinh tế quốc gia nhưng đồng thời cũng sẽ nảy sinh nhiều hơn các vấn đề xã hội. Đặc biệt, do đặc thù là một đất nước chịu nhiều tàn dư của chiến tranh khiến nhiều người bị tàn tật, bị chất độc màu da cam, xã hội còn nhiều vấn nạn chưa được giải quyết như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn bạo hành, ngược đãi. Bên cạnh đó, số người làm nghề mại dâm hay nghiện ma túy cũng ngày càng tăng lên. Từ đó dẫn đến số người cần được trị liệu hoặc giáo dục trị liệu trong cả nước ngày càng lớn.

TS.Bùi Văn Linh – Phó vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác HS-SV, đại diện Cục bảo trợ Bộ Lao động Thương binh & XH phát biểu khai mạc tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHGD TS. Nguyễn Thị Hương khẳng định tầm quan trọng của nghề CTXH trong trong việc hỗ trợ, trợ giúp những đối tượng yếu thế thuộc diện chính sách và các đối tượng phải đối mặt với những vấn đề nan giải, hướng tới tăng cường sự tham gia của các bên liên quan như gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong đó, không thể thiếu vai trò của các nhà CTXH, nhân viên CTXH trong hoạt động trị liệu và giáo dục trị liệu.

Trường ĐHGD với vai trò là đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về khoa học giáo dục (trong đó có các lĩnh vực: công tác xã hội và phát triển cộng đồng, tham vấn học đường, tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên) đã thực hiện nhiều đề tài thuộc, dự án hợp tác quốc tế trong cùng lĩnh vực có tầm ảnh hưởng nhất định trong giới học thuật và cộng đồng.

 

TS.Nguyễn Thị Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHGD trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo

PGS.TS.Nguyễn Thị Như Trang – Trường ĐHKHXH&NV trình bày tham luận tại hội thảo

Khi nhắc đến CTXH, người ta không thể không nhắc tới hoạt động trị liệu và giáo dục trị liệu của nhân viên CTXH. Đây là những khái niệm không mới trên thế giới, tuy nhiên khái niệm này còn khá mới và chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Hoạt động trị liệu là dùng các đánh giá và điều trị để phát triển, phục hồi, hoặc duy trì các kỹ năng sống và công việc hàng ngày của những người có rối loạn về thể chất, tinh thần, hoặc nhận thức (gọi chung là người được trị liệu) nhằm hướng đến mục tiêu người được trị liệu sẽ gia tăng sự độc lập chức năng, tăng cường sự phát triển và ngăn ngừa tàn tật. Từ đó, người được trị liệu sẽ từng bước thích ứng với công việc hay môi trường để đạt được sự độc lập tối đa và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong hoạt động trị liệu có nhiều phương pháp và hình thức khác nhau tùy theo đối tượng trị liệu và mức độ phù hợp bao gồm: Ngôn ngữ trị liệu, Vận động trị liệu, Tâm lý trị liệu, Giáo dục trị liệu, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục hòa nhập

 

Về mặt thực tiễn, hoạt động trị liệu và giáo dục trị liệu của nước ta cũng đã được hình thành rất sớm. Tuy nhiên, hoạt động trị liệu thiên về các dịch vụ y tế, giáo dục trị liệu thiên về giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo về giáo dục trị liệu chuyên nghiệp, có chăng đó là sự lồng ghép trong chương trình đào tạo của các ngành khác nhau như: Tâm lý học, Giáo dục đặc biệt, Công tác xã hội… Chính vì vậy, hội thảo đã được các nhà khoa học, nhà thực hành CTXH, nhà trị liệu cùng bàn bạc để đưa ra một hệ thống thuyết, cơ sở lý luận, giải pháp phát triển các dịch vụ trị liệu trong CTXH ; kinh nghiệm phát triển trị liệu trong CTXH tại một số nước phát triển; đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình  trị liệu trong CTXH đang được triển khai tại các  cơ sở dịch vụ công cũng như các cơ sở dịch vụ khác. Hội thảo cũng đã bàn đến một khung cơ sở pháp lý về phát triển các dịch vụ trị liệu trong công tác xã hội có thể hình thành và ứng dụng để đem lại hiệu quả cụ thể thiết thực dựa trên kinh nghiệm của Singarpore và kinh nghiệm của Mỹ.

Kỷ yếu của Hội thảo đã tuyển chọn được 41 bài viết tập trung vào ba chủ đề:

- Thực trạng hoạt động dịch vụ trị liệu và giáo dục trị liệu trong CTXH ở Việt Nam hiện nay. 

- Phát triển các dịch vụ và hoạt động giáo dục trị liệu trong CTXH ở Việt Nam

- Những cơ hội và thách thức trong việc phát triển dịch vụ gáo dục trị liệu trong CTXH ở Việt Nam

Tại hội thảo, các cơ sở bảo trợ xã hội như Trung tâm trẻ khuyết tật Việt Hàn, Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An cũng đưa ra mô hình hoạt động trị liệu tại cơ sở và đề xuất những giải pháp để hoạt động trị liệu ngày càng hiệu quả hơn.

GS.Tiong Tan đến từ Đại học Khoa học xã hội Singarpore cho biết, dịch vụ trị liệu của Singarpore tập trung vào trị liệu tại gia đình trong đó mấu chốt là dựa vào điểm mạnh của thân chủ, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình theo văn hóa Á Đông.

GS.TS.Tiong Tan trình bày về kinh nghiệm phát triển dịch vụ trị liệu của Singarpore

Nhà thực hành CTXH Trần Đình Tuấn với nhiều năm kinh nghiệm làm trị liệu tại bang Califonia (Mỹ) đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu để giúp công tác xã hội Việt Nam có thể rút ngắn được quá trình chuyên nghiệp hóa trong dịch vụ trị liệu.

Nhà thực hành CTXH Trần Đình Tuấn đã có bài trình bày tâm huyết tại hội thảo

TS. Nguyễn Hồng Kiên - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm CTXH và Phát triển cộng đồng – Trường ĐHGD nhận định, kết quả của hội thảo đã tạo thêm nền tảng lý luận và thực tiễn nhằm phát triển công tác xã hội trường học cũng như công tác xã hội cộng đồng, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyên nghiệp hóa CTXH ở Việt Nam trong giai đoạn tới đây.

 

Theo các cơ quan y tế, Việt Nam có khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc màu da cam. Theo Hội Chữ Thập đỏ, Việt Nam có  khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam. Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động làm 9.173 người bị nạn .Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. Còn theo thống kê mới đây nhất của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, hiện nay, số người cần trợ giúp xã hội trên cả nước chiếm trên 20% tổng dân số, trong đó có 8,5 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180.000 người nhiễm HIV được phát hiện, gần 170.000 người nghiện ma tuý, hơn 15.000 người bán dâm; khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; khoảng 2,7 triệu đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và một số nhóm đối tượng cần trợ giúp khác, con số này đang có xu hướng tăng lên.Trong bối cảnh đó, theo kinh nghiệm quốc tế, nghề công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển an sinh xã hội quốc gia.

>>> Thông tin liên quan:

- Trung tâm Công tác Xã hội và Phát triển cộng đồng

- Mở rộng hướng đào tạo các ngành Công tác xã hội với các đối tác Nhật Bản

- Ngày công tác xã hội thế giới lần thứ 18 tại Hà Nội

- Công tác xã hội vì hạnh phúc của mọi người

 

 Nguyễn Hồng Kiên, VNU UED - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   |