Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Chương trình Tây Bắc: Kiểm tra thực địa đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà”
Ngày 16/4/2019, Chương trình Tây Bắc, ĐHQGHN đã tổ chức đoàn kiểm tra thực địa tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đối với đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà” do GS.TS. Trần Văn Chứ - Trường Đại học Lâm nghiệp làm Chủ nhiệm tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Tham gia Đoàn kiểm tra của Chương trình có PGS.TS Trương Vũ Bằng Giang – Phó trưởng Ban Khoa học Công nghệ, Thư ký khoa học Chương trình Tây Bắc; ThS. Nguyễn Thị Minh Phương – Chánh Văn phòng Chương trình Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm Chương trình; GS.TS Trương Quang Học – chuyên gia theo dõi chuyên môn cho đề tài.

Lưu vực sông Đà trên lãnh thổ Việt Nam có diện tích 26.800 km2 thuộc địa phận các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Phân bố trên vùng đầu nguồn rộng lớn vừa cao vừa dốc, lưu vực sông Đà có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của của Bắc bộ. Trong những năm qua, mặc dù có những hỗ trợ của nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế trong việc phát triển các mô hình quản lý rừng bền vững, mô hình canh tác trên đất dốc... một số mô hình phát triển sinh kế trên quy mô nhỏ mà chưa có những mô hình phát triển sinh kế bền vững đặc trưng ở vùng đầu nguồn.

Đề tài hướng tới đạt được các mục tiêu cụ thể: Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà; Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá các mô hình phát triển sinh kế bền vững ở lưu vực sông Đà; Đề xuất thí điểm một số mô hình phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào cácn tộc trong khu vực nghiên cứu; Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển sinh kế bền vững lưu vực sông Đà, phát triển và nâng cao hiệu quả sinh kế cho đồng bào các dân tộc lưu vực sông Đà.

Tại buổi thực địa, nhóm nghiên cứu đề tài đã giới thiệu mô hình Nông - Lâm kết hợp tại xã xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Trước khi đặt mô hình, gia đình ông Hà Văn Thành (người dân trực tiếp thực chứng mô hình) đã có vườn trồng các cây: thanh long tím, cam và ổi. Nhờ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tham gia mô hình, gia đình ông đã trồng thêm các cây lâm nghiệp là giổi và trám. Giổi và trám được trồng ở đây là loại ghép mắt (ghép nhánh cây trưởng thành trên cây chủ trồng mới từ hạt) nên thời gian cho hạt/quả rút ngắn từ 9 - 10 năm (trồng từ hạt) xuống còn 2 - 3 năm. Các loại cây này có khả năng sống, thích nghi với môi trường cao, có vòng đời lớn. Cùng với chuyển đổi cây trồng, nhóm nghiên cứu cũng tư vấn và hỗ trợ gia đình ông Thành xây dựng hồ trữ nước, phục vụ tưới cho cây trồng kết hợp thả cá. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của mô hình RVAC (rừng – vườn – ao – chuồng).

 Đoàn kiểm tra đánh giá cao việc đưa một số loại cây lâm nghiệp với hiệu quả kinh tế cao và thời gian thu hoạch được rút ngắn, trồng bổ sung vào mô hình nông nghiệp như cây giổi ghép, trám ghép. Các loại cây lâm nghiệp này thích hợp với đất đồi và đất rừng cũng như giúp giữ đất, giữ nước tốt và chống xói mòn đất. Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra cũng đề nghị nhóm thực hiện đề tài cần tiếp tục đánh giá hiệu quả, đặc biệt có số liệu định lượng của mô hình để làm căn cứ cơ sở cho việc đánh giá, nghiệm thu đề tài tới đây. Cùng với việc thực hiện đề tài thì các nhà khoa học cần duy trì việc phối hợp chặt chẽ với địa phương, để địa phương có thể tiếp nhận các kết quả triển khai những thành tựu mà mô hình đã đạt được cũng như nhân rộng/lan tỏa mô hình, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Hồ trữ nước, phục vụ tưới tiêu và kết hợp nuôi cá

 Nhóm nghiên cứu đề tài chụp ảnh cùng đoàn kiểm tra của ĐHQGHN

 

Các tin liên quan:

- Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng IOT và BigData trong theo dõi sức khoẻ cộng đồng và công tác dịch tễ

- Chương trình Tây Bắc: Cây Macca và những triển vọng chế biến sâu

- Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ lấy nước kiểu ngầm cho tỉnh Lào Cai

- Chương trình Tây Bắc: Nhiều đề tài triển khai tại Lào Cai có tác động tốt đến hoạch định chính chính sách của tỉnh

- [Video]Chương trình Tây Bắc tại Sơn La: Tăng năng suất ngô thông qua xử lý hạt giống bằng nano kim loại

- [Video] Chương trình Tây Bắc: Tập huấn QTKT xử lý giống và mô hình canh tác ngô bằng nano kim loại

- [Video] Thiết kế chế tạo máy thức ăn dự trữ cho đại gia súc và Dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối

 

 Sinh Vũ - Ảnh: Bằng Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   |