Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nghề lưu trữ: Gìn giữ kho tàng tri thức nhân loại
Cùng với dòng chảy của thời gian, tài liệu lưu trữ đã trở thành một loại cổ vật đặc biệt, cần được nâng niu, gìn giữ, bởi nó hàm chứa trong mình những thông điệp từ quá khứ. Với mong muốn nối dài sức sống cho tài liệu lưu trữ, xã hội cần phải có một nghề, đó là nghề lưu trữ. Đây là nghề giúp Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn và lưu giữ những văn bản và giấy tờ, hình ảnh, bộ phim, bản vẽ, hồ sơ… một cách khoa học và trật tự nhằm phục vụ kịp thời cho các nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Nghề lưu trữ góp phần gìn giữ kho tàng tri thức của nhân loại qua các thời kỳ.

Lưu trữ - lĩnh vực quan trọng của nhà nước và xã hội

Tài liệu lưu trữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Không một quốc gia, dân tộc, cơ quan hay tổ chức, cá nhân nào lại không có nhu cầu về ý thức lưu giữ lại những dấu tích về nguồn gốc, về lịch sử, về những gì đã qua, bời một lẽ đơn giản: quá khứ chính là hiện tại vừa qua đi, hiện tại và tương lai đều được xây dựng nên từ quá khứ.

“Những dấu tích về nguồn gốc, về lịch sử của các quốc gia, dân tộc, cơ quan, tổ chức thường được lưu lại qua các hiện vật (đối tượng của ngành Bảo tàng) hoặc được ghi chép trong các cuốn sách (đối tượng của ngành Thư viện), nhưng lưu lại nhiều nhất là qua các văn bản, giấy tờ, tài liệu (đối tượng của ngành Lưu trữ). Điều đặc biệt là, trong ba đối tượng trên, các văn bản, giấy tờ luôn được coi là “dấu tích”, minh chứng có độ tin cậy cao nhất, bởi chúng được hình thành từ hoạt động của các cơ quan, tổ chức; được kiểm duyệt qua các quy trình, thủ tục chặt chẽ và được đảm bảo bằng những yếu tố pháp lý, khó giả mạo (như thể thức, con dấu, chữ ký…)” – PGS.TS Đào Đức Thuận (Trưởng khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) chia sẻ.

Trên thực tế, tài liệu lưu trữ vô cùng hữu ích với mỗi quốc gia, dân tộc, cơ quan, tổ chức. Đối với quốc gia, tài liệu lưu trữ giúp chứng minh chủ quyền, xác định mốc biên giới trên đất liền, hải đảo; xây dựng đường lối, định hướng phát triển đất nước; duy trì và mở rộng quan hệ ngoại giao; hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng miền; cung cấp thông tin về truyền thống văn hóa của quốc gia, dân tộc, vùng miền… Với mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tài liệu lưu trữ giúp cho hoạt động của các tổ chức này được thông suốt.

Lưu trữ học với tư cách là ngành khoa học giúp lưu giữ những tài liệu về quá khứ nhằm phát huy giá trị của chúng trong cuộc sống hiện tại và tương lai nên vừa mang tính cơ bản vừa mang tính ứng dụng cao. Người học ngành này sau khi tốt nghiệp ở bậc đại học sẽ biết cách tổ chức hoạt động lưu trữ của một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp; thực hiện các nghiệp vụ về văn thư như: quản lý văn bản, quản lý và sử dụng con dấu, soạn thảo văn bản, lập hồ sơ; thành thạo các nghiệp vụ lưu trữ như: thu thập, tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu. Mặt khác, đây cũng là ngành khoa học hiện đại bởi lẽ tài liệu lưu trữ rất đa dạng: tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim, tài liệu ghi âm và tài liệu ở dạng điện tử… Để lưu trữ những tài liệu đó, cần áp dụng các phương pháp vừa truyền thống, vừa hiện đại. Chính vì vậy, ngành Lưu trữ học phải liên tục cập nhật những phương pháp mới và giảng dạy những môn học mới như: Lưu trữ số, Lưu trữ cơ sở dữ liệu, Công nghệ lưu trữ…

Cơ sở đào tạo tiên phong và truyền thống hàng đầu cả nước về lưu trữ học

Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN là cơ sở đào tạo Lưu trữ học bậc đại học đầu tiên ở Việt Nam, đã có lịch sử hơn 50 năm (từ 1967). Khoa cũng là nơi tiên phong, đi đầu và đứng đầu trong cả nước về nghiên cứu và đào tạo Lưu trữ học. Khoa là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo ngành Lưu trữ ở cả 3 bậc học: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và là nơi cung cấp giảng viên về Lưu trữ học cho các cơ sở đào tạo về Lưu trữ học trong cả nước. Khoa hiện có đội ngũ giảng viên có trình độ cao gồm 12 giảng viên cơ hữu và hàng chục giảng viên kiêm nhiệm, 100% có trình độ sau đại học, trong đó 80% có học vị từ Tiến sĩ và chức danh GS, PGS trở lên, nhiều giảng viên tốt nghiệp ở nước ngoài như Nga, Đức, Pháp…

Hiện tại, chương trình đào tạo Lưu trữ học của Khoa được tổ chức theo học chế tín chỉ, bao gồm nhiều khối kiến thức. Khối kiến thức chung với các môn như: Triết học Mác – Lênin, Tin học, Ngoại ngữ… Khối kiến thức của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học… Khối kiến thức của khối ngành gồm: Lưu trữ học đại cương, Thông tin học đại cương và nhóm ngành Văn thư – Lưu trữ - Bảo tàng như: Quản lý văn bản, Quản trị thông tin, Luật hành chính Việt Nam… Và quan trọng nhất là khối kiến thức của ngành Lưu trữ học với nhiều học phần như: Tổ chức khoa học tài liệu, Tổ chức bảo quản tài liệu, Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ… Ngoài các khối kiến thức trên, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng bổ trợ khác gồm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình…

Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng có quan hệ truyền thống và sâu rộng với các Trung tâm Lưu trữ lịch sử quốc gia và địa phương của Việt Nam, nhiều bộ, ngành ở trung ương và địa phương, nhiều tổ chức và doanh nghiệp lớn, cơ sở đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực lưu trữ như các Trung tâm lưu trữ quốc gia I, III, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội…; các đối tác nước ngoài như: Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhờ mối quan hệ trên, nên sinh viên của Khoa dễ dàng được nhận vào tham quan, kiến tập, thực tập trong suốt quá trình học tập, thậm chí tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Một điều đáng mừng nữa là, sinh viên của Khoa, nếu có điểm học tập và rèn luyện tốt, hoặc có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vươn lên, thì sẽ có rất nhiều cơ hội nhận được học bổng cả ở trong và ngoài nước theo quy chế chung của ĐHQGHN; học bổng từ các quan hệ đối tác của Trường, của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Thực tế cho thấy, chỉ tính riêng học bổng nước ngoài, hằng năm số lượng sinh viên nhận học bổng từ nguồn này lên đến hàng chục suất với trị giá lên đến 500 USD/suất.

Trên 90% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp

Theo PGS.TS Đào Đức Thuận, do lưu trữ là một lĩnh vực quan trọng của nhà nước và xã hội nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Lưu trữ học rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia (I, II, III, IV) – nơi lưu trữ những tài liệu quan trọng nhất của đất nước, các cơ quan Lưu trữ của Đảng, Đoàn, Công đoàn (từ trung ương đến địa phương); 63 Trung tâm Lưu trữ lịch sử tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Đặc biệt, họ có thể làm ở bộ phận hành chính, văn thư, lưu trữ ở hàng ngàn cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ta hiện nay. “Các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài đều rất cần nhân lực trong lĩnh vực lưu trữ, song tất nhiên khối các cơ quan doanh nghiệp này có sự đòi hỏi thêm một số yêu cầu, chẳng hạn như các kỹ năng mềm và ngoại ngữ”, PGS.TS Đào Đức Thuận cho biết.

Cho đến nay, cả nước chỉ có 3 cơ sở đào tạo trình độ Cử nhân Lưu trữ học là hai Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc ĐHQGHN và ĐHQG Tp.HCM), và Trường ĐH Nội vụ Hà Nội với số lượng sinh viên hạn chế, chỉ khoảng 300 sinh viên/năm. Chính vì vậy mà nguồn nhân lực về lưu trữ luôn thiếu. Theo số liệu thống kê của Phòng Chính trị và Công tác sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp của Khoa có việc làm trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp khoảng trên 90%.

Những năm gần đâu, ngành Lưu trữ được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Năm 2011, Quốc hội đã ban hành Luật Lưu trữ - văn bản quy phạm pháp luật cao nhất điều chỉnh lĩnh vực lưu trữ ở nước ta và nhiều văn bản quản lý khác trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cho xây dựng hệ thống cơ quan quản lý ngành từ trung ương đến địa phương; đầu tư xây dựng nhiều kho tàng hiện đại, nâng cấp các thiết bị lưu trữ ở mức tối đa có thể, số hóa các tài liệu quý hiếm và quan trọng nhằm lưu giữ, bảo quản và phát huy tối đa nhất giá trị của tài liệu. Ngoài ra, công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực lưu trữ, chính vì vậy ngành này sẽ ngày càng được đánh giá cao và trở nên hấp dẫn hơn đối với xã hội.

 Minh Đức - VNU-USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   |