Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Việt Nam học – Chặng đường 30 năm
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN có đơn vị tiền thân là lập Trung tâm Phối hợp nghiên cứu Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1989.

 

Trong quá trình xây dựng và phát triển, năm 2004, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam học hiện đại trong tình hình mới của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc ĐHQGHN, tiếp tục triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học về Việt Nam học theo hướng liên ngành trên nền tảng của Khu vực học.

Từ đó đến nay, sự phát triển của Viện đã đưa sự nghiệp hợp tác, nghiên cứu Việt Nam từ một sáng kiến của một trường đại học, một tập thể nhà khoa học lên tầm vóc quốc gia.

Viện đã bắc nhịp cầu hữu nghị đậm chất văn hóa và học thuật đã mở ra những bến bờ mới ở khắp các châu lục, trực tiếp mở đường cho sự ra đời của ngành Việt Nam học dựa trên nền tảng Khu vực học ở cả Việt Nam và ở nước ngoài, được đánh dấu bằng chuỗi các Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học.

Đặc biệt, sau thành công của Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ 2 và để ghi dấu sự trưởng thành của ngành Việt Nam học nước nhà, ngày 16 tháng 11 năm 2004, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học và giao cho Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức thực hiện và tiếp đến năm 2012 là chương trình đào tạo Tiến sĩ Việt Nam học.

Mục tiêu của chương trình đào tạo sau đại học về Việt Nam học là đào tạo những Thạc sĩ, Tiến sĩ nắm vững và vận dụng tốt phương pháp nghiên cứu khu vực, có kiến thức bao quát, toàn diện về các vấn đề liên quan đến Việt Nam, trên cơ sở đó có khả năng lý giải mối quan hệ tương tác giữa các hiện tượng xã hội, đồng thời có khả năng đi sâu nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về không gian văn hoá - xã hội từng vùng của Việt Nam với tư cách là một đối tượng nghiên cứu tổng hợp. Có thể nói, chuyên ngành Việt Nam học có vị thế và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đào tạo ra các chuyên gia có phông kiến thức rộng về đất nước, con người Việt Nam, biết làm việc trong môi trường liên ngành và sử dụng thành thạo các kỹ năng nghiên cứu đa ngành, liên ngành, tư vấn chính sách cụ thể phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá Việt Nam, nghiên cứu, tư vấn chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo,…

- Là đơn vị nghiên cứu cơ bản phục vụ chính sách và tư vấn ở cấp Trung ương và địa phương

Trong những năm gần đây, Viện đã tư vấn cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ban ngành và địa phương các vấn đề mang tầm quốc gia như: Tư vấn cho Ủy ban Dân tộc trong việc triển khai kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhằm phát triển và phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Tư vấn cho Ban Chỉ đạo Tây Bắc trong việc kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHXH&NV nhằm phát triển và phát triển bền vững các cộng đồng cư dân khu vực Tây Bắc, Tư vấn cho Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trong việc triển khai các chính sách về thanh thiếu niên Việt Nam trong thời điểm hiện nay, Tư vấn chính sách một số vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 21 do Văn phòng Chính phủ đặt hàng GS.TS. Phạm Hồng Tung; Tư vấn về cơ sở lịch sử và thực tiễn về vấn đề chủ quyền quốc gia nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Thông tin, Truyền thông; Tư vấn về các vấn đề liên quan đến biến đổi môi trường, sinh thái; Tư vấn phát triển bền vững du lịch biển đảo của GS.TS Trương Quang Hải; Tư vấn về công tác nữ trí thức cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh,…

 Kỷ niệm 20 năm thành lập TT Hợp tác nghiên cứu Việt Nam

- Là đơn vị nghiên cứu uy tín phục vụ xác lập chủ quyền biển đảo

Từ năm 2007, theo hợp đồng với Ủy ban Biên giới Quốc gia, Viện chủ trì đề tài “Tổng hợp, đánh giá các nguồn tư liệu Việt Nam và phương Tây về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa” thuộc Đề án 79 của Bộ Ngoại giao. Đề tài không chỉ cung cấp nguồn tư liệu phong phú, xác thực và vô cùng quý giá để khẳng định chủ quyền thật sự, lâu dài và liên tục của Việt Nam, mà còn đưa ra nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn chỉnh bộ hồ sơ pháp lý, phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại các vùng biển đảo của Tổ quốc. Hiện nay, theo chỉ đạo của ĐHQGHN, Viện được giao làm đầu mối triển khai nhiệm vụ “Xây dựng bộ tư liệu chuẩn quốc gia về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”; sưu tầm, tập hợp, hệ thống và nghiên cứu các nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; nhóm nghiên cứu mở rộng triển khai các đề tài về lịch sử cư dân, văn hóa, đặc trưng kinh tế, xã hội… các vùng biển, đảo phục vụ chiến lược ổn định lâu dài và phát triển bền vững biển đảo Việt Nam.

- Trung tâm nghiên cứu uy tín về Thăng Long - Hà Nội

Đây là một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm của Viện trong ba thập niên qua. Từ khi thành lập cho đến nay Viện đã triển khai hàng loạt các chương trình, đề tài nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội. Trên cơ sở đó, năm 2014, nằm trong chương trình phối hợp công tác giữa ĐHQGHN và UBND TP Hà Nội, Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 2014 theo Quyết định số 2999/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN, tiếp tục các chương trình nghiên cứu cơ bản và tổng thể về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội và con người Hà Nội nhằm cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học phục vụ chiến lược phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Năm 2010, Viện đã được ĐHQGHN (phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, UBND thành phố Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) giao trách nhiệm là đơn vị thường trực tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội Văn hiến - Anh hùng - Vì hòa bình”, với tư cách là sự kiện khoa học chính thức trong mười ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 1000 học giả, trong đó có 150 học giả quốc tế. Tiếp đến năm 2014, tổ chức Hội thảo khoa học cấp Thành phố với chủ đề “Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hướng phát triển”.

Đặc biệt, trong chương trình Tủ sách Thăng Long nghàn năm văn hiến (2008-2019) với 137 đầu sách được xuất bản trước và sau lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Viện đã đóng góp trực tiếp gần 30 cuốn sách và tham gia nghiên cứu và biên soạn hơn 20 cuốn sách khác. Một số sản phẩm nghiên cứu của Viện đã xuất bản và được dư luận đánh giá cao, như: Vương triều Lý (1009-1226) (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Hà Nội); Atlas Thăng Long - Hà Nội (GS.TS Trương Quang Hải, Nxb Hà Nội), Lịch sử Hà Nội cận đại (GS.TS Phạm Hồng Tung - PGS.TS Trần Viết Nghĩa, Nxb Hà Nội); Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội (từ thế kỷ XIX đến nay) (PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh, Nxb Hà Nội); Hà Nội học: Cơ sở thực tiễn, nền tảng học thuật và định hướng phát triển (Phạm Hồng Tung, Nxb ĐHQGHN); Địa chí Đông Anh (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật); Vương triều Lê (428-1527) (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Hà Nội),..

- Nghiên cứu Vùng đất Nam Bộ

Để phục vụ các nhiệm vụ chiến lược của đất nước, từ năm 2005 đến nay, Viện đã tiến hành các nghiên cứu cơ bản phục vụ biên soạn các cuốn sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam; Hỏi đáp về vùng đất Nam Bộ; triển khai thực hiện các đề tài Vùng đất Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII; Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ; Các thiết chế quản lý ở Nam Bộ thuộc Chương trình KHCN cấp Nhà nước Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Kết quả của các đề tài này không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, giải quyết những vấn đề phức tạp về biên giới, chủ quyền của đất nước mà còn cung cấp cơ sở cần thiết cho các địa phương xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Một số công trình tiêu biểu: Vùng đất Nam Bộ Quá trình hình thành và phát triển (GS Phan Huy Lê, Chủ biên Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật); Vùng đất đất Nam Bộ thế kỷ XVII - giữa thế kỷ XIX (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Chính trị Quốc gia); Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1858 (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Chính trị Quốc gia); Thoại Sơn trên đường phát triển bền vững (GS.TS Trương Quang Hải, GS.TS Võ Văn Sen, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh),...

- Nghiên cứu khu vực phục vụ phát triển nông thôn và đô thị

Ở lĩnh vực nghiên cứu nông thôn và đô thị, trong những năm qua, các chuyên gia của Viện đã đi sâu nghiên cứu lịch sử biến đổi của làng xã, di sản làng xã, kinh nghiệm tổ chức, quản lý nông thôn, vấn đề đô thị hóa và con đường phát triển của nông thôn hiện nay; quy hoạch đô thị, văn hóa đô thị, vấn đề tổ chức, quản lý đô thị trong lịch sử và mô hình phát triển bền vững đô thị Việt Nam hiện nay.

Viện đã hợp tác với Đại học Quốc gia Tokyo, Nhật Bản thực hiện Chương trình nghiên cứu Bách Cốc liên tục từ năm 1993 đến năm 2008. Đây là chương trình nghiên cứu Khu vực học dài hạn và công phu nhất từ trước đến nay trên phạm vi quốc tế về một làng ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Kết quả của chương trình là hệ thống dữ liệu quy mô, toàn diện về không gian tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của một làng Việt từ truyền thống tới hiện tại, là cơ sở tham khảo quan trọng trong chiến lược hoạch định chính sách phát triển bền vững khu vực nông thôn, nông nghiệp miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Chương trình nghiên cứu Lịch sử khai khẩn vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, hợp tác với Đại học Hiroshima và Đại học Osaka, Nhật Bản (địa điểm điều tra là địa bàn các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình). Đặc biệt, các chương trình nghiên cứu toàn diện và đồng bộ về tự nhiên, lịch sử, dân cư, kinh tế, văn hóa và xã hội một số khu vực mang tính điển hình, làm cơ sở cho phát triển bền vững các quy mô lãnh thổ khác nhau (tỉnh, huyện, xã). Sản phẩm khoa học là các công trình địa chí tiêu biểu, như: Địa chí Nam Định (cấp tỉnh), Địa chí Cổ Loa (cấp xã) và đang thực hiện công trình Địa chí Đông Anh (cấp huyện); Nông thôn và đô thị Việt Nam: Lịch sử, thực trạng và khuynh hướng biến đổi do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên; các công trình nghiên cứu về biến đổi xã hội vùng ven đô của TS Bùi Văn Tuấn,...

- Nghiên cứu và xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới

Trong nhiều năm Viện VNH&KHPT và đơn vị tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa phối hợp chặt chẽ với một số cơ quan khoa học trong nước và quốc tế tiến hành khảo sát, nghiên cứu và trực tiếp tham gia lập hồ sơ trình UNESCO công nhận 3 di sản văn hóa thế giới là: Phố cổ Hội An (1999), Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (2010) và Thành nhà Hồ (2011). Những kết luận khoa học mới đã mở ra nhiều triển vọng khoa học và thực tiễn trong việc bảo tồn di sản, góp phần quảng bá những giá trị lịch sử, văn hoá của các di sản văn hóa quý giá của dân tộc ra thế giới.

- Nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trong hướng nghiên cứu này, Chương trình Thái học Việt Nam đã được tổ chức từ năm 1989, đã qua 8 lần tổ chức Hội nghị Thái học toàn quốc, có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong hơn thập kỷ qua. Kết quả của chương trình là hệ thống tư liệu và các nghiên cứu về văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ của cộng đồng cư dân Thái - Tày - Nùng được xuất bản thành 8 bộ sách có giá trị. Đây là chương trình lớn nhất trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nhân học về một cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, góp phần cung cấp luận cứ cho chính quyền địa phương và Chính phủ trong công tác hoạch định chính sách ổn định lâu dài và phát triển bền vững vùng miền núi, biên giới phía Bắc.

- Đơn vị đào tạo hàng đầu chương Việt Nam học sau đại học

Thực hiện chức năng của một Viện nghiên cứu trong ĐHQGHN, Viện VNH&KHPT là cơ sở đầu tiên và là một trong hai cơ sở của cả nước (cùng với Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh) được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, và năm 2012 là chương trình tiến sĩ Việt Nam học. Với đội ngũ giảng viên trong và ngoài ĐHQGHN, bao gồm 31 người, trong đó có 1 viện sĩ, 15 giáo sư, 13 phó giáo sư, 3 tiến sĩ khoa học và 23 tiến sĩ tham gia giảng dạy chương trình sau đại học Việt Nam học từ năm 2005 tới nay. Đặc biệt, Chương trình tiến sĩ Việt Nam học từ 2012 đến nay đã có trên 30 NCS đã bảo vệ luận án ở cấp ĐHQGHN và nhận bằng Tiến sĩ.

Ngoài chương trình đào tạo Việt nam học sau đại học, Viện còn chú trọng phát triển chương trình đào tạo và bổ trợ tiếng Việt cho người nước ngoài phục vụ cho quá trình nghiên cứu và cơ hội giúp các nhà khoa học nước ngoài dễ hòa nhập và hiểu sâu hơn về con người, đất nước Việt Nam. Chương trình này giúp các nhà Việt Nam học có cơ hội đào tạo nâng cao và giới thiệu về con người, về văn hóa, lịch sử đất nước Việt Nam cho bạn bè quốc tế.Tạo sự phát triển bền vững, kết nối toàn cầu với những hợp đồng dạy tiếng Việt của các tổ chức, cơ quan, khu công nghiệp có các cán bộ học viên có nhu cầu học tiếng việt phục vụ công việc, kinh doanh, tìm hiểu văn hóa và con người Việt Nam.

- Là “Cây cầu hữu nghị” đậm chất văn hóa và học thuật giữa các nhà Việt Nam học trong nước và quốc tế

Trong 30 năm qua, với việc tham gia tổ chức 06 Hội thảo quốc tế về Việt Nam học, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển đã trở thành ngôi nhà chung, là “chốn đi về” của hàng nghìn chuyên gia, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên đến từ nhiều quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ với một niềm đam mê chung là học tập, tìm hiểu đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Qua đó, Viện có quan hệ chặt chẽ với nhiều trung tâm, đại học lớn trên thế giới nghiên cứu về các vấn đề khu vực học và Việt Nam học như Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Công nghệ Texas, Đại học Hawaii (Hoa Kỳ), Đại học Quốc gia Tokyo, Đại học Quốc gia Hiroshima, Đại học Kyoto, Đại học Osaka, Đại học Showa, Đại học nữ Nara (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Úc, Đại học Passau, Đại học Humboldt (Đức), Đại học Leiden (Hà Lan), Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Paris 7, Viện Viễn Đông bác cổ (Pháp), Đại học Quốc gia Moskva, Đại học Quốc gia Saint Peterburg (Liên bang Nga)... Nhiều nhà Việt Nam học hàng đầu trên thế giới đã thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu và giảng dạy sau đại học tại Viện, như: cố GS Sakurai Yumio, GS Kerkvliet Benedict John, GS David G. Marr, GS Vincent J. Houben, GS Furuta Motoo, GS Rüdiger Korff, GS In Sun Yu,…. Một số công trình hợp tác nghiên cứu cụ thể như: Nghiên cứu về đồng bằng hạ châu thổ sông Hồng, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam truyền thống và đổi mới (phối hợp giữa Nhật Bản, Hà Lan, Việt Nam); Nghiên cứu về những người Việt Nam mới (chương trình nghiên cứu giữa các nhà khoa học Nhật Bản, Úc và Việt Nam); Nghiên cứu thực trạng và khuynh hướng phát triển của đô thị Việt Nam (phối hợp giữa Đức, Việt Nam); Nghiên cứu nhân học khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, khu vực biên giới Việt - Lào (phối hợp giữa Thụy Điển, Lào, Việt Nam); Chương trình gia phả, địa bạ (phối hợp giữa Pháp, Úc, Việt Nam); Xây dựng bộ giáo trình và bộ bài thi kiểm tra năng lực tiếng Việt chuẩn quốc tế cho người nước ngoài (Phối hợp với CH Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản); Nghiên cứu các đô thị cổ, kinh đô cổ như Hội An, Tây Đô, Thăng Long, Phố Hiến, Domea, Hải Phòng, Quảng Yên, Vinh, Cao Bằng, Đồng Hới (phối hợp giữa Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Việt Nam); Quản lý tài nguyên nước và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh (WAMADE), Đại học Katholieke Leuven (Vương Quốc Bỉ); Quản lý tài nguyên nước và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh (WAMADE), Đại học Katholieke Leuven (Vương Quốc Bỉ); Tầng lớp trung lưu mới nổi ở miền Bắc Việt Nam: Quá trình biến đổi từ đại học đến đi làm, Viện Kinh tế Phát triển (Nhật Bản); Quản lý tài nguyên nước và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh (WAMADE), Đại học Katholieke Leuven (Vương Quốc Bỉ), Tầng lớp trung lưu mới nổi ở miền BắcViệt Nam: Quá trình biến đổi từ đại học đến đi làm, Viện Kinh tế Phát triển (NhậtBản),...

Có thể thấy chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, thành công lớn nhất của Viện Viện Nam học và Khoa học phát triển là đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ sứ mệnh của một Viện khoa học quốc gia về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chiến lược phục vụ chính sách trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Viện đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế. Thành công của Viện VNH&KHPT đã góp phần khẳng định chủ trương đúng đắn của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tập trung xây dựng ĐHQGHN thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và chủ trương của Lãnh đạo ĐHQGHN trong việc xây dựng Viện VNH&KHPT thành một viện nghiên cứu quốc gia mạnh trực thuộc ĐHQGHN; khai thác được thế mạnh tổng hợp của cơ chế liên thông, liên kết, sử dụng chung nguồn nhân lực khoa học và cơ sở vật chất theo chủ trương chung của ĐHQGHN. Ngày càng trở thành đầu mối thu hút sự hợp tác văn hóa khoa học của các chuyên gia Việt Nam học trên Thế giới và trong nước. Có thể coi đây là thành công của một mô hình Viện nghiên cứu trong hệ thống giáo dục đại học, tuy không mới trên thế giới, nhưng lại rất mới mẻ với Việt Nam.  

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN hiện có 03 nhóm nghiên cứu:

(1) Nhóm nghiên cứu Khu vực học;

(2) Nhóm nghiên cứu Khoa học phát triển;

(3) Nhóm nghiên cứu Hà Nội học và Phát triển Thủ đô.

Là một Viện nghiên cứu thành viên trong ĐHQGHN, với sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, đi đầu trong nghiên cứu khoa học về chiến lược, chính sách về các vấn đề liên quan tới Việt Nam học và khoa học phát triển theo định hướng cơ bản, liên ngành và định hướng ứng dụng. Trong tiến trình 30 năm xây dựng và phát triển, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển luôn phát huy thế mạnh của ĐHQGHN đã và đang thực hiện xuất sắc sứ mệnh trở thành một đơn vị nghiên cứu khoa học liên ngành và đào tạo chuyên gia đầu ngành đạt trình độ quốc tế về Việt Nam học theo hướng Khu vực học liên ngành và Khoa học phát triển có uy tín trong cả nước, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thế giới.

 

 TS. Bùi Văn Tuấn - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   |