Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
VNU – UED: 20 năm phát triển vì sự nghiệp đào tạo cán bộ giáo dục
Với sứ mệnh đào tạo giảng viên, giáo viên cho các bậc học, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giáo dục và cán bộ nghiên cứu về khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục đã và đang triển khai mô hình đào tạo mở - mô hình đào tạo liên thông, kết hợp (a+b) trong một đại học đa ngành, đa lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Cùng với các trường đại học thành viên trong ĐHQGHN, Nhà trường có hợp tác với các cơ sở đào tạo danh tiếng trong và ngoài nước, huy động đội ngũ giảng viên đầu ngành khoa học cơ bản tham gia vào đào tạo sư phạm theo triết lý “Người thầy trước hết phải là một chuyên gia” và tinh thông về nghề sư phạm.

 

Một quyết định mang tính lịch sử

 

Khoa Sư phạm (tiền thân của Trường Đại học Giáo dục) chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Việc thành lập Khoa Sư phạm đánh dấu sự ra đời một mô hình đào tạo giáo viên mới trong hệ thống giáo dục Việt Nam - mô hình đào tạo mở hướng tới sự liên thông, liên kết trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Để ghi nhận và phát triển mô hình đào tạo tiên tiến, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 441/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 4 năm 2009 thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm. Trường Đại học Giáo dục đã trở thành thành viên thứ 6 trong ngôi nhà chung ĐHQGHN.

 

 

Từ một tổ chức tinh gọn (2 phòng chức năng, 4 bộ môn), vận hành theo cơ chế mở, linh hoạt, huy động được sức mạnh tổng hợp trong và ngoài ĐHQGHN nhưng thực hiện được khối lượng lớn các hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, phục vụ cộng đồng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của đơn vị cũng như của toàn ĐHQGHN. Đến nay, Trường ĐH Giáo dục có 7 phòng chức năng, 5 khoa đào tạo, 5 trung tâm nghiên cứu ứng dụng & triển khai và có trường thực hành sư phạm (Trường THPT Khoa học Giáo dục).

 

Dấu mốc 20 năm và những con số biết nói

 

Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Giáo dục đã có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà.

Hiện nay, Nhà trường đang triển khai đào tạo 31 ngành/chuyên ngành gồm: 16 ngành đào tạo cử nhân, 12 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có 3 ngành mới đào tạo cử nhân là: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Lịch sử - Địa lý và 01 chuyên ngành mới là đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận, phương pháp và Công nghệ dạy học dự kiến tuyển sinh trong năm 2020. Ngoài đào tạo các ngành cử nhân sư phạm truyền thống, Trường ĐH Giáo dục chú trọng đào tạo các ngành/chuyên ngành mới về khoa học giáo dục như: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Tham vấn học đường, Khoa học giáo dục, Quản trị trường học, Quản trị Công nghệ Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục…

Sau 20 năm, Trường Đại học Giáo dục đã tuyển sinh được hơn 5.000 cử nhân, gần 5.000 thạc sĩ, hơn 200 nghiên cứu sinh, bồi dưỡng trên 36.000 lượt cán bộ cho các trường từ mầm non đến đại học về nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục, chuẩn chức danh nghề nghiệp và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn khác. Với tỷ trọng đào tạo sau đại học cao, Nhà trường đã góp phần đào tạo nhiều nhân lực quản lý chất lượng cao cho ngành, nhiều cán bộ quản lý trực tiếp của các cơ quan Trung ương và địa phương cùng nhiều cán bộ trực tiếp làm công tác quản trị các trường.

 

 

Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục Nguyễn Quý Thanh

 

Thực hiện nhiệm vụ tiên phong trong đổi mới đào tạo giáo viên, Trường ĐH Giáo dục đã có những  đổi mới cụ thể trong phương thức và công nghệ dạy học. Nổi bật là chuyển đổi từ phương thức dạy học truyền thống sang phương thức hỗn hợp (Blended learning) với gần 160 khóa học đã được thiết kế và giảng dạy qua Moodle. Bên cạnh đó nhiều công nghệ dạy học mới đã được triển khai như sử dụng video trong phân tích giảng dạy, các thí nghiệm ảo, v.v.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016-2018 Trường ĐH Giáo dục đã thực hiện 12 đề tài cấp Nhà nước, 17 đề tài cấp ĐHQGHN, 45 đề tài cấp cơ sở; 66 bài báo đăng trên các tạp chí Quốc tế thuộc hệ thống danh mục ISI/ Scopus.

Trường ĐH Giáo dục có quan hệ hợp tác chiến lược với hơn 100 trường đại học, viện nghiên cứu trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có 20 đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế được thực hiện trong các lĩnh vực trao đổi sinh viên, giảng viên, đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Những năm gần đây, Trường ĐH Giáo dục tích cực tham gia đóng góp vào việc xây dựng chính sách của Nhà nước, đặc biệt phải kể đến việc đóng góp xây dựng các văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục; Chủ trì xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; Tham gia xây dựng chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non – Những văn bản có ảnh hưởng lớn tới đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của ngành.

 

Hướng tới tương lai

 

Trường ĐH Giáo dục phấn đấu trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu; uy tín trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến ở Việt Nam và trong khu vực; trong đó có một số ngành, lĩnh vực đào tạo đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhà trường chủ động tiếp thu công nghệ đào tạo tiên tiến, tiếp cận chuyển giao các chuyên ngành đào tạo mới, liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài có uy tín để tổ chức triển khai đào tạo các chuyên ngành mới ở Việt Nam; Thực hiện nghiên cứu các vấn đề cấp thiết hoặc đang được quan tâm nhất về giáo dục Việt Nam trên cơ sở đối sánh với tình hình giáo dục quốc tế; Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh về giáo dục phục vụ cho công tác đào tạo, đặc biệt đào tạo sau đại học của Trường.

 

 

Các hướng nghiên cứu mới được triển khai như: Công nghệ giáo dục; Quản lý giáo dục; Quản trị trường học; Tham vấn học đường; Khoa học kiáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Tâm trắc học đường; Đo lường và đánh giá trong Giáo dục tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Báo cáo Giáo dục thường niên Việt Nam; Phát triển chương trình đào tạo; Tự chủ đại học…Các sản phẩm nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, có thể kể đến như: Phần mềm điện thoại đánh giá xu hướng nghề nghiệp của học sinh, Phần mềm trắc nghiệm thích ứng trên máy tính, Phần mềm trợ lý giáo viên ảo.

Trường ĐH Giáo dục chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế trong trao đổi học thuật và nghiên cứu để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm nhằm phục vụ sứ mạng và mục tiêu phát triển của Trường. Nhiều hoạt động hợp tác giữa Trường ĐH Giáo dục và các tổ chức quốc tế được triển khai, trong đó có sự tham gia tích cực của chuyên gia quốc tế đầu ngành như quản lý giáo dục, công nghệ giáo dục, quản trị đại học, tâm lý lâm sàng, công tác xã hội và tâm lý học đường.

 

Thay lời kết

 

Trải qua 20 năm truyền thống Khoa Sư phạm và 10 năm thành lập Trường ĐH Giáo dục, Nhà trường liên tục đạt được nhiều thành quả to lớn về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế rộng khắp để nghiên cứu Khoa học Giáo dục và Khoa học Sư phạm, góp tiếng nói chung của các Nhà giáo dục vào sự phát triển giáo dục nước nhà.

Thành công và đóng góp đó của Trường ĐH Giáo dục đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Trường ĐH Giáo dục và nhiều cá nhân của Trường đã được nhận những danh hiệu cao quý của Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương như: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng  khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đia của ĐHQGHN, Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, Bằng khen của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bằng khen của UNND các tỉnh, thành phố.

Thành công đáng ghi nhận nhất chính là: dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Ban lãnh đạo, văn hoá của một tổ chức đạo đức, chuyên nghiệp và sáng tạo liên tục củng cố; Văn hóa của một tổ chức tạo ra sự đồng thuận, biết học hỏi được hình thành và củng cố.

20 năm chưa phải là nhiều song dưới mái nhà chung ĐH Giáo dục đã hội tụ được các tấm lòng tâm huyết cùng hòa quyện với nhau tạo nên sức mạnh của một tổ chức, báo hiệu cho sự gắn kết bền vững theo tiêu chí “Xây dựng và phát triển”.

 

 

 

 

>>> Các tin bài liên quan:

 

VNU – UED: Chào tuổi 20 đầy sức sống

 

Trường ĐH Giáo dục với 20 năm phát triển mô hình đào tạo giáo viên liên thông

 

 

 Hải Yến - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   |