Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục đại học
Trong xu thế hình thành và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngay ở trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, nền giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và mỗi trường đại học nói riêng sẽ phải không ngừng đổi mới trên mọi phương diện trong đó có mô hình tổ chức theo hướng tự chủ, đổi mới và sáng tạo.

 

Trong xu thế hình thành và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngay ở trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, nền giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và mỗi trường đại học nói riêng sẽ phải không ngừng đổi mới trên mọi phương diện trong đó có mô hình tổ chức theo hướng tự chủ, đổi mới và sáng tạo. 

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã tạo ra sự chuyển đổi ở nhiều hoạt động giáo dục đào tạo như phương pháp giảng dạy, mô phỏng hóa các quy trình, đào tạo trực tuyến, đào tạo xuyên quốc gia, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu, trở thành mục tiêu và phương tiện trong quản lý mọi hoạt động của các trường đại học, nhất là các trường đại học công lập. Giáo dục đại học cũng ngày càng có xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ, nhất là ở các trường đại học có mức độ tự chủ cao. Quá trình này tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong việc tiếp cận nhanh với trình độ quốc tế, trong xu thế đẩy nhanh tự chủ đại học. Xu hướng tự chủ đại học ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã dần rõ ràng hơn, điều kiện tự chủ cao hơn, (Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Luật giáo dục số 43/2019/QH14; Nghị định 99/2019/NĐ-CP). Tuy nhiên, đây vẫn là một quá trình đòi hỏi phải có những bước đi theo một lộ trình nhất định.

1. Vai trò của tự chủ trong giáo dục đại học:

“Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công. (Khoản 1, Điều 3, Nghị định 16); còn Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học).

Với cách tiếp cận trên đây, tự chủ trong giáo dục đại học sẽ là xu thế tất yếu; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy giáo dục đại học phát triển bền vững và mạnh mẽ trong xu hướng hội nhập quốc tế của nền giáo dục Việt Nam. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gồm: (1) Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; (2) Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; (3) Quyền tự chủ về tài chính và tài sản (NĐ99). Do vậy, tự chủ sẽ giúp các trường đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh cho các hệ đào tạo, được tự chủ về học thuật và các hoạt động chuyên môn, tự chủ trong tổ chức, nhân sự và được quyền xây dựng các mức thu học phí và các khoản thu khác. Hơn nữa, sẽ cho phép trường được tự chủ trong việc phê duyệt kế hoạch và chủ động sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp.

Tự chủ còn giúp các trường đào tạo đại học thay đổi tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy, làm việc và sẵn sàng chấp nhận thách thức, tức là không có tư duy bao cấp, cơ chế xin cho, sự trông chờ, từ đó phát huy được sức mạnh của tập thể nhà trường và từng cán bộ, giảng viên.

Tự chủ trong giáo dục đại học không có nghĩa là tự do, không có nghĩa là thương mại hóa giáo dục mà tự chủ giúp cho các trường đại học chủ động trong sự nghiệp phát triển của nhà trường, đẩy mạng thương hiệu và nâng cao chất lượng đào tạo, vươn tầm ra hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và của quốc tế.

Tự chủ giúp thúc đẩy các trường đại học đổi mới trong giảng dạy và quản lý giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Các trường đại học được chủ động thực hiện các mục tiêu, sứ mệnh của đơn vị khi được tự chủ.

Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình, nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định.

2. Xu thế tự chủ trong giáo dục đại học nhìn từ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

(*) Các cơ hội thực hiện tự chủ

Thứ nhất, Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN cũng như các trường đại học thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội, có một số quyền tự chủ cao về học thuật và hoạt động chuyên môn, về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của Chính phủ dành cho các đại học quốc gia và đại học vùng.  

Thứ hai, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng cao, thuộc nhóm 801-1000 trong các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới (theo công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings) của Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE).

(https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/vietnam-national-university-hanoi)

Hình 1: ĐHQGHN được đứng trong nhóm 801-1000 theo công bố của Times Higher Education, THE

Thứ ba, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng “cởi trói” cho các cơ sở đào tạo đại học trong đó có Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học nói chung và tự chủ đại học nói riêng đã từng bước được ban hành, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tự chủ đại học. Một số văn bản pháp luật được sửa đổi, cập nhật kịp thời, hoàn thiện với mục tiêu phù hợp với yêu cầu thực tiến của tự chủ đại học và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học.

Thứ tư, tự chủ trong đào tạo đại học là xu thế tất yếu, là động lực cho các trường đào tạo phát triển bền vững, là yêu cầu cho các cơ quan quản lý đổi mới phương pháp và đồng bộ trong quản trị đại học.

Thứ năm, tiếp tục xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo đại học mới và các chương trình sau đại học theo hướng tự chủ, đảm bảo tương ứng chất lượng đào tạo. Tiếp dục đổi mới các về chuyên môn, hoạt động giảng dạy, hoạt động hành chính và quản trị đại học. Tăng cường hợp tác, trao đổi tín chỉ đối với các cơ sở đào tạo đại học trong nước và quốc tế.

(*) Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN với vấn đề tự chủ

Với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng ủy ĐHQGHN, định hướng và chủ trương  đúng đắn cùng quyết tâm của Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế, sự chỉ đạo quyết liệt của BGH Trường Đại học Kinh tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thời gian qua:

Thứ nhất, hoạt động đào tạo có sự đổi mới và phát triển vượt bậc. Là đơn vị đi đầu trong Đại học Quốc gia Hà Nội khi nhanh chóng triển khai chuyển đổi các chương trình đạo tạo đại học hệ chuẩn lên thành các chương trình đào tạo tự đảm bảo kinh phí, đáp ứng nhu cầu xã hội, thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo. Đến năm 2020, bên cạnh các chương trình cử nhân hệ chuẩn, Trường Đại học Kinh tế đã xây dựng và triển khai 06 chương trình đào tạo đại học (chiếm 100% các chương trình đào tạo đại học) đáp ứng Thông tư 23 của Bộ  Giáo dục và Đào tạo như: QTKD, TCNH, KTQT, Kinhte, Kế toán, KTPT; các chương trình đào tạo thạc sĩ thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo như: QTCN&PTDN, QTCTCTC, Kinh tế biển, Chính sách công và phát triển; mở rộng các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh; tăng cường tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các chương trình đào tạo liên kết, hợp tác quốc tế để từng bước “quốc tế hoá” các chương trình đào tạo.

Thứ hai, các hoạt động nghiên cứu khoa học hợp tác phát triển được đẩy mạnh, tạo môi trường khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN, nhất là từ doanh nghiệp. Công tác phát triển triển tổ chức KH&CN (nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN,phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp KH&CN, Quỹ KH&CN,...) và công tác cải cách hành chính, đổi mới quản lý hoạt động KH&CN được quan tâm thực hiện, các ấn phẩm khoa học, bài báo quốc tế tăng mạnh đặc biệt là các bài báo đăng trên CSDL ISI/Scopus (từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2020: 123 bài). Với tổng số đề tài NCKH tại trường từ năm 2016 đến nay là 98 đề tài các cấp trong đó Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN chú trọng phát triển và đã chuyển giao 23 kết quả nghiên cứu khoa học đến nhiều cơ quan, địa phương, bộ ban nghành khác nhau, góp phần nâng cao thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và của Trường Đại học Kinh tế nói riêng.

Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tổ chức triển khai 74 Hội thảo quốc tế đặc biệt  05 các dự án quốc tế với các tổ chức như:

1.

Dự án hợp tác xây dựng và phát triển các tài liệu/học liệu phối hợp với Dow Chemical

2.

Dự án cho vay không lãi suất Thriive

3.

Dự án K.I.T.F.E.M (Dự án về Tri thức và Đổi mới sáng tạo tại các thị trường mới nổi)

4.

EM4FIT- Dự án quản lý về khởi nghiệp để thúc đẩy sáng tạo và phát triển tài năng (Entrepreneurial Management for fostering innovation and talents)

5.

Dự án đổi mới số và công nghệ tài chính nhằm hiện đại hóa và phát triển chương trình đào tạo ở các trường ở Việt Nam và Phillipin (Financial Technology and digital innovation to modernise and develop curricula of Vietnamese and Philippines Universities / TRUST)

Thứ ba, bộ máy tổ chức, nhân sự  của nhà trường đã được phát triển, đổi mới cho phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Bộ máy tổ chức, hệ thống văn bản quản trị được tổ chức theo hướng tương thích dần với yêu cầu quốc tế hóa, gắn chặt với đào tạo theo nhu cầu xã hội, đảm bảo vận hành đồng bộ và hiệu quả. Công tác quản trị nguồn nhân lực của Trường đã và đang được đổi mới theo quan điểm quản trị đại học tiên tiến, hướng tới quốc tế hóa. Do đó, nguồn nhân lực của Trường đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của Nhà trường trong bối cảnh mới

Thứ tư, bước đầu thực hiện đẩy mạnh các chương trình đào tạo đại học tự đảm bảo kinh phí, nâng cao khả năng tự chủ, Trường Đại học Kinh tế đã từng bước, có trọng điểm đối với hoạt động đầu tư đảm bảo chất lượng đào tạo như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới hệ thống giảng dạy, tạo môi trường hiện đại cho hoạt động quản lý,  giảng dạy, học tập, và nghiên cứu của giảng viên và người học. Các khu giảng đường được cải tạo khang trang, trang thiết bị phục vụ giảng dạy ở giảng đường được đầu tư mới (Hồ Tùng Mậu, Việt Úc, E4), sắp xếp, cải tạo khu làm việc, trang bị máy tính khối cơ quan (E4); chú trọng xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu.

Thứ năm, phát triển nguồn thu: Ngoài nguồn thu từ học phí, Trường có các nguồn thu khác từ các hoạt động: (1) tài trợ học bổng cho sinh viên của các doanh nghiệp, các tổ chức bên ngoài; (2) Tài trợ cho các dự án nghiên cứu; (3) Thu từ họat động liên kết đào tạo với tổ chức bên ngoài cả trong và ngoài nước; (4) Thu từ cung ứng dịch vụ về nghiên cứu khoa học... các nguồn thu này có xu thế tăng nhanh.

Ngoài các nguồn thu bên ngoài bằng tiền, trường còn xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài nhằm mục đích phối hợp hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo của Nhà trường dựa trên cơ chế hợp tác cùng có lợi như: i) hỗ trợ sinh viên trong việc tổ chức đi thực tập thực tế; ii) Đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên; iii) Phối hợp tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu giữa Doanh nghiệp với nhà trường... Đây là một trong những hoạt động thu hút mạnh mẽ sự tham gia của các đơn vị bên ngoài.

Thứ sáu, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính, từng bước nâng cao thu nhập cán bộ, giảng viên: Tất cả dự toán các hoạt động đều được rà soát chặt chẽ, phù hợp với hoạt động và nhu cầu phát triển của Trường. Tất cả các định mức chi đều được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường hoặc quy chế chi tiêu riêng của các hoạt động được quy định chi tiết từng nội dung, nhiệm vụ chi và mức chi trên cơ sở các văn bản nhà nước hiện hành để thực hiện. Thu nhập cán bộ trong giai đoạn 2015-2020 có chút biến động, nhưng mức độ tăng thu nhập bình quân vẫn đạt 10% vượt mức kế hoạch đề ra (4-6%)

3. Một số khó khăn, thách thức trước yêu cầu tự chủ đại học của Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Hoạt động tự chủ đại học chịu ảnh hưởng của nhiều văn bản Luật như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Viên chức, Luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (được thay thế bởi Luật về quản lý sử dụng tài sản công từ 1/1/2018) và các luật về thuế, tài chính; các nghị định của Chính phủ, Điều lệ trường đại học và các văn bản quy phạm pháp luật khác… Hơn nữa các quy định cụ thể cho các cơ sở đào tạo đại học công còn chưa rõ ràng, chưa chi tiết cụ thể để làm cơ sở thực hiện. Các trường trong đó có Trường Đại học Kinh tế hiện chưa rõ được các quyền tự chủ của mình, vì vậy sự nhận biết và triển khai còn nhiều lúng túng, không đồng nhất.

Mức độ cạnh tranh trong công tác tuyển sinh các bậc đào tạo, các ngành học ngày càng mạnh mẽ không chỉ giữa các trường công lập, mà cả giữa các trường công lập với các trường tư thục. Thực tế từ kết quả tuyển sinh các chương trình đào tạo sau đại học của Trường trong những năm qua đã cho thấy điều này.

Cơ sở vật chất của Trường luôn được quan tâm, đầu tư tốt nhất trong khả năng tài chính của Trường, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên, cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo các yêu cầu cơ sở vật chất cho công tác tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các khu giảng đường vẫn phải đi thuê ngoài đồng nghĩa với việc Trường thiếu sự chủ động nhất định và phải phân bổ nguồn lực để chi trả cho hoạt động này.

Kết quả tăng nguồn thu trong những năm qua chủ yếu là  tăng từ nguồn thu học phí các chương trình đào tạo tự đảm bảo kinh phí và tăng quy mô đào tạo, nguồn thu từ chuyển giao nghiên cứu khoa học còn hạn chế.

Thu nhập của cán bộ, giảng viên đã được quan tâm, chi trả thu nhập tăng thêm theo hình thức 3P (được quy định chi tiết trong QCCTNB), tuy nhiên vẫn chưa được như kỳ vọng để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực giảng dạy, nghiên cứu chất lượng cao.

4. Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục đại học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện khung khổ pháp lý. Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước nên sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới luật. Các vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học công lập cần được làm rõ, nhất là quy định về các nội dung được tự chủ, phạm vi tự chủ, điều kiện và quyền được tự chủ đại học, cùng với đó là trách nhiệm của các tổ chức trong cơ sở giáo dục đại học. Nhà nước cũng cần xây dựng Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc hướng dẫn thu, thu hút, huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị tự chủ, các chính sách ưu đãi cho người học, chính sách thuế, nội dung chi cho khoa học công nghệ theo Nghị định 99/2014/NĐ-CP và Nghị định 73/2015/NĐ-CP

Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên và nhất là theo những chính sách đặc thù và quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn, về tổ chức bộ máy và nhân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội nên sớm ban hành văn bản kịp thời quy định hoặc hướng dẫn chi tiết cụ thể đến các đơn vị thành viên, trong đó có các quy định làm rõ các nội dung tự chủ của các đơn vị thành viên phù hợp với mục tiêu chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các quy định của Nhà nước.

Thứ hai: Giao quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, công tác tuyển sinh về cho các trường, để các trường được xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo nhu cầu thị trường và năng lực của mỗi đơn vị. Đổi mới phương pháp quản lý trong đào tạo đại học từ kiểm soát sang giám sát thông qua hệ thống chính sách kiểm định, khuyến khích các cơ sở đào tạo đại học kiểm định theo các chuẩn khu vực và quốc tế.

Thứ ba: Phát huy tối đa hiệu quả nội lực của các cơ sở đào tạo đại học. Cùng với việc thực hiện các quy định, chính sách của Nhà nước, Trường Đại học Kinh tế cũng như các trường đào tạo đại học khác phải không ngừng khai thác và phát huy nội lực tiềm năng của đơn vị, luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản trị đại học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, các mô hình quản trị hiện đại, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế. Quan tâm đến công tác truyền thông, quảng bá các chương trình tuyển sinh của Trường đến với xã hội. Tăng cường sự tham gia, hợp tác của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổ chức xã hội … vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, hỗ trợ các cơ hội việc làm cho người học.

Thứ tư: Gia tăng nguồn thu, đa dạng hóa nguồn thu và xây dựng các phương án tạo nguồn thu bền vững.

Gia tăng nguồn thu từ hoạt động đào tạo: Đẩy mạnh công tác mở mới các chương trình, các chuyên ngành đào tạo tự đảm bảo kinh phí, thu học phí tương ứng với đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng các yêu cầu xã hội; đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

Đa dạng hóa nguồn thu: Thu hút nguồn tài trợ từ bên ngoài; xã hội hóa các khoản chi của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học như: cơ sở vật chất, thực tập thực tế, kỹ năng mềm cho sinh viên, nghiên cứu khoa học sinh viên …; đa dạng hóa người học thông qua liên kết với các tổ chức bên ngoài về hoạt động đào tạo; đẩy mạnh hoạt động cung cấp các dịch vụ nghiên cứu khoa học.

Xây dựng các phương án/ dự án để tạo nguồn tài chính bền vững trong tương lai (kể từ khi trường thực hiện tự chủ 100% kinh phí thương xuyên): (1) Tiếp cận nhanh trình độ quốc tế, phấn đấu đạt các chỉ tiêu trong đánh giá, xếp hạng cơ sở đào tạo (như ACBSP - Accreditation Council for Business Schools and Programs - Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh), hướng đến “xuất khẩu” và “nhập khẩu” giáo dục đại học; (2) (Đề xuất VNU tập trung vốn đầu tư kết hợp với tìm kiếm nguồn thu ngoài NS, sớm) hoàn thành công tác đầu tư đồng bộ, toàn diện theo chuẩn của một đại học quốc tế để đưa vào khai thác cơ sở vât chất tại Láng Hòa Lạc đồng thời với khai thác cơ sở vật chất tại khu vực E4; (3) Duy trì và phát huy giá trị phi vật thể của UEB, của VNU để quy tụ nhân tài trong và ngoài nước.

Thứ năm: Đổi mới công tác quản lý, điều hành ở tất cả các khâu, các hoạt động cho phù hợp với các quy định mới của Nhà nước, chiến lược phát triển của Nhà trường, bắt kịp xu hướng hội nhập và tự chủ: như đổi mới công tác Kế hoạch Tài chính, hoàn thiện vị trí việc làm, gắn KPIs với vị trí việc làm … nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho cán bô, giảng viên, tăng lích lũy cho Trường.

Kết luận

Tự chủ đại học đang là xu thế phát triển tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam, là động lực cho các cơ sở đào tạo đại học phát triển bền vững. Đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục đại học giúp cho các Trường đại học sớm có cơ hội đổi mới mạnh mẽ trong giảng dạy, quản trị đại học, cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Hiện nay, tự chủ đại học mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức cho các Trường đại học. Trong phạm vi bài này, tác giả phân tích một số cơ hội và khó khăn thách thức đối với tự chủ đại học nhìn từ góc độ Trường Đại học kinh tế, ĐHQGHN, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm để đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục đại học, vượt qua các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tiếp theo.

 Hồng Hạnh
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   |