Hội thảo do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Đại học Toulouse II, Đại học Nimes et Montpellier III (Cộng hòa Pháp) tổ chức.
Tham dự hội thảo, ngoài các nhà giáo, nhà khoa học của 3 trường, còn có nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học đến từ các bộ, các viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam và các nhà khoa học của Bỉ, Thụy Sĩ, Canada, Campuchia, Thái Lan.
![]() |
GS. Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ĐHQGHN phát biểu tại hội thảo. |
Tiếp đó, các đại biểu đã được nghe các bài phát biểu của Giáo sư Odette Lescarret - Đại học
Sau khi nghe hai bản tham luận tại phiên làm việc chung, các đại biểu đã làm việc tại hai tiểu ban trong suốt hai ngày:
![]() |
Tiểu ban 2: Những vấn đề văn hóa, xã hội nông thôn,với các nội dung:Vai trò của xã hội nông thôn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Lệ làng, hương ước, tôn giáo, tín ngưỡng, xây dựng làng bản, buôn, ấp văn hoá; Các vấn đề về lối sống, tệ nạn xã hội ở nông thôn; Các vấn đề chính sách xã hội đối với nông thôn; Các vấn đề văn hóa tộc người trong quá trình chuyển đổi; Vấn đề giới trong quá trình chuyển đổi; Việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tộc người trong quá trình chuyển đổi…
![]() |
Toàn cảnh hội thảo khoa học quốc tế Nông thôn trong quá trình chuyển đổi. |
Hội thảo là dịp để các chuyên gia, các nhà khoa học và các đại biểu có được sự nhận diện và đánh giá đầy đủ, khách quan hơn thực trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hơn 2 thập niên biến đổi (từ 1986 đến nay). Dưới góc độ liên ngành và đa ngành từ kinh tế học, sử học, xã hội học, tâm lý học đến văn hóa, chính trị học và khoa học quản lý, với cách tiếp tận trên các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn, các nhà khoa học của Việt Nam và nước ngoài đã phân tích và có những kiến giải về nhiều vấn đề liên quan đến nền kinh tế - môi trường, văn hóa, giáo dục và xã hội nông thôn hiện nay.
Hội thảo đã thực sự đã trở thành một diễn đàn học thuật hữu ích để các chuyên gia, các học giả của nhiều quốc gia khác nhau trao đổi, thảo luận về một chủ đề học thuật quan trọng và lý thú không chỉ của Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia có hoàn cảnh tương tự, trước hết là góp phần bổ sung thêm những nhận thức mới và đề xuất những giải pháp phát triển cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi.
|
| ||||
|
|